THUỘC CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT
( tính theo%) 1986 2003 Tổng XK XK nội bộ Tổng XK XK nộibộ Công nghệ thấp 30,9 22,9 21,4 13,9 Thực phảm, đồ uống và thuốc lá 5,4 3,4 7,7 5,1
Dệt, quần áo và thuộc da 1,1 0,7 0,9 0,8
Gỗ và sản phẩm từ gỗ 2,2 1,0 2,3 1,6
Xuất bản, in và tái sản xuất phơng tiên
ghi chép 0,3 0,1 0,3 0,1
Than cốc, sản phẩm dầu mỏ và nhiên liệu
14,7 14,0 2,8 2,3
Khoáng sản phi kim loại 1,0 0,5 0,7 0,4
Kim loại và sản phẩm kim loại 6,3 3,2 6,7 3,6
Công nghệ trung bình 45,1 48,6 39,3 43,6
Hoá chất và sản phẩm hoá học 13,5 11,0 8,5 6,7
Sản phẩm nhựa và cao su 1,9 1,5 2,2 1,7
Máy móc và thiết bị 4,2 3,6 3,8 4,0
Phơng tiện mô tô và các phơng tiện
chuyên chở khác 25,5 32,6 24,7 30,5
Công nghệ cao 24,0 28,5 39,3 43,1
Thiết bị điện và điện tử 17,4 21,5 28,8 30,6
Dụng cụ chính xác 3,6 4,1 4,0 4,6
Dợc phẩm 3,0 2,9 6,5 8,0
Tổng sản xuất 100 100 100 100
Các công ty xuyên quốc gia luôn đi đầu trong công nghệ và chú trọng phát triển những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Cũng do sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia, những ngành sản xuất truyền thống như khai khoáng, nông nghiệp đang mất đi vai trò quan trọng, nhường chỗ cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao,
tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, có giá trị gia tăng lớn và tỷ suất lợi nhuận cao. Trong 10 năm trở lại đây, lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp chế biến ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất quốc tế, thu hút trên 80% tổng đầu tư trên toàn thế giới. Trên 50% tổng vốn đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển năm 2002 là giành cho lĩnh vực dịch vụ, gần gấp đôi so với thập kỷ trước. Điều này xuất phát từ sự thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế, trong đó phải kể đến sự thay đổi chính sách của các nước theo hướng tự do hoá hoạt động đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ trước đây bị hạn chế như thông tin liên lạc, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn pháp lý, kiểm định, giám định..., kết quả là đã thu hút được nhiều hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.
Trong làn sóng hợp nhất hiện nay, bên cạnh việc mở rộng quy mô tư bản và sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao. Những công ty xuyên quốc gia lớn trước đây hầu như hoàn toàn kiếm đợc lợi nhuận từ việc bán ra các sản phẩm vật chất vật thể của mình. Hiện nay, chúng đều nhanh chóng sắp xếp, tổ chức lại thành những công ty cung cấp dịch vụ bên cạnh những cơ sở hoạt động nghề nghiệp truyền thống. Số lượng các công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển đi theo hướng này ngày càng tăng. Bảo trì, thiết kế, quản lý các hệ thống thông tin, tài trợ cho các dự án... đang trở thành hướng thời thượng. Khi phát triển các hoạt động dịch vụ, các công ty xuyên quốc gia đều chấp nhận những chiến lược đang được ưa chuộng nhất. Chúng phản ứng nhanh với những thay đổi đặc thù của lĩnh vực sản xuất và cạnh tranh khốc liệt của thị tr- ường để có thể phục vụ tốt nhất những dịch vụ trước đây chỉ là hoạt động
nội bộ do khách hàng đặt thầu.
Hoạt động mua bán linh kiện và cấu kiện chiếm một tỷ trọng lớn trong thương mại quốc tế. Với chiến lược hợp nhất trên quy mô toàn cầu, một sản phẩm của công ty xuyên quốc gia sẽ do nhiều chi nhánh trong mạng lưới rải trên khắp thế giới sản xuất. Do đó, hoạt động trao đổi giữa các chi nhánh trong mạng lới chủ yếu gắn với trao đổi các linh kiện, cấu kiện của một sản phẩm hoàn chỉnh để tiến hành lắp ráp tại chỗ. Kim ngạch mua bán linh kiện chiếm tới 65% tổng kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực điện tử giữa các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia Mỹ và 58% giữa các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia Mỹ với các công ty ngoài hệ thống. Trong lĩnh vực viễn thông, linh kiện, cấu kiện chiếm trung bình 50% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 3/4 tổng nhập khẩu (để tiếp tục lắp ráp) của các nước Châu Á. Mua bán linh kiện, cấu kiện chính là một xu h- ướng mới của chuyên môn hoá thương mại gắn với hệ thống sản xuất quốc tế của các công ty xuyên quốc gia.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhu cầu về hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao của người tiêu dùng ngày càng tăng. Các sản phẩm này thường rất phức tạp, gồm nhiều chi tiết, linh kiện. Nếu một công ty sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm gồm nhiều công đoạn từ đầu đến cuối sẽ tốn nhiều chi phí cho việc tổ chức, quản lý sản xuất, năng suất, hiệu quả kinh doanh vì thế cũng giảm đi. Bằng việc quốc tế hoá sản xuất với sự phân công lao động chuyên môn hoá, các công ty xuyên quốc gia đã phân chia quy trình công nghệ thành nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn được giao cho từng công ty chi nhánh ở những nước và loại nước khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể về trình độ tay nghề của người lao động, tiền công, về
khối lượng, chủng loại chất lượng nguyên liệu và về thị trường tiêu thụ. Thông thường, các công đoạn đòi hỏi vốn nhiều, trình độ khoa học công nghệ cao đều do các công ty mẹ và các công ty chi nhánh ở các nớc tư bản phát triển đảm nhận. Còn các công đoạn đòi hỏi vốn ít, cần nhiều lao động giản đơn thì chuyển giao cho các công ty chi nhánh ở những nước đang phát triển. Công đoạn lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện cuối cùng sẽ đợc giao cho một hoặc một số công ty đảm nhiệm. Có thể nói rằng, chính quá trình phân công lao động quốc tế mà các công ty xuyên quốc gia là lực lư- ợng chủ đạo trong việc thực hiện đã làm cho hoạt động mua bán linh kiện và cấu kiện chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại quốc tế.