Mô hình quản lý kiểu “mạng lới”

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 36 - 42)

Hình thức tổ chức quản lý ngày càng được bổ sung phong phú, phức tạp, thay đổi kịp thời và nhạy bén với mọi biến đổi của thị trường để bảo đảm cho công ty xuyên quốc gia đứng chân vững chắc trong mọi địa bàn và tình huống cạnh tranh luôn biến động. Thể chế quản lý mạng lưới không có trung tâm, mỗi một tầng quản lý trong mạng lới, thậm chí mỗi một ng- ười quản lý đều có thể là một trung tâm. Mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ phức hợp giao chéo kiểu rẻ quạt. Mục tiêu quản lý của nó không chỉ có quản lý việc kinh doanh, tiêu thụ, quản lý nhân viên, mà còn cả việc thiết kế hình tượng xí nghiệp, xây dựng nét đặc thù văn hóa của xí nghiệp. Tôn chỉ căn bản của thể chế quản lý kiểu mạng lới là huy động có hiệu quả nhất tài năng và ưu thế của mỗi ngời trong mạng lưới công ty.

Trong thể chế quản lý kiểu mạng lưới, tin tức lan truyền như trong hệ thống thần kinh. Hoạt động trong môi trường kinh tế quốc tế đa nguyên, nhu cầu tiêu dùng của thị trường trên từng địa bàn mà công ty hoạt động khác nhau do truyền thống, tập quán, văn hóa khác nhau gây ra. Do đó, công ty xuyên quốc gia phải nắm bắt kịp thời và xử lý chính xác các thông tin đó để có những đối sách về công nghệ và kỹ năng chiếm lĩnh thị trường thích hợp.

Trong thể chế quản lý kiểu mạng lưới, bất kỳ một cấp bậc quản lý nào thuộc từng bộ phận công ty hay công ty chi nhánh đều có quyền nhận

được kịp thời những tin tức mới và hoàn chỉnh nhất để dùng vào quyết sách của mình. Nhờ đó, nó hoàn toàn có khả năng ứng phó với mọi điều kiện kinh doanh, tiêu thụ quốc tế liên tục biến đổi. Thể chế kiểu mạng lưới còn nhấn mạnh đến sự phát triển và phân chia phần hưởng thụ tin tức đến các bộ phận của mình, làm cho càng nhiều công ty chi nhánh có được số tin tức cùng một lượng như nhau, nên giảm được rất nhiều giá thành phát triển tin tức một cách độc lập của các công ty chi nhánh, đồng thời cũng có lợi cho sự nhịp nhàng và hợp tác trong quyết sách kinh doanh giữa chúng.

Các hình thức tồn tại của mô hình thể chế quản lý kiểu “mạng lưới”

a. Mô hình tổ chức, quản lý theo quá trình liên kết ngang

Những năm gần đây, dưới sự sắp đặt và chỉ đạo của rất nhiều công ty tư vấn quản lý nổi tiếng, công ty điện thoại điện báo quốc tế (ITT), công ty General Electric (GE) và công ty Chrysler… của Mỹ đang từng bước dứt bỏ mô hình tổ chức quản lý theo chức năng công việc và kiểu liên kết ngành dọc truyền thống được hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Một loại cơ cấu tổ chức quản lý theo quá trình kiểu liên kết ngang đã được hình thành dần. Cần nhấn mạnh rằng, ý nghĩa của cuộc biến đổi này rất to lớn và là một cuộc cách mạng thực sự trong quản lý của công ty xuyên quốc gia, một liều thuốc tốt cho việc khắc phục “hội chứng người khổng lồ” ngày càng trầm trọng. Cùng với sự phát triển của hình thức quản lý công ty này, những khuyết tật của hình thức quản lý cũ bị loại bỏ nh: sự quan liêu, tin tức không thông suốt, quyết sách chậm chạp, quyền lực quá tập trung và cả sự thiếu hợp tác giữa các bộ phận trong nội bộ công ty xuyên quốc gia.

Về tổ chức tác nghiệp, kết cấu tổ chức “kim tự tháp” kiểu ngành dọc là một loại kết cấu hàm chứa rất nhiều tầng cấp, các thông tin làm cơ sở cho quyết định sẽ đi qua nhiều cấp trung gian. Mỗi một viên chức được đặt vào một bộ phận nào đó dựa trên chức năng công việc làm hạt nhân. Loại mô hình này xếp đặt vị trí làm việc rất chặt chẽ, song phụ trách theo tầng cấp thường chỉ đạt được hiệu quả khi hãng phát triển ổn định bình thường, có dự báo tốt. Ưu điểm của nó là ở chỗ, mỗi một người đều hiểu rõ chức trách của mình và có thể phát huy ở mức độ cao nhất kỹ năng chuyên môn trong phạm vi chức trách, còn quyền quyết sách nằm trong tay người đứng đầu cao nhất trên đỉnh ngọn kim tự tháp đã được xây dựng một cách cứng nhắc.

Mô hình kết cấu quản lý liên kết theo chiều ngang được xây dựng chính là để khắc phục khuyết tật của kết cấu kiểu “kim tự tháp”. Kết cấu này giảm bớt nhiều tầng cấp và chuyển từ cơ sở lấy chức năng công việc làm hạt nhân sang lấy quá trình hoạt động làm hạt nhân để tổ chức nhân viên.

Nội dung cơ bản của kết cấu tổ chức quản lý theo kiểu liên kết ngang là việc tập hợp những viên chức có kỹ năng khác nhau vào một “tế bào sản xuất” (Cell Manufacturing) hay một “đội cơ sở” (Platform Terms) để họ thấy được đầy đủ mục tiêu của một quá trình tác nghiệp. Từ đó, họ tự quản lý sản xuất, phát huy cao độ tinh thần hợp tác và ưu thế của một tập thể hoàn chỉnh để giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Đặc trưng cơ bản của kết cấu tổ chức kiểu này thể hiện ở những mặt sau :

Một là, xí nghiệp lấy “quá trình” làm hạt nhân để xây dựng kết cấu tổ chức thay cho phương thức tổ chức lấy “chức năng công việc” làm hạt nhân.

Hai là, kết cấu này giảm đợc các tổ chức giám sát, quản lý và loại bỏ mọi hoạt động không làm tăng giá trị của sản phẩm. Trong mỗi một “quá trình”, công ty xuyên quốc gia bằng mọi cách sử dụng tối thiểu những “đội” để giảm bớt các tầng cấp quản lý trong mô hình, từ đó giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.

Ba là, “đội sản xuất” trở thành nền tảng của kết cấu mô hình với những bộ phận khác nhau, những viên chức có kỹ năng khác nhau được tổ chức thành các đội, nhờ đó mà loại bỏ đợc ranh giới rõ rệt giữa các bộ môn chức năng công việc trong mô hình kiểu liên kết dọc, tránh được hiện t- ượng giao lưu không thông thoáng, tin tức bị ách tắc.

Bốn là, nhờ kết cấu kiểu mới đã giảm bớt được sự kiểm soát đối với các đội sản xuất, tạo điều kiện cho phép xí nghiệp trao quyền quyết sách cho các đội tự quản và tạo điều kiện để lượng hóa được mục tiêu chung của công ty, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể giao cho các đội.

Năm là, lấy thành tích của đội chứ không phải thành tích cá nhân làm tiêu chuẩn khen thưởng, nên đã khuyến khích sự đa dạng hóa kỹ năng của viên chức và sự hợp tác của họ trong tác nghiệp.

Sáu là, tìm mọi cách tiếp xúc, cuốn hút các khách hàng, hãng cung cấp và hãng mua buôn vào trong cùng một quá trình.

Trong “tế bào sản xuất”, công nhân được chia từng kíp, thường từ 2 đến 50 ngời, tập hợp quanh trang thiết bị sản xuất họ cần đến. Một tế bào có thể chế tạo, kiểm tra và thậm chí hoàn thành toàn bộ một sản phẩm. Mỗi công nhân làm nhiều việc và mỗi tế bào chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Tế bào sản xuất là một “quá trình hẹp”, thuần túy tập trung trên sàn máy.

Quan trọng hơn nữa, nó thách thức sản xuất hàng loạt. Dây chuyền sản xuất không thích ứng được với nhu cầu quá đa dạng của ngời tiêu dùng. Muốn có một mặt hàng hơi khác một chút, dây chuyền sản xuất truyền thống, hàng loạt không thể đáp ứng đợc.

Ngược lại, sản xuất theo tổ “tế bào sản xuất” lại rất linh hoạt và dễ dàng đáp ứng nhu cầu loại này. Trên thực tế, các tổ “tế bào sản xuất” đã sản sinh ra nhiều cái nhất, đáng kể nhất là tốc độ, năng suất, tính linh hoạt và chất lượng cao.

Ưu điểm của “tế bào sản xuất” là công nhân cảm thấy thoải mái trong quá trình làm việc. Trong sản xuất dây chuyền, công nhân không biết sản phẩm trọn vẹn, người thợ đầu không biết người thợ cuối. Nay trong tế bào, tất cả nhìn thấy, xoay vần với sản phẩm từ khi bắt đầu cho tới khâu cuối. Nếu có khó khăn, được giải quyết ngay, không phải chờ tới hết dây chuyền.

CHƠNG 2

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w