Thương mại thế giới đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng trao đổi hàng hoá của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước mới công nghiệp hóa. Sự thay đổi chiến lược của các công ty xuyên quốc gia và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu tham gia vào các hoạt động hướng về xuất khẩu và có trình độ công nghệ cao cũng như trở thành một bộ phận của hệ thống sản xuất quốc tế, điều mà các nước này khó có thể đạt được bằng cách khác. Đồng thời, nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm của các nhà cung cấp lớn sẽ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp nhỏ và mới từ các nước đang phát triển vốn không có khả năng và lợi thế cạnh tranh mà hệ thống sản xuất quốc tế đòi hỏi, có thể thâm nhập được vào thị trường. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2002, trong cơ cấu thơng mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% (trong đó các nước Đông và Đông Nam Á chiếm tỷ
trọng cao nhất là 18%, so với Mỹ Latinh 6%, Trung Đông và Bắc Phi 4%...), con số này năm 1985 là 30,3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới (63,5%) nhưng sự thay đổi theo chiều hướng đi lên, cho dù mức độ còn khiêm tốn trong tỷ trọng th- ương mại của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi cũng là một dấu hiệu mới trong thương mại thế giới. Xét một cách riêng rẽ các nền kinh tế thì bên cạnh các nước phát triển, đặc biệt là Đức, Nhật và Mỹ, chính các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mêxico, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia và các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu lại chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 1985 – 2000. Trên thực tế, với mức độ chiếm lĩnh thị phần gần đây, các nền kinh tế đang phát triển vừa nêu trên hiện nay nằm trong số 20 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nói cách khác, những thay đổi lớn đã diễn ra trong cơ cấu thương mại thế giới. Có rất nhiều nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi đã được hởng lợi từ điều đó.
Nguyên nhân của xu hướng này là do các nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, xây dựng hạ tầng quy mô lớn, tăng cường thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả, mở rộng mạng lới kinh doanh quốc gia cho chính các công ty xuyên quốc gia, tham gia sâu rộng vào cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thế giới... Tại các nước mới công nghiệp hoá, các công ty xuyên quốc gia của chính những nước này đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu thành lập công ty xuyên quốc gia ở những nước này là nhằm tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh, khai thác thị trường rộng lớn khu vực và quốc tế, thu đ- ược lợi nhuận cao. Để giành ưu thế trong cạnh tranh, các công ty này
không những hoạt động trên vùng lãnh thổ quốc gia mà còn có cả các chi nhánh hoạt động trên nhiều lãnh thổ khác. Nhờ lợi thế về quy mô và tập trung hoá các nguồn lực, chuyên môn hoá sâu giữa các chi nhánh thành viên mà các công ty xuyên quốc gia có khả năng cạnh tranh toàn diện đối với mọi hình thức trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia của các nước mới công nghiệp hoá thường tổ chức mở rộng các chi nhánh từ các khu vực giáp ranh rồi lan toả sang các khu vực khác, quy mô chi nhánh thường không lớn, thực hiện phân bố địa hình các chi nhánh chủ yếu ở trong khu vực.
Do là những nước đi sau trong việc hình thành và phát triển các công ty xuyên quốc gia nên phần lớn các công ty xuyên quốc gia của các nước mới công nghiệp hoá đều nhanh chóng đi thẳng vào chiến lược kinh doanh đa dạng hoá và kinh doanh theo chiều sâu để thích ứng với xu thế toàn cầu hoá ngày một tăng. Với một mạng lưới chi nhánh rộng lớn sản xuất và tiêu thụ trong khu vực, các công ty này có vai trò thúc đẩy sự phát triển của khoa học – công nghệ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong vùng, do đó nó tận dụng được lợi thế tương đối trước sức cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia thuộc các nước phát triển khác trên địa bàn. Ngoài ra, tập quán tiêu dùng ở các quốc gia trong cùng một khu vực thường có những nét khá tương đồng nên các công ty này chính là một lực lượng lớn đảm bảo khơi dậy các kênh lưu thông giữa các quốc gia, dân tộc được giao dịch thuận lợi, dễ dàng.
Một nguyên nhân khác cũng rất đáng chú ý là trong những năm gần đây, với sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá và sự phổ biến rộng khắp của cách mạng thông tin, nền kinh tế công nghiệp đang trong bước chuyển
nhanh sang nền kinh tế tri thức trong hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới. Chính điều này cho phép các công ty xuyên quốc gia mở rộng mạng lưới chi nhánh toàn cầu. Các công ty xuyên quốc gia không chỉ chú trọng bành trướng về quy mô mà ngày càng thiên về coi trọng nâng cao hiệu suất quản lý. Theo sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại và trao đổi ngày càng gắn bó giữa các quốc gia với nhau, các công ty xuyên quốc gia hoạt động ngày càng rộng khắp với nhiều hình thức thâm nhập vào nhau để mở rộng mạng lưới chi nhánh trên toàn cầu. Trong xu thế đó, các công ty xuyên quốc gia ở các nước mới công nghiệp hoá cũng phát triển mạnh mẽ.
Trên thực tế, các công ty xuyên quốc gia của các nước mới công nghiệp hoá đạt mức tăng trưởng kinh tế kỳ diệu bằng cách xuất khẩu chế phẩm chứ không phải nguyên liệu. Các sản phẩm chế tạo trong khối lượng xuất khẩu ở các nước đang phát triển thời kỳ này cũng được tăng mạnh. Theo đó thị trường thế giới và quan hệ cạnh tranh được mở rộng cả về ph- ương diện lao động và sản phẩm công nghiệp. Các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển đã tìm cách chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ hàng hoá cần nhiều sức lao động sang hàng hoá cần nhiều vốn và công nghệ, tập trung vào những sản phẩm có giá trị phụ gia cao, do đó đủ sức cạnh tranh, tăng tỷ trọng trao đổi hàng hoá của các nớc đang phát triển trên thị trờng thế giới.