Các giả thuyết có thể kiểm chứng

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 48)

2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ

2.3.3Các giả thuyết có thể kiểm chứng

Những đề xuất ở trên cho thấy một chuỗi tính toán lợi ích và chi phí tương đối phức tạp đối với nợ nội địa và các lý thuyết hợp lý và đáng tin cậy (i – iii) phải được kiểm chứng nhằm mục đích làm cho chúng ngày càng sáng tỏ hơn. Ví dụ:

 Nợ nội địa có thể có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tăng trưởng. Ngoài ra, tác động của nợ nội địa đối với tăng trưởng có thể là hoàn toàn “phi tuyến tính”.

Nợ nội địa có thể có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Những quan điểm trái ngược nhau được khắc phục bằng sự thực của khả năng tác động phi tuyến tính của nợ: tại mức độ nợ trung bình, nợ nội địa thúc đẩy tăng trưởng nhưng trên mức đó, nhiều lo ngại truyền thống về việc sụt giảm đầu tư có thể xảy ra. Do vậy, điều quan trọng cần phải nhận diện là ngưỡng nợ công này nằm ở đâu, điều này có thể giúp ích cho việc đánh giá nếu mà nợ của quốc gia được nghiên cứu đã chạm tới mốc dừng của việc vay mượn.

 Tác động đến kinh tế vĩ mô của nợ nội địa có thể được nhận thấy và vận hành thông qua kênh ảnh hưởng đầu tư hơn là thông qua việc tích lũy nguồn vốn.

Nợ nội địa có thể vừa thúc đẩy trữ lượng tiết kiệm khu vực tư và cải tiến danh mục đầu tư của toàn nền kinh tế. Ngoài ra, tác động lan tràn tích cực từ thị trường nợ nội địa đến thị trường vốn rộng hơn có thể làm gia tăng lượng rủi ro có thể mắc phải và hỗ trợ sự phân bổ tốt hơn của vốn vào khu vực sản xuất hàng hóa. Nếu những khu vực đó chưa được tài trợ kinh phí ở mức độ phù hợp trong quá khứ, thị trường nợ nội địa sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của tổng yếu tố sản xuất và mở rộng hơn nữa các lĩnh vực sản xuất của quốc gia.

 Môi trường thể chế - có thể được xem xét dưới góc độ chất lượng và độ rộng của thị trường nợ nội địa có thể có những mối quan hệ đáng phải thảo luận ảnh hưởng đến khả năng tác động đến tăng trưởng của nợ nội địa.

Môi trường thể chế có thể có những mối liên hệ đa dạng với nợ nội địa. Một mặt, thể chế tốt hơn có thể hàm ý một khung chính sách có thẩm quyền thích hợp, chính sách này đề cao khả năng sử dụng tối ưu của tài nguyên tài khóa cho sự cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng của quốc gia, phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả luật pháp và những thứ khác, và bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp một cách hiệu quả. Điều này có thể hướng tới sự tác động của nợ nội địa đến tăng trưởng, hay bất cứ nguồn vốn tài trợ nào có thể ảnh hưởng đến vấn đề đó, hay là những vấn đề cao hơn nữa. Mặt khác, thị trường nợ nội địa có thể ít quan trọng hơn trong các môi trường thể chế ổn định như là một vấn đề phụ thêm hay vấn đề đa dạng hóa rủi ro mà nợ nội địa đã thể hiện trên dữ liệu bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, tại các thị trường này, nợ nội địa có thể đảm nhiệm một vai trò ít quan trọng hơn. Ngoài ra, lợi ích của việc đa dạng hóa rủi ro sẽ trở nên ít có vai trò quan trọng hơn vì biên rủi ro toàn diện của nền kinh tế đã sụt giảm. Ví dụ, liệu vấn đề thể chế tốt bổ sung nợ nội địa cho việc cung cấp dịch vục khu vực công, hay liệu việc nợ nội địa thay thế cho các vấn đề bổ sung và vấn đề bảo hiểm rủi ro mà nợ nội địa đã thể hiện trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

Các ngân hàng thương mại nắm giữ nợ nội địa được xem như là có liên quan đến ảnh hưởng yếu hơn của hệ thống tài chính và sự sụt giảm chi tiêu lớn hơn, những điều đó xảy ra nhiều hơn là khi nợ được nắm giữ bởi các khu vực phi ngân hàng. Như đã được báo hiệu trước trong nghiên cứu của Christensen (2004) và nghiên cứu của Gulde và cộng sự (2006), khả năng của các nước LICs, đặc biệt tại khu vực hạ Sahara SSA, để mở rộng phát hành nợ nội địa mà không làm sụt giảm việc cho vay của các ngân hàng đến khu vực tư phụ thuộc từng phần vào tầm quan trọng của các khu vực tiết kiệm theo hợp đồng (quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm...) Sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng vào thị trường trái phiếu của chính phủ làm gia tăng

tính cạnh tranh trong khu vực tài chính làm dịu đi các mối quan ngại đã được đề cập trong nghiên cứu của Hauner (2006).

Kết luận:

Những nghiên cứu trước đây về mặt lí thuyết và thực nghiệm đã cung cấp cho ta cơ sở cho ta xác định các biến độc lập cho mô hình kiểm định các nhân tố tác động đến nợ công tại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu của Robert (2001). Còn về khía cạnh nợ công tác động lên tăng trưởng, Pinto (2005) và những nghiên cứu trước đó về lí thuyết tăng trưởng đã cung cấp cho ta những kiến thức cần thiết và cách thức để liên kết mối quan hệ phức tạp này. Thông quan những quan điểm tranh luận của các học giả nghiên cứu có uy tín về vai trò của nợ nội địa đối với sự tăng trưởng của các quốc gia, những nghiên cứu lý luận về vai trò tác động của nợ nội địa được kiểm tra bằng các nghiên cứu thực nghiệm đáng tin cậy. Bên cạnh đó, Christensen và Abbas (2007) cung cấp cho chúng ta những giả thiết cần phải kiểm chứng về vai trò của nợ nội địa đối với nền kinh tế, đồng thời mở ra các hướng nghiên cứu cho các thế hệ tương lai để làm sáng tỏ hơn vai trò của nợ nội địa đối với nền kinh tế vĩ mô của quốc gia.

Những chi tiết về các biến, mô hình cũng phương pháp thu thập số liệu được trình bày rõ trong phần 3.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 48)