Đặc trưng của công ty xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 26 - 29)

Trước hết, các công ty xuyên quốc gia về mặt xuất xứ là công ty tư bản độc quyền, là sản phẩm của thời đại tư bản tài chính, cũng có nghĩa chúng chính là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư bản có thế lực nhất. Đặc trưng này phân biệt các công ty xuyên quốc gia trong thời đại tư bản tài chính (tức là các công ty xuyên quốc gia hiện đại) với các công ty hoạt động quốc tế ra đời từ thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh và ngay cả thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Trong thời đại ngày nay, khi quốc tế hoá sản xuất được đẩy mạnh, việc các công ty của những quốc gia đang phát triển (nhất là những công ty của nhóm các nước công nghiệp mới) mở rộng thị trường cạnh tranh quốc tế và với sự giúp đỡ của nhà nước dân tộc thì chúng có thể vươn ra hoạt động trên phạm vi quốc tế, thậm chí thiết lập những chi nhánh ở ngay tại các nước tư bản phát triển là điều hoàn toàn có khả năng hiện thực và đã diễn ra. Chẳng hạn như trường hợp Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Formosa (Đài Loan), Sime Darby (Malaysia). Những công ty này tuy không thuộc sở hữu của các tập đoàn tư bản ở các nước tư bản phát triển nhưng chúng vẫn là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và mang dấu ấn của quá trình phát triển cuả chủ nghĩa tư bản và quốc tế hoá đời sống kinh tế.

Hai là, nhìn chung các công ty xuyên quốc gia là những công ty có tầm cỡ quốc tế, có chi nhánh hoặc hệ thống chi nhánh ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng quốc tế. Chúng thực hiện việc phân công lao động và phân chia thị trường thế giới (giữa các công ty tư bản nói riêng và các cường quốc công nghiệp nói chung). Đây là một đặc trưng quan trọng thứ hai. Nhìn chung chỉ có các

công ty lớn mới có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt, còn các công ty nhỏ dù có hoạt động đợc thì nói chung trước sau rồi cũng bị phụ thuộc vào các công ty lớn dưới hình thức này hay hình thức khác. Song trong điều kiện hiện nay vẫn có những công ty nhỏ, nhưng do biết cách làm ăn, có thể lọt vào những “khe hở” của thị trường thế giới. Đây là trường hợp đặc thù của một số công ty của các quốc gia và lãnh thổ công nghiệp mới Châu Á. Đặc trưng thứ hai này là đặc trưng phân biệt với các công ty độc quyền quốc gia, mà nét nổi bật nhất là việc cắm nhánh ở n- ước ngoài, có ít nhất một chi nhánh, thiết lập cơ sở thực hiện việc sản xuất tại nước đó (đặc trưng này không có ở các công ty độc quyền quốc gia).

Ba là, công ty xuyên quốc gia trước hết nó phải hình thành từ công ty quốc gia, mang quốc tịch của một nước và tư bản sở hữu của công ty mẹ thuộc về các nhà tư bản nước đó. Tư bản đó được xuất khẩu ra nước ngoài để đầu tư thiết lập và mở rộng các cơ sở sản xuất gọi là chi nhánh. Số tư bản đầu tư vào chi nhánh có thể hoàn toàn là của tập đoàn tư bản nước mẹ, nhưng cũng có thể thuộc sở hữu chung giữa các nhà tư bản nước mẹ và các nhà tư bản bản xứ trong trường hợp các công ty chi nhánh được thành lập mang hình thức công ty phối hợp (hoặc công ty hỗn hợp). Dạng công ty hỗn hợp (dưới hình thức góp cổ phần) đang là hình thức được ưa chuộng đối với nhiều nước đang phát triển, đồng thời cũng là hình thức mà các công ty xuyên quốc gia ưa thích. Dù những hình thức chi nhánh ở nước ngoài như thế nào chăng nữa, sở hữu tư bản ở chi nhánh dù có tồn tại dới hình thức này hay hình thức khác thì các chi nhánh đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà tư bản nước mẹ.

Bốn là, một công ty xuyên quốc gia thường có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản. Đó là công ty mẹ và một hoặc nhiều công ty chi nhánh ở nước ngoài.

- Công ty mẹ (Parent Company) hay còn gọi là công ty gốc hoặc công ty chủ đạo. Thuật ngữ công ty gốc để chỉ nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia. Công ty này thường có trụ sở đặt ở nước mà công ty đó mang quốc tịch. Nước đó gọi là nước mẹ hay chính quốc. Cũng có trường hợp công ty xuyên quốc gia có hai trung tâm chỉ đạo, song trung tâm chính tập trung mọi quyền lực vẫn là công ty gốc.

- Công ty chi nhánh (Subsidiary, Branch…) có thể quan niệm danh từ công ty chi nhánh bao gồm toàn bộ các hãng, xí nghiệp, công ty ở ngoài nước, không phân biệt thứ bậc phụ thuộc đối với công ty gốc. Nước có chi nhánh đóng tại đó gọi là nước chủ nhà. Về lý luận cũng như thực tế đều chứng tỏ rằng với chế độ tham dự thì không chỉ có công ty chi nhánh cấp I mà còn có các công ty chi nhánh cấp II, cấp III… Trong đó mối quan hệ giữa các công ty chi nhánh cấp I, II, III… với công ty mẹ không giống nhau. Do đó có tác giả đã dùng danh từ công ty “con”, “cháu” để chỉ chúng. Song cũng có thể dùng thuật ngữ cấp II, III, IV… để chỉ các công ty chi nhánh theo mức độ phụ thuộc vào công ty mẹ và có thể coi các công ty chi nhánh cấp III, IV… như là các công ty mạng lới.

Giữa công ty mẹ với công ty chi nhánh có mối quan hệ phụ thuộc, trong đó công ty mẹ đóng vai trò lãnh đạo, các công ty chi nhánh là những đơn vị hạch toán độc lập nhưng phụ thuộc chủ yếu về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ và tất cả hợp thành một hệ thống. Hệ thống này là một chỉnh thể nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn. Trong phạm vi hoạt động của

chúng có cả những lực hướng tâm và lực ly tâm. Các lực hướng tâm gắn hệ thống các công ty thành một tổ hợp kinh tế quốc tế thống nhất qua nhiều mối dây liên hệ, móc nối và phụ thuộc nhau ở mức độ nhất định. Còn các lực ly tâm đẩy các công ty yếu về mặt kinh tế kinh doanh ra ngoài, làm suy yếu cơ sở và phá vỡ cơ chế hoạt động của công ty.

Về mặt quản lý, người ta thấy rằng nét nổi bật là việc kiểm soát của công ty gốc đối với các công ty chi nhánh theo lối riêng, bằng cách sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thực hiện việc tập trung hoá có mức độ và kiểm soát chủ yếu theo hệ thống dọc từ trung tâm đến ngoại vi. Theo cách quản lý đó vai trò định hướng chiến lợc về kinh tế, kỹ thuật, cung cấp tài chính, tín dụng của công ty mẹ rất quan trọng, còn các công ty chi nhánh là những đơn vị kinh doanh mang tính độc lập tương đối và trở thành những đơn vị hạch toán độc lập. Do đó buộc chúng phải năng động và có điều kiện để phát huy tính năng động.

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 26 - 29)