Các mô hình quản lý

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 34 - 36)

Với quá trình phát triển mạnh mẽ hiện nay của các công ty xuyên quốc gia, thể chế quản lý chúng cũng có nhiều biến đổi so với thời kỳ trước đây. Những biến đổi đó được diễn ra trước tiên là do có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự thúc đẩy của quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế và công ty xuyên quốc gia bước vào giữa thập kỷ 90 với trạng thái phát triển sôi động và biến đổi sâu sắc – dấu hiệu khởi đầu

cho cuộc cách mạng công ty thực sự ở thế kỷ XXI.

Dựa trên quy mô, mức độ tập trung hóa các nguồn lực trong một thực thể kinh doanh và sự phân chia quyền lực trong tổ chức chỉ đạo tác nghiệp lấy công ty mẹ làm trung tâm, có thể chia thể chế quản lý công ty xuyên quốc gia thành 3 loại:

- Thứ nhất là, loại tập trung cao độ quyền lực quản lý vào công ty mẹ, gọi là thể chế “trung tâm nhất nguyên”, kiểu “Kim tự tháp”.

- Thứ hai là, loại phân tán quyền lực quản lý vào các công ty chi nhánh ở nước ngoài, hoặc vào các ngành nghề khác nhau trong các bộ phận cấu thành công ty. Đây là hình thức “đa trung tâm”, kiểu “mạng lưới” của công ty xuyên quốc gia.

- Thứ ba là, hình thức thể chế kết hợp giữa quản lý tập quyền và đa quyền kể trên được gọi là thể chế “nhị nguyên”.

Cách mạng khoa học – công nghệ đặt ra việc đổi mới phương thức tổ chức quản lý tất yếu đòi hỏi phải có những loại hình cơ cấu tổ chức tương ứng. Những cơ cấu tổ chức quản lý tiêu chuẩn hóa kiểu cổ điển trước đây như: cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến, chức năng, tham mưu – chức năng… tỏ ra không còn hiệu nghiệm nữa. Quản lý theo kiểu “ kim tự tháp” phản ứng chậm chạp đã bắt đầu sụp đổ. Vì dưới chế độ đẳng cấp, việc truyền tin từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên phải qua quá nhiều cửa ải, chẳng những chậm chạp mà còn mất đi tính xác thực của nó. Còn trong xã hội thông tin, sự truyền đạt tin tức cần phải nhanh chóng và chuẩn xác. Điều quan trọng hơn là kỹ thuật thông tin hiện đại khiến cho xã hội hình thành một mạng lới truyền tin hoàn chỉnh, từ đó mối liên hệ giữa các xí

nghiệp kiểu truyền thống trở nên bất cập và lỗi thời. Thực tiễn đòi hỏi, ph- ương thức tổ chức quản lý phải thu hẹp khoảng cách giữa trên, dưới và trong nội bộ xí nghiệp theo hướng bình diện hóa kiểu “mạng lới”.

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w