0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kết luận chính sách và khả năng phát triển

Một phần của tài liệu NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79 -84 )

5 KẾT LUẬN

5.1 Kết luận chính sách và khả năng phát triển

Theo những kết quả nghiên cứu ở trên thì khuyến nghị chung dành cho các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là nên hạn chế tỉ lệ nợ trên GDP để giảm độ bất ổn và tạo nền tảng tốt cho tăng trưởng. Cho dù quốc gia đang ở trong tình trạng tổn hại tăng trưởng hay không hạn chế tăng trưởng hiện tại đi nữa thì chắc chắn vẫn có những tác động lên tăng trưởng dài hạn vì đằng nào thì nợ vẫn phải được trả. Ưu tiên hàng đầu của chúng ta vẫn là trả nợ nhưng câu hỏi là như thế nào?. Mỗi quốc gia có một cách phù hợp với mình. Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước trước đó xem họ thực hiện kế hoạch như thế nào để có những hành động đúng đắn. Nhưng những hướng chính là theo đuổi cơ chế thặng dư tài khóa hay phát tín hiệu cho thị trường thấy rõ rằng quốc gia hoàn toàn có khả năng chi trả trong tương lai, nguy cơ vỡ nợ rất thấp để tăng tín nhiệm và từ đó phần lãi cũng ít đi. Điều này tạo điều kiện cho quốc gia trả nợ tốt hơn. Có hai lo lắng đối với chương trình này là sự thất bại trong việc đảm bảo cam kết chính trị của chính phủ và chất lượng điều chỉnh tài khóa không như mong đợi. Nguyên nhân là do chính phủ phải cắt bớt các chương trình đầu tư công, điều này tạo ra lỗ hỏng cơ sở hạ tầng có thể làm tổn hại tăng trưởng và từ đó ảnh hưởng lên nợ bền vững. Cả hai lo lắng đều rất hợp lí nhưng chúng ta tập trung vào lo lắng thứ hai. Về điều chỉnh tài khóa có thể tự gây tổn hại có khuynh hướng không chú ý đến vai trò của thị trường, chính sách, và chất lượng đầu tư công.Nếu thị trường ra tín hiệu không chấp nhận vay mượn nhiều, quốc gia ết định không muốn vỡ nợ và chương trình cơ sở hạ tầng tốn kém, thì cắt bớt đầu tư công có thể giúp ích trong việc giảm nợ. Và thật sự là nếu chương trình đầu tư công tốn kém thì nên mạnh dạn cắt bớt. Về mặt nợ bảo đảm cũng nên như thế, chính phủ cần phải có phân tích cụ thể chi tiết trước khi ết định bảo đảm cho khoản nợ nào đó. Chúng ta đã có một hiện tượng Vinashin gây chấn động, cần chắc chắn rằng sẽ không có bất kì một Vinashin thứ hai hay thứ ba nào nữa.

Và bên cạnh đó lí luận về trách một khoản ngân sách lớn vào đầu tư công hi vọng một lợi ích lớn sẽ đến trong tương lai cần được xem xét lại. Thứ nhất làm thế nào mà lợi nhuận biên của việc đầu tư này so sánh với chi phí vay mượn phải bỏ ra? Nếu lợi nhuận biên này sau khi xem xét kĩ thấp hơn chi phí vay mượn thì nhất thiết không nên đầu tư vào. Vậy tính hiệu quả của dự án nên được đưa lên làm ưu tiên. Thứ hai chính phủ làm cách nào bảo đảm lợi ích chắc chắn trên việc đầu tư này mà không có bất kì danh mục nào tương đương trước đó để so sánh. Thứ ba là chính phủ đã cố tìm ra cách tài trợ khác thay vì nợ hay chưa? Và cuối cùng là liệu các biện pháp tài chính có giúp ích cho tăng trưởng hay không?

Nói tóm lại, chính phủ cần phân tích kĩ trước khi tiến hành vay mượn để đảm bảo tính hiệu quả. Không nên vay mượn quá nhiều và cần tìm biện pháp thích hợp để giảm nợ ngay khi có thể

Ngoài ra, nghiên cứu này đã cố gắng đế lấp đầy các lỗ hổng đã tồn tại trong các nghiên cứu hàn lâm trước đây trên sự tác động của thị trường nợ nội địa tại các nước LICs và EMS, điển hình là thị trường Việt Nam. Trước hết, dữ liệu toàn diện của nợ nội địa dựa trên dữ liệu của cơ quan tiền tệ IFS khảo sát trên toàn bộ các khoản nợ nắm giữ của các ngân hàng thương mại đối ngân hàng trung ương và trái phiếu của ngân hàng trung ương đã được phát hành. Đối với Việt Nam, dữ liệu nợ nội địa trong thời kỳ từ 1990 – 2010 cho thấy rằng thật sự nợ nội địa có đóng góp vào sự tăng trưởng của quốc gia thông qua hệ số gia tăng của GDP bình quân đầu người tính theo chuẩn quốc tế, nhưng việc sử dụng nợ chưa hiệu quả cùng với cách điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ còn yếu kém đã làm hạn chế đáng kể vai trò tác động ảnh hưởng của nợ nội địa đối với tăng trưởng của quốc gia.

Kiểm định nhân quả Granger cho thấy một mối liên hệ quan trọng giữa nợ nội địa và các biến kinh tế vĩ mô, bao gồm biến đầu tư và tiết kiệm khu vực tư và thu nhập đầu vào. Kết quả cho thấy rằng kiểm định nhân quả của Granger từ đầu tư, và thu nhập đầu vào có ảnh hưởng đến nợ nội địa, đi kèm với đó là mối quan hệ từ nợ nội địa đến tiết kiệm khu vực tư. Trong toàn diện, phân tích này đưa ra đề nghị rằng khi mà sự phân

phối nợ nội địa của chính phủ có thể bị ảnh hưởng bởi các khoản tiền tiết kiệm có sẵn, và, ở một cấp độ thấp hơn, cấp độ của thu nhập và chiều sâu tài chính và đầu tư công, những biến đó thêm vào những quá trình cơ bản của sự phát triển tài chính và thể chế (2 biến này thể hiện trong bài nghiên cứu “Vai trò của thị trường nợ nội địa đối với tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm đối với các nước đang phát triển và các

thị trường mới nổi”của Abbas và Christensen tháng 6 năm 2007 là tạo ra khả năng tích

cực để phát hành nợ nội địa, và tạo thành một chu trình.

Hồi quy dữ liệu chéo xác nhận lại một tác động ảnh hưởng tích cực của nợ nội địa đối với tăng trưởng kinh tế. Một tập hợp các hồi quy dữ liệu tăng trưởng theo bảng đã được thực hiện bằng cách sử dụng các điều khiển mở rộng, phương pháp hồi quy tuyến tính OLS và kiểm tra nghiêm ngặt mạnh mẽ như kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan nhằm mục đích kiểm tra tính phù hợp của mô . Các kết quả tìm được tạo thành một vài sự sụt giảm tin tưởng và dấy lên một vài tranh cãi chống lại việc sử dụng nợ nội địa, nhưng vẫn cung cấp một dấu hiệu tốt cho việc sử dụng nợ nội địa nếu công cuộc cải cách đối với việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ được cải thiện, nếu các rủi ro đã được quản lý hiệu quả trong nền kinh tế, nhờ vào chính sách kinh tế ổn định, lợi ích của nợ nội địa được nhấn mạnh nhiều hơn khi đó triển vọng về khả năng phát hành nợ nội địa tại Việt Nam nói riêng và tại các nước có thu nhập trung bình và thấp nói chung dường như là có triển vọng hơn.

Đồng thời vấn đề khả năng sử dụng nợ của các quốc gia cũng là một vấn đề đáng bàn tới, việc nợ nội địa (và ngay cả nợ ngoại tệ) có hệ số giải thích rất nhỏ đối với tăng trưởng của Việt Nam cho thấy những vấn đề cấp thiết phải giải quyết trong vấn đề sử dụng nợ. Nếu coi quốc gia là một doanh nghiệp, nợ có thể xem như là nguồn tài trợ có hiệu quả nhưng lại đi kèm với chi phí sử dụng vốn rất thấp, là đòn bẩy để đưa quốc gia – doanh nghiệp - phát triển. Do đó vấn đề khả năng sử dụng nợ hiệu quả là rất cần thiết phải xử lý và đưa ra những giải pháp cải tiến cấp kỳ để cải thiện tình hình hiện nay, tránh tình trạng chây ỳ lâu dài sẽ đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng không thể cải thiện được.

Những mối quan tâm đa dạng về tính bền vững của nợ công đề xuất các phương thức phân phối mà tại đó các quốc gia mà có điều khiển tài khóa tốt cũng chưa bảo đảm khả năng ổn định vững chắc, các quốc gia này nên nghiên cứu tiếp tục tiến hành các phương pháp tiếp cận nợ nội địa một cách vững chắc. Cho thấy rằng, vẫn còn có nhiều phạm vi tức thời cho việc mở rộng phát hành nợ nội địa thông qua mở rộng thị trường trái phiếu chính phủ sử dụng các chứng từ có tính thanh khoản của ngân hàng trung ương hoặc là các phương cách mở rộng vay mượn mà không gây thâm hụt tài khóa. Chuỗi lựa chọn được đề cập tiếp theo đây minh họa những gì mà các nước LICs và EMS (trong đó có cả Việt Nam) có thể làm để mở rộng thị trường nợ nội địa mà không gây nguy hiểm cho cân bằng tài khóa:

 Thay đổi các nghĩa vụ trả nợ không được bảo đảm bằng trái phiếu cho đến ngày trở thành thị trường nợ. Nhiều chính phủ của các quốc gia LICs nhận được những nghĩa vụ này từ sự tái cấu trúc các ngân hàng trong quá khứ, ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại thu được những tiến bộ trực tiếp. Ví dụ: Tanzania trong năm 2002 phải trả một khoản vay lớn của nợ phi trái phiếu của ngân hàng trung ương do việc phát hành nợ dài hạn tại thời điểm mà tiền tệ có tính thanh khoản cao trong thị trường kinh tế.

 Tăng cường thêm các chức năng của thị trường hiện có – truyền giảng thông tin về việc quản lý nợ, tăng cường tính hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô của quốc gia cả về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tăng cường tính minh bạch trong các cuộc đấu giá, phát triển thị trường thứ cấp, mở rộng các loại hình nhà đầu tư (cho phép các quỹ hưu trí, các nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư nước ngoài), và kéo dài thêm cấu trúc kỳ hạn.

 Thống nhất trái phiếu chính phủ/ngân hàng trung ương để thúc đẩy triển vọng kinh doanh của thị trường thứ cấp và làm gia tăng sức mạnh của chính sách tiền tệ. McCauley (2003) phác họa cách chuyển đổi chính thức của giấy tờ có giá trở thành nợ chính phủ tại thị trường Singapore trong thời kỳ 2001 – 2003. Quá trình hoạt động thúc đẩy việc nắm giữ nợ của ngân hàng trung ương và làm lớn thêm kích thước và tính thanh khoản của hệ thống đánh giá đang được sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao

dịch tại thị trường thứ cấp), toàn bộ đều nhằm vào mục đích cải thiện khả năng của ngân hàng trung ương chỉ đạo ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động của thị trường mở.

Theo thời gian, khi mà các quốc gia đã làm mạnh thêm khả năng quản lý nợ và cân bằng tài khóa, họ có thể trông chờ nhiều hơn vào tài chính nợ nội địa thông qua các cơ chế sau đây:

 Khi mà điều kiện cho phép, thay thế tài trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài bằng các trái phiếu nợ nội địa. tại nhiều nước LICs, thị trường hóa nợ nội địa được trông chờ là có khả năng có chi phí vốn thấp hơn hơn là vay mượn từ nước ngoài, ngay cả khi được hưởng ưu đãi, việc này được quy tội cho sự sụt giảm giá trị tiền tệ trung bình 15% một năm. Điều này có thể là một quan điểm tranh luận, do vậy, đối với sự tái bắt đầu từng bước một của giá trị trung bình việc tài trợ bằng nội địa ròng (NDF) tại các quốc gia mà nợ nội địa chiểm tỷ lệ thấp trong GDP hay so với khối tiền gửi ngân hàng, hay là, tại đất nước mà việc vay mượn là không cần thiết để tài trợ cho thâm hụt ngoại hối

 Suy nghĩ vượt qua giới hạn hiện nay. Báo cáo của Recent World Bank và EADB đã kêu gọi việc phân phối sử dụng nợ bằng đồng tiền địa phương để tài trợ cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các nước SSA. Điều này có thể đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chiều sâu và tính thanh khoản của thị trường tiền tệ địa phương trong một vùng, và có thể có tác động tuyệt vời là cung cấp lộ trình giải thoát cho các quốc gia được xem là các “con nợ” trên thế giới.

 Xem xét khả năng của việc chuyển đổi nợ nước ngoài hay là tài trợ từ nước ngoài trở thành hợp đồng tiền tệ nội địa trong dài hạn đối với lượng tiền tài trợ của công dân các quốc gia EMS đến các chính phủ EMS. Giữa những thứ hỗn loạn, như việc một hợp đồng có thể giúp ích trong việc thành lập một kênh trách nhiệm giải trình trong nước một cách bắt buộc để thay thế cho kênh trách nhiệm giải trình đối với nước ngoài, là kết quả từ việc sắp xếp hợp lý hóa các điều kiện của quốc gia. Thách thức

chính yếu ở đây chính là sự phân phối của các trái phiếu dài hạn vào khu vực dân cư và xử lý vấn đề thời gian không phù hợp liên quan đến các các hợp đồng nợ danh nghĩa.

Một phần của tài liệu NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79 -84 )

×