Về Nợ Công Nói Chung

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 76)

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1Về Nợ Công Nói Chung

Các mô hình thực hiện đều cho kết quả rất cao giúp ta đưa ra các nhận định về nợ công như sau:

Tiền sử nợ, khoản lãi chi trả, tình hình tăng trưởng, độ mở cửa thương mại,tỉ lệ mậu dịch… có tác động lớn lên số nợ tích lũy.

 Mô hình thực nghiệm chứng tỏ rằng việc gia tăng nợ hiện tại bị tác động xấu bởi gia tăng nợ và số tiền lãi đã trả trong năm liền trước đó. Điều này hoàn toàn hợp lí vì vay mượn nhiều sẽ khiến rủi ro gia tăng và từ đó hạn chế khả năng vay mượn thêm nữa. đồng thời nếu quốc gia trả lãi quá nhiều trong năm trước thì sẽ đặt ra câu hỏi là liệu quốc gia còn có thể tiếp tục duy trì trả tốt lãi và gốc trong bao lâu. Chính sự lo ngại này khiến quốc gia gặp khó khăn trong việc huy động thêm nợ.

 Việc gia tăng nợ vào năm trước cũng sẽ gây tác động xấu đến việc gia tăng nợ năm nay do góp phần nâng cao số nợ tích lũy cũng như tăng thêm lo ngại về rủi ro thanh khoản cho lần vay mượn tiếp theo.

 Số lãi phải trả vào năm trước có tác động chiều lên việc gia tăng nợ ở năm nay. Ta được biết nếu lãi tồn động quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cân bằng thu chi của chính phủ và chứng tỏ chính phủ vay mượn nhiều và hoạch định ngân sách chưa tối ưu. Điều này cũng đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của việc đầu tư số vốn này vào thực tế. Những vấn đề này gây khó khăn lớn cho chính phủ về việc huy động nợ.

 Việc gia tăng tăng trưởng cũng như tỉ lệ tăng trưởng của năm trước đó tạo tâm lí hồ hởi cho các nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển của quốc gia trong tương lai. Vì quốc gia tăng trưởng tốt là cơ sở tốt cho quốc gia hoàn thành các nghĩa vụ chi trả trong tương lai. Do đó họ sẽ tạo điều kiện tốt cho chính phủ nước này tiếp cận các khoản vay mới.

 Độ mở cửa thương mại kì trước, chênh lệch tỉ lệ mậu dịch, tỉ lệ mậu dịch kì trước đều có ảnh hưởng không tốt đến việc gia tăng nợ trong tương lai. Ở Việt Nam chúng ta hiện này hiện tượng nhập siêu gia tăng quá nhanh chóng, đó là chưa kể đến khối lượng hàng nhập phi pháp chưa được kê khai đầy đủ. Tình trạng xuất nhập khẩu hiện nay cho thấy tình trạng không tốt về luồng thu ngoại tệ từ hàng hóa xuất và nguồn

chi ngoại tệ từ hàng hóa nhập. Điều này gây cản trở cho nghĩa vụ hoàn thành chi trả nợ bằng ngoại tệ của quốc gia và khiến quốc gia khó khăn trong việc tăng nợ.

 Tuy nhiên việc kết hợp độ mở của thương mại và tỉ lệ mậu dịch lại có ảnh hưởng tốt lên việc gia tăng nợ. Điều này ám chỉ khi kết hợp mặt tích cực về ưu thế xuất khẩu cùng với tỉ số giá tốt thì sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Và chính nguồn thu ngoại tệ này là đàm bảo cho nợ tương lai.

Những kết luận trên được rút ả từ mô hình thực nghiệm kiểm định tác động lên nợ công của Việt Nam. Từ cơ sở này các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh các nhân tố thích hợp với mục đích đứa số nợ công Việt Nam về ngưỡng an toàn sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Nợ công tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế ở các nước Các quốc gia đang phát triển (và thật sự ở những quốc gia khác nữa) thông qua 3 kênh:

- “Mối nguy cơ nợ lửng”: ở một nền kinh tế mắc nhiều nợ, vì những nhà đầu tư tư nhân kì vọng rằng kết quả lợi nhuận thu được trong tương lai sẽ bị đánh thuế, lợi nhuận kì vọng của nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm, do đó đầu tư và tăng trưởng cũng hạ xuống theo. Đầu tư tư nhân cũng có thể bi ảnh hưởng xấu bởi bất ổn của nền kinh tế và chính sách thuế khóa mới được áp dụng vì số nợ lớn. Và những động lực để chính phủ thực hiện những cải cách có thể giảm sút vì những cải cách thành công sẽ gây ra áp lực lớn hơn để trả nợ.

- “Khoảng cách tài khóa”: hiện tượng nợ cao tạo ra áp lực lên nợ công và có thể giảm đầu tư công và chi tiêu công, từ đó giảm tăng trưởng kinh tế.

- “Loại trừ do áp lực đám đông”: Tài trợ cho thâm hụt tài khóa lớn có thể làm gia tăng lãi suất thực và hạn chế hay tổn hại đầu tư cá nhân như những người cho vay có thể thích giữ tài sản an toàn hơn là giấy tờ có giá của chính phủ có lãi suất cao. Nơi kiểm soát vốn không còn tồn tại, những người vay mượn cá nhân đồng loạt rút khỏi thị trường trong nước có thể hướng đến thị trường nước ngoài; nhưng không thể đầu tư vào những tài sản thực cũng như nợ công ở lãi suất cao.

Dựa trên những bằng chứng sẵn có, nợ công có vẻ như tác động ngược chiều lên tăng trưởng ở một số quốc gia Các quốc gia đang phát triển tiêu biểu, hầu hết những quốc gia này đều gặp phải vấn đề với nợ bền vững. Vấn đề nợ bền vững nghĩa là kết hợp của thặng dư cơ bản, lãi suất thực và tỉ lệ tăng trưởng hiện tại thì không còn duy trì được nữa. Đó cũng có thể là một dấu hiệu của khủng hoảng nợ … số nợ đó chứng tỏ rằng giá trị hiện tại của thặng dư vượt cơ bản thấp hơn số dư nợ công. Điều này lần lượt có nghĩa là quốc gia đó không có kì vọng vượt qua khỏi tình trạng nợ hiện tại hoặc là sẽ không có một tiền đề bền vững nào làm nên tảng và tạo ra sự không chắc chắn về lạm phát tương lai và chính sách thuế với những tác động có hại lên đầu tư và năng suất thông qua các kênh giống với vấn đề vĩ mô và tăng trưởng đã được đề cặp trước đó. Hơn nữa, bất kì quốc gia đang phát triển nào trong tình trạng không thể chi trả nợ và đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ cao được xem như là trong tình trạng nợ công làm suy giảm tăng trưởng. Các quốc gia đang phát triển có khuynh hướng linh động hơn những đối tác công nghiệp hóa của nó. Bên cạnh đó theo World Bank (2003) nợ công còn hạn chế tăng trưởng ở chỗ làm gia tăng phần chi tiêu của chính phủ dùng để trả lãi, điều này đã chiếm một phần đầu tư cho tăng trưởng đáng kể. nợ còn hạn chế những cải cách và phát triển tài chính cần thiết, vì chính phủ cần hệ thống tài chính phát triển để hấp thụ số nợ này và do đó nợ cản trở quá trình phân phối lại nguồn lực,giảm đầu tư tư nhân ở khía cạnh nó đã bóc lột hết toàn bộ những ưu tiên cho đầu tư công.

Vấn đề vẫn còn được nghiên cứu ở điểm nợ cao gây ra tăng trưởng thấp hay nó chính là hiệu ứng tích lũy của những quyết định không tốt về chi tiêu, thuế khóa, sử dụng nguồn lực tài chính sai lầm, chương trình ổn định lâu dài được thiết kế không phù hợp cũng như trì hoãn giải quyết các hậu quả của bên chịu trách nhiệm. Một số biến không được đưa vào mô hình cũng có thể giải thích tốt nợ công cao và tăng trưởng thấp như cú sôc nguồn cung, những định chế yếu kém….

Và một khi nợ vượt qua ngưỡng an toàn thì nợ trở thành một trong những nhân tố gây cản trở lớn nhất đến tăng trưởng. Lúc đó việc nợ được tích lũy như thế nào trở thành thứ yếu và vấn đề là giải quyết nó như thế nào.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 76)