Các lí thuyết về tăng trưởng và khủng hoảng

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ

2.2.1Các lí thuyết về tăng trưởng và khủng hoảng

Theo lí thuyết tân cổ điển như mô hình của Solow Swan tỉ lệ tăng trưởng dài hạn duy trì được bằng tỉ lệ tăng dân số hay nguồn nhân lực với giả định là kĩ thuật, biên lợi nhuận cố định và biên lợi nhuận tối đa của vốn là ngoại sinh. Trong nghiên cứu này, những quốc gia tương đồng sẽ cùng đạt được một trạng thái ổn định được đánh dấu tăng trưởng bình quân đầu người bằng 0 - vì tăng trưởng cùng tốc độ với tốc độ tăng dân số. Thách thức ở đây là việc tìm ra và tuân thủ quy tắc vàng về tích lũy vốn, cụ thể như tìm ra một tỉ lệ tiết kiệm có thể tối đa hóa tiêu dùng cá nhân qua các thế hệ. Vấn đề này được trình bày cụ thể trong nghiên cứu của Baro và Sai Martin (1995).

Eichengreen và Mussa (1998) cho rằng quốc gia nào có tích lũy vốn trên mỗi công nhân thấp hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn và đạt đến cùng trạng thái ổn định với quốc gia có tích lũy vốn bình quân trên mỗi công nhân cao hơn cái được gọi là “lí thuyết hoàn toàn tương đồng”. Một quốc gia giàu có có tích lũy vốn bình quân đầu người cao hơn nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn thấp hơn dưới giả định tân cổ điển dẫn đến hiện tượng thừa vốn, từ đó có dòng chảy vốn từ quốc gia giàu đến quốc gia nghèo, tạo điều kiện cho tương đồng. Lí thuyết tương đồng không được ủng hộ bởi dữ liệu dẫn đến khái niệm tương đồng có điều kiện khi mà sự khác biệt về trạng thái ổn định của các quốc gia khác nhau cá biệt có những quốc gia nghèo hơn lại tăng trưởng nhanh hơn. Do đó, có thể vẫn còn hi vọng rằng ở một thế giới tự do hóa tài chính, dòng vốn sẽ chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm tăng cơ sở vốn của chúng và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm thì ngược lại. Thực ra việc chu chuyển vốn chủ yếu là giữa các quốc gia phát triển với nhau hơn là từ nước phát triển đến nước đang phát triển.

Một lí giải cho xu hướng di chuyển vốn bất bình thường này là do giả định của lí thuyết tân cổ điển rằng lợi nhuận biên cực đại của vốn không đúng trong thực tiễn. Đây là điểm mấu chốt của lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh, thực ra là quy trình kĩ thuật có liên hệ với việc tích lũy vốn, mà yếu tố này cũng bao hàm cả vốn nhân lực và cả hai điều này lại vượt trội tại những quốc gia giàu có. Kết quả cuối cùng là hố cách giữa quốc gia giàu nghèo là không hề hẹp. Đây là một phát biểu đơn giản trong những vấn

đề phức tạp của tăng trưởng. Quan điểm là có rất nhiều yếu tố kinh tế và phi kinh tế có thể can thiệp làm giảm biên lợi nhuận do vốn ở những quốc gia nghèo thấp hơn ở quốc gia giàu, và quan điểm được trình bày thuyết phục hơn bên dưới.

Dòng vốn cao hơn: thúc đẩy tăng trưởng so với tăng độ bất ổn

Thực tiễn dòng vốn luân chuyển giữa quốc gia giàu nghèo chỉ là một con số cực nhỏ so với giữa các quốc gia giàu đã được giải thích bằng một số ý được trình bày rõ hơn ở phụ lục 1. Giải thích chính yếu là ý tưởng về lợi nhuận điều chỉnh bởi rủi ro ở những quốc gia giàu hơn vì khác biệt về cách quản lí, các khuyến khích và năng suất.

Nhưng dù cho có sự đột phá về dòng vốn vào các các quốc gia đang phát triển do kế hoạch phân bổ lại của Brady trong khủng hoảng nợ những năm 80, và kết quả tự do hóa tài chính lan rộng trong những năm 90, thì nguồn vốn này có thể không góp phần vào tăng đầu tư và tăng trưởng. Mody và Murshid (2002) dùng mẫu 60 quốc gia đang phát triển, nghiên cứu phát hiện ra điều đó. Khi đó tăng trưởng hội nhập tài chính với phần còn lại của thế giới gia tăng, liên kết đến khu vực vốn tư nhân nước ngoài, mối liên hệ giữa vốn nước ngoài và đầu tư nội địa rất yếu, phản ánh sự thay đổi trong sự kết hợp dòng vốn vào và ra đảo chiều gia tăng ngoại tệ theo yêu cầu. Phần gia tăng đáng kể trong dòng vốn vào được truyền dẫn vào sự đảo chiều này vì một phần tương đương được nhận thấy lại đi ra khỏi quốc gia. Bosworth và Collins (1999) sử dụng hồi quy đầu tư và cho thấy rằng FDI có liên kết mạnh mẽ với đầu tư tổng hợp, với hệ số tương quan gần bằng một.

Nghiên cứu của Aizenman, Pinto và Radziwill (2004) thất bại trong việc tìm kiếm bằng chứng thuyết phục về “gia tăng tăng trưởng” liên quan đến việc gia tăng của bộ phận tiết kiệm nước ngoài trong việc tài trợ cho chứng khoán vốn nội địa ở rất nhiều nước đang phát triển. Bằng chứng lại đưa ra điều ngược lại: với mẫu 47 quốc gia dựa trên tiết kiệm nội địa nhiều hơn (tỉ lệ tự tài trợ cao hơn) tăng nhanh hơn rất nhiều vào những năm 90. Aizenman (2005) bao gồm cả so sánh của Korea và Chile. Kết quả này vẫn duy trì được khi có tác động của chất lượng các tổ chức lên tăng trưởng. Những phát hiện này tương quan với ý tưởng hội nhập tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa tài sản và

trách nhiệm chi trả, nhưng lại thất bại trong việc tạo nguồn vốn tài chính mới thuần trong các nước đang phát triển6.

Và có hai nghiên cứu liên quan khác gần đây cũng cần được nhắc đến. Gourinchas và Jeanne (2004) nghiên cứu tìm ra rằng việc chuyển đổi từ hoàn toàn tự tài trợ sang toàn bộ nhờ tài trợ bên ngoài sẽ tăng tiêu dùng 1% 1 năm hay 10-20% GDP danh nghĩa dựa trên việc lãi suất giảm, lợi ích thật sự sẽ nhỏ hơn vì hầu hết chẳng có quốc gia nào là hoàn toàn tự tài trợ để bắt đầu đạt được mức lợi đó7. Mặt khác nếu nước đang phát triển đạt được 50% tổng mức độ năng suất yếu tố của Mỹ, hiệu quả có thể đạt đến mức 200-300% GDP danh nghĩa. Cơ chế để tự do hóa tài chính dẫn đến hiện tượng này là không hiển nhiên trừ phi tài chính toàn cầu khiến quốc gia không liên quan đến giá tài sản, danh mục, và chính sách tài chính của công ty, cái được gọi là vị thế “tách biệt với quốc gia”. Điều này có lẽ sẽ tăng tốc độ hội tụ của các cấp TFP và không chỉ là tốc độ tăng trưởng. Stulz (2005) tranh luận rằng toàn cầu hóa tài chính như thế bị giới hạn bởi vấn đề đại diện nổi lên vì nội bộ điều hành bang hay công ty sẽ theo đuổi những mục đích của riêng họ với chi phí của nhà đầu tư bên ngoài.

Cuối cùng có sự tương quan cao giữa những nhân tố chính ở các quốc gia về dòng vốn trong những thập niên 90 và sự xuất hiện khủng hoảng.

Tăng trưởng hiếm khi được xem xét tỉ mỉ xem có liên hệ với nợ công như thế nào. Thực sự, hầu hết mô hình lí thuyết không liên hệ trực tiếp giữa tăng trưởng và nợ. Tăng trưởng dài hạn thì cơ bản được xem như biến ngoại sinh và để phòng ngừa nguy cơ mất khả năng chi trả, chúng ta cần chú ý vào tích lũy thuế dài hạn để tối thiểu hóa những tổn thất lớn thuế do nợ danh nghĩa gây ra. Tuy nhiên, mức độ không bền vững của nợ có thể làm giảm tăng trưởng do tăng lãi suất thực và làm nản lòng khu vực tư nhân. Và nợ công có thể tạo điều kiện đạt được mục tiêu tăng trưởng, ví dụ, bằng cách tạo ra khu vực hàng hóa công tối ưu như giáo dục và các yếu tố nền tảng khi lượng thuế bị giới hạn ngày nay nhưng kì vọng cao hơn trong tương lai. Nợ cũng hữu ích khi đầu tư công

6 Dựa trên hồi qui GDP bình quân đầu người trung bình và độ lệch chuẩn của nó.

7

Gourinchas và Jeanne (2004) phát triển một mô hình mô phỏng để tính toán lợi ích từ tự do hóa tài chính đối với một nước đang phát triển dựa trên chuẩn tân cổ điển.

khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua các chính sách khuyến khích. Nhưng có một giả định trọng yếu là chỉ có những dự án công với lợi ích kinh tế lớn hơn chi phí vay mới được chọn; và chính phủ tài trợ những dự án này khi lợi ích tài chính của họ thấp hơn chi phí của nguồn quĩ được tạo bởi những khu vực thuế khác nhau (ngược với vay mượn thêm): nói cách khác, chính phủ đóng vai trò quyết định.

Eaton (1993) cho rằng mối liên hệ rõ ràng nhất giữa thuế và nợ là giữa vay mượn từ nước ngoài (khu vực công hay tư) và tăng trưởng, giả định là nếu lợi nhuận biên của vốn cao hơn lãi suất thực thế giới đối với các quốc gia đang phát triển, khi đó những quốc gia như thế sẽ được lợi ích từ vay mượn từ nước ngoài. Nhưng thậm chí có như vậy đi chăng nữa, nợ nước ngoài cũng bóc lột tiềm năng tăng trưởng nội tại của quốc gia, suy ra nó không thúc đẩy tăng trưởng. Theo lí thuyết, do đó, chỉ dẫn duy nhất cho rằng tỉ suất lợi nhuận do việc chi tiêu mang lại nên vượt qua chi phí biên của vay mượn giả định rằng nợ được trả định kì8.

Những tranh luận gần đây được khơi lên bởi hiện tượng sụt giảm tăng trưởng ở các nước thuộc khối đồng tiền chung Châu Âu (EMU) và đặc biệt tập trung vào việc chi tiêu của chính phủ như thế nào. Blanchard và Giavazzi (2003) cho rằng nếu mục tiêu tăng trưởng bền vững của EMU ở một mức thâm hụt tài khóa 3% GDP và nợ công ở mức 60% GDP được bảo đảm bằng việc cắt giảm đầu tư công, điều này sẽ giảm tăng trưởng dài hạn và dĩ nhiên dẫn đến thâm hụt và nợ tăng lên, điều này thấy rõ ràng ở các quốc gia EMU chủ chốt. Quan điểm của hai tác giả trên là “không đặt áp lực lên thành viên EMU giảm chi tiêu công hiện hành để giảm thuế suất và mở rộng ngân sách cho đầu tư công nhiều hơn”. Trong khung lí thuyết này, thuế phải bù đắp cả chi cơ bản hiện hành của chính phủ (không bao gồm chi trả lãi không liên quan đến đầu tư công) và tài trợ cho đầu tư công cần thiết cho những dự án có ROR kinh tế lớn hơn lãi suất thực, nhưng ROR tài chính lại không. Cụ thể là, những dự án như thế không nên được tài trợ bằng bất kì khoản vay mượn tăng thêm nào vì làm như thế có thể đặt nợ công vào nguy cơ không bền vững. Điều này hàm ý là không có bất kì sự chi tiêu hiện hành hoang phí

8

Tỉ suất lợi nhuận kinh tế ROR do vài loại chi tiêu công mang lại ví dụ như nhà máy năng lượng thì dễ tính ơn những khía cạnh khác như giáo dục nhưng điều đó không nói lên rằng ROR của nhà máy năng lượng là dễ tính.

nào từ phía khu vực công, vay mượn chỉ dành cho những dự án đầu tư công nào thực sự xứng đáng (ROR kinh tế > lãi suất) và bất cứ tài trợ đầu tư được yêu cầu (chênh lệch giữa lãi suất và ROR tài chính thuần) đến chủ yếu từ thuế. Thỏa mãn những điều kiện này giống như là nâng cao tiếu kiệm công vậy. Những ý kiến này phù hợp với lý thuyết “khoảng cách tài khóa” được đưa ra ở một số các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Gill và Pinto (2005) sau khi đưa ra những phân tích lí thuyết ở các nước đang phát triển khảo sát ba vướng mắc của lí thuyết kinh tế (1) lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và kết quả của nó, lí thuyết tăng trưởng nội sinh (2) lí thuyết dựa trên thực tiễn về dòng vốn nước ngoài và (3) lí tuyết rút ra từ thực nghiệm về bất ổn vĩ như trên thì dẫn đến những phát hiện chính yếu sau:

- Các quốc gia đang phát triển không chứng tỏ rằng đã sử dụng nợ công đúng đắn. Nguyên nhân chính là do những điểm yếu tồn tại ở quốc gia họ và những điểm không tốt trên thị trường. Còn đối với tài trợ chính thức từng phần thì phải hỏi rằng liệu dựa trên nguồn tài trợ từ thị trường vốn quốc tế có tạo ra một mô hình phát triển bền vững hay không.

- Cuộc khủng hoảng những năm 80 và 90 thậm chí ảnh hưởng đến cả những nước Đông Âu có chính sách vĩ mô thay đổi từng ngày, đã nêu bật tầm quan trọng của giới hạn ngân sách liên thời kì của chính phủ. Đây chính là điểm có thể gây ra hậu quả xấu, thậm chí nguồn gốc của chúng là ở khu vực tư. Chính phủ phải luôn sẵn sàng để thực hiện vai trò hấp thụ các cú sốc, một phần vì những cú sốc không biết trước được và một phần là do thiếu thị trường bảo hiểm. Điều này có một hệ quả tất yếu là chính phủ cần có một bảng cân đối kế toán mạnh và khoảng trống nợ.

- Những lí luận kinh tế chính trị (xem ở phụ lục 2) giải thích tốt hơn tại sao quốc gia vay mượn quá mức và dẫn đến khủng hoảng. Thật khó để nghĩ ra một lí do kinh tế đơn thuần giải thích tại sao khủng hoảng xảy ra.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)