Về Nợ Nội Địa Nói Riêng

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 79)

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2Về Nợ Nội Địa Nói Riêng

Trong chương này, tác giả đã thực hiện kiểm tra định lượng khả năng tác động của các nhân tố trong điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Cả 2 mô hình sau khi loại bỏ các biến có mức ý nghĩa thấp và tương quan cao và đã được kiểm định mức độ tin cậy của mô hình, chỉ còn lại các biến là GDP bình quân đầu người lấy trễ một năm, đầu tư quốc gia, tiết kiệm khu vực tư và nợ nước ngoài, các biến này được sử dụng trong cả 2 mô hình và đã thể hiện mức ý nghĩa đáng tin cậy trong việc giải thích sự gia tăng trong tăng trưởng của Việt Nam, đồng thời với hệ số ở cả 2 mô hình của các biến gần như là tương tự nhau, ta có thể tin tưởng vào kết quả hồi quy và đưa ra những nhận định như sau.

 Qua kết quả hồi quy của 2 mô hình, ta có thể thấy là nợ công nội địa (bao gồm cả biến DOmdebt và biến DD2dep), đối với cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đều thể hiện vai trò là cần thiết trong việc giải thích sự tăng trưởng của quốc gia, nhưng hệ số tác động của biến nợ nội địa trong cả 2 mô hình thật sự là tương đối nhỏ, qua đó cho chúng ta thấy được hiệu quả sử dụng nợ nội địa của nước ta hiện nay còn rất hạn chế, do vấn đề về thủ tục hành chánh còn rườm rà, nạn tham nhũng quốc gia, năng lực quản lý yếu kém…

 Đồng thời ở đối với cả 2 biến DOMdebt và biến DD2dep, tại Việt Nam, dường như chỉ có các biến GDP bình quân đầu người lấy trễ 1 năm, đầu tư của quốc gia, nợ nước ngoài và tiết kiệm khu vực tư là có ý nghĩa trong việc giải thích sự tăng trưởng của quốc gia.

 Vai trò của biến GDP bình quân đầu người lấy trễ 1 năm đối với sự tăng trưởng của quốc gia ở cả 2 mô hình (tính bằng tốc độ tăng GDP bình quân đầu người) là không thể chối cãi và được thể hiện có hệ số rất ấn tượng, do lượng GDP bình quân đầu người trong năm nay sẽ là một cột mốc mà chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình để vượt qua trong năm tới, và trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2010, gần như qua toàn bộ các năm Việt Nam đều có sự gia tăng trong GDP là dương, điều này giải thích

xác đáng cho vai trò quan trọng của biến GDP bình quân đầu người năm trước trong việc giải thích sự tăng trưởng của quốc gia.

 Biến nợ nước ngoài (EXTdebt) thể hiện vai trò quan trọng và có mức ý nghĩa rất cao trong việc giải thích sự gia tăng của GDP bình quân đầu người của Việt Nam, nhưng có những vấn đề như sau. Thứ nhất, với hệ số là âm, có thể nhận định rằng việc sử dụng nợ nước ngoài cũng lâm vào tình trạng tương tự như đối với nợ nội địa, hiệu quả sử dụng không cao, nguyên nhân cũng là do khả năng quản lý, tham nhũng quốc gia, thủ tục hành chính trong việc giải ngân và phân phối vốn còn rất cồng kềnh. Ngoài ra, do đặc điểm các khoản vay nước ngoài của Việt Nam thường đi kèm với các ưu đãi về thời hạn trả nợ, về tiền lãi, đồng thời do Việt Nam là một quốc gia mới nổi đáng chú ý trên thị trường thế giới (đã được minh họa trong mục 3), việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế của Việt Nam là tương đối dễ dàng, cùng với những ưu đãi như vậy, đưa đến tâm lý chây ỳ trong việc sử dụng vốn đầu tư bắt nguồn từ nước ngoài, do đó khiến cho hiệu quả đầu tư bị thu hẹp. Do những tâm lý chây lười như vậy, việc sử dụng nợ nước ngoài gần như là không hiệu quả đối với nhiều quốc gia, đưa đến những hậu quả dài lâu không thể đo đếm được, khiến cho việc sử dụng nợ nước ngoài chẳng những đã không hiệu quả mà tiền lãi còn chất chồng, đưa đến hiệu quả sử dụng nợ không cao mà còn khiến cho quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng.

 Biến tiết kiệm khu vực tư được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng của quốc gia thông qua mối liên hệ mật thiết giữa tiết kiệm và nợ nội địa, thể hiện sự hiệu quả trong việc chu chuyển nguồn lực nội địa trong quốc gia. Nhưng cũng tương tự với vai trò của nợ nội địa trong mô hình, vai trò của tiết kiệm khu vực tư gần như là không đáng kể với hệ số tác động rất nhỏ, đặt lại vấn đề về khả năng sử dụng nợ của quốc gia, thể hiện rõ sự cần thiết trong việc cải cách lại trong khâu quản lý sử dụng các nguồn lực của quốc gia.

 Tương tự với vai trò của biến đầu tư trong cả 2 mô hình được sử dụng, việc biến đầu tư giữ hệ số lớn và có tương quan dương đối với tăng trưởng thể hiện hiệu quả đáng khích lệ trong việc đầu tư của Việt Nam, có thể nói việc đầu tư ở nước ta hiện nay

là rất khả quan và tạo ra những giá trị tích cực và không thể chối cãi cho quốc gia. Nhưng liên hệ với hiệu quả sử dụng nợ đã được thảo luận rất kỹ phía trên, có thể nhận thấy là hiệu quả đầu tư này mâu thuẫn với vai trò của nợ nội địa đối với tăng trưởng của quốc gia, từ việc vai trò của hiệu quả đầu tư là lớn trong mô hình khảo sát nhưng vai trò của nợ (cả nợ nội địa và nợ nước ngoài) đều khá mớ nhạt, đưa đến nhận định rằng rằng có thể hiệu quả đầu tư này đến từ các nguồn tài trợ khác hơn là nợ của quốc gia – vốn được xem là nguồn tại trợ hiệu quả ở cả cấp độ quốc gia và doanh nghiệp, một lần nữa lại dấy lên tranh cãi về một vấn đề cấp thiết về khả năng sử dụng nợ của quốc gia, và làm sáng tỏ hơn nhận định đã được nêu ra ở mục 2.4 rằng : “Tác động ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của nợ nội địa có thể được nhận thấy và vận hành thông qua kênh ảnh hưởng đầu tư hơn là thông qua việc tích lũy nguồn vốn”.

 Đây là những kết quả chúng tôi tìm thấy được trong chương này, và dựa trên đó chúng tôi sẽ đưa ra những kết luận và khuyến nghị ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 79)