Nợ côngvà tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 56)

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Nợ côngvà tăng trưởng

Hồi quy nợ và tăng trưởng

Theo những lí thuyết đã trình bày trước đây, giữa nợ và tăng trưởng sẽ có mối quan hệ nghịch chiều vì thế điều đầu tiên là ta đi xác định mối liên hệ giữa nợ (d) và tăng trưởng (gY). Ta hồi quy dựa trên mô hình sau:

Bảng 3.4: Kết quả hồi qui biến theo d

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.040355 0.005698 7.082402 0.0000

D -0.019675 0.012837 -1.532616 0.1379

R-squared 0.085887 Mean dependent var 0.031939 Prob(F-statistic) 0.137929 Durbin-Watson stat 0.854233

Kết quả được đúng tương quan ngược chiều như ta dự đoán nhưng khá yếu và thêm vào đó p-value quá lớn khiến phương trình hồi quy không có ý nghĩa. Điều này nhất quán với những nghiên cứu trước đây không chứng minh được mối quan hệ này tại Việt Nam.

Sau đó, chúng tôi dùng nhiều cách khác nhau để chứng minh mối quan hệ này. Đầu tiên là bắt cầu qua độ bất ổn sản lượng và sau đó là bắt cầu qua thâm hụt ngân sách.

Tương quan giữa nợ công và tăng trưởng thông qua độ bất ổn sản lượng

Do còn khá lo ngại về độ mạnh trong tương quan ở mô hình hồi quy trực tiếp dùng để chứng minh nợ công có tác động không tốt lên tăng trưởng, chúng tôi quyết định đo lường lại một lần nữa tác động của nợ lên tăng trưởng qua biến gc đại diện cho độ bất

ổn sản lượng 11

. Do hạn chế về số liệu tại Việt Nam, chúng tôi tính gc như là độ lệch chuẩn của tăng trưởng GDP của quốc gia trong giai đoạn 20 năm được thu thập từ WEO của IMF.

Tăng trưởng bị ảnh hưởng xấu bởi độ bất ổn của sản lượng (gc)và sâu xa hơn độ bất ổn của sản lượng này có thể chuyển hóa thành những nhân tố gây ra khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và cũng có thể là một dấu hiệu của chu kì kinh tế thông thường. Tỉ lệ nợ trên GDP danh nghĩa (từ khía cạnh thấu chi) gia tăng với độ bất ổn nhưng giảm sút với nguy cơ khủng hoảng nợ, mà chính nguy cơ này lại gia tăng độ bất ổn dẫn đến mối liên hệ hiển nhiên giữa nợ và tính bất ổn. Sản lượng giảm nhưng để bù đắp cho ngân sách chi đã được hoạch định trước, hay kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại theo đúng mục tiêu khiến chính phủ vay mượn được nhiều hơn.

Một cách đơn giản để nghĩ về mối liên hệ giữa nợ công và tăng trưởng đó là khi tỉ lệ nợ trên GDP vượt qua một ngưỡng cụ thể ở từng quốc gia, nó gia tăng nguy cơ khủng hoảng và tăng độ bất ổn, giảm thiểu tăng trưởng. Mặt khác, thâm hụt tài khóa càng cao, hệ quả bất ổn càng nghiêm trọng (ám chỉ tăng trưởng thấp hơn), tỉ lệ nợ công trên GDP thực sự càng cao (vì những mục tiêu lạm phát cho trước) và định mức tín nhiệm của nợ càng thấp. Mỗi điểm sẽ được thảo luận kĩ hơn ngay sau đây.

Những sự kiện về kinh tế vĩ mô trong quá khứ cho ta thấy rằng tính ổn định lâu dài tốt cho tăng trưởng. Fischer (1993, trang 487) lưu ý rằng cấu trúc kinh tế vĩ mô có thể được nói là ổn định khi lạm phát thấp và dự đoán được, lãi suất thực hợp lí, chính sách tài khóa duy trì ổn định, tỉ giá hối đoái thực cạnh tranh và dự đoán được và cán cân thanh khoản được tin là tích cực. Nghiên cứu của ông tập trung vào 3 biến: lạm phát, thâm hụt tài khóa và “phần bù thị trường chợ đen” tỉ giá hối đoái (chênh lệch giá trên

11 Blanchard và Simon (2001) định nghĩa độ bất ổn bằng độ lệch chuẩn của tăng trưởng GDP thực theo quí. Họ tính toán độ bất ổn này bằng cách lấy đọ lệch chuẩn của mỗi 20 kì, có nghĩa là gct là độ lệch chuẩn ước lượng được trong khoảng thời gian t-19 đến t. Tuy nhiên Francisco Alcalá, Universidad de Murcia, Israel Sancho, Universidad de Murcia (2003) lại xem gc là phương sai, và mở rộng khung thời gian lên đến 40 kì quan sát từ đó tập trung hơn vào giá trị trung vị và những thay đổi trong dài hạn. Một phương pháp khác đo lường độ bất ổn sản lượng là phương sai của hố cách sản lượng, tính toán những tỉ số theo năm hơn là theo quí hay là tính toán độ bất ổn bằng phương sai có điều kiện lấy từ cũng dãy số tăng trưởng theo quí theo qui trình GRACH (1,1) đưa ra một kết quả tương tự.

thị trường bất hợp pháp và giá do chính phủ niêm yết) và những ảnh hưởng của chúng lên tăng trưởng thông qua nghiên cứu ở các quốc gia trong giai đoạn 1960-1988. Ông phát hiện ra rằng “môi trưởng vĩ mô ổn định, có nghĩa là duy trì một tỉ lệ lạm phát thấp và hợp lí và những khoản thâm hụt ngân sách nhỏ, là tiền đề tốt cho tăng trưởng bền vững” (tiền đề tốt là thêm vào). Theo nguyên lí nhân quả, Fischer kết luận rằng có những bằng chứng hữu hiệu chỉ ra rằng có một dòng chảy từ lạm phát cao đến tăng trưởng thấp hơn là ngược lại. Tuy nhiên, ông ta cũng lưu ý rằng lạm phát thấp thì không thật cần thiết cho tăng trưởng, mặc dù lạm phát cao không phù hợp với tăng trưởng bền vững (một nghiên cứu đáng chú ý khác bao gồm de Gregorio (1993) và Bruno và Easterly (1998), người tranh luận nổi tiếng rằng khi lạm phát vượt quá 40%/năm, tăng trưởng sẽ không bền vững được).

Đúc kết từ những vấn đề kinh tế, tác giả có thể tóm lược những kết quả chính của Fischer trong công thức (1) ở trên (một cuộc khảo sát những vấn đề kinh tế có thể được tìm thấy ở Temple (2000)). Cách thức mà lạm phát làm giảm sút tăng trưởng được nêu rõ trong Fischer 1993, bao gồm giảm đầu tư cũng như tỉ lệ tăng trưởng giảm xuống, trong khi những khoản thặng dư ngân sách lớn hơn thì tương ứng với tăng trưởng nhanh hơn thông qua tích lũy đầu tư lớn hơn và tốc độ tăng trưởng cao hơn. Điều thú vị là “động cơ nợ” chỉ được đề cặp một lần, mặc dù quan trọng là trong Fisher 1993, trong khi lưu ý rằng thâm hụt cao có thể tương ứng với lạm phát thấp trong một khoảng thời gian; nhưng một chuỗi các động cơ nợ chi tiết hơn có thể cần thiết để nhận định xem thâm hụt có duy trì liên tục hay không, và do đó, tương ứng với ổn định vĩ mô. Điều này dẫn đến một mức hạn chế ngân sách chính phủ duy trì được (GIBC), chính hạn chế này đã tạo nên mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa (cân bằng tài khóa cơ bản và chi trả lãi suất), lạm phát (khoản lợi do đúc tiền) và tăng trưởng. Nó cũng đo lường mối quan hệ này trong các tài sản nợ ngẫu nhiên liên quan đến báo cáo thua lỗ của các công ty, tài sản thế chấp và việc giám sát lỏng lẽo của ngân hàng, tóm lại, tác động xấu tiềm tàng của giới hạn ngân sách mềm cho ngân hàng và doanh nghiệp.

Sản lượng bất ổn được biết là gây ra hậu quả xấu hiển nhiên lên tăng trưởng trong dài hạn, kết quả thực nghiệm là nền tảng lịch sử bất ổn và những giả thuyết chính yếu rằng chu kì bất ổn của nền kinh tế và khuynh hướng tỉ lệ tăng trưởng sẽ không tách biệt với các hiện tượng nhân quả liên quan. Vậy nợ công liên quan đến sản lượng bất ổn như thế nào? Mọi người sẽ nghĩ đến 2 kênh dẫn: sự không chắn chắn vĩ mô và những tác động của nó lên đầu tư; và nguy cơ lớn hơn sẽ được cảnh báo. Những quốc gia mắc nợ nhiều có khuynh hướng nếm trãi khủng hoảng vĩ mô do cú sốc tỉ lệ mậu dịch hay dòng vốn dịch chuyển nghịch chiều, những thứ khác vấn tương đường. Những cảnh báo như thế có thể là đúng và liên hệ điển hình đến sụp đổ tỉ giá hối đoái, hoạt động ở các ngân hàng và đôi khi, khủng hoảng do vỡ nợ. Suy thoái nghiêm trọng cũng sẽ diễn ra theo. Vấn đề này là do khi độ bất ổn sản lượng được tính toán thông qua một giai đoạn dài, trung bình của nó qua các giai đoạn của suy thoái chu kì bình thường và cả giai đoạn khủng hoảng. Khi Hnatkovska và Loayza (2004) chuyển độ bất ổn thành nhân tố gây ra khủng hoảng đã hấp thụ hậu quả của suy thoái nghiêm trọng và một nhân tố hấp thụ suy thoái chu kì thông thường, hồi quy qua nhiều quốc gia trong giai đoạn 1960-2000 cho thấy rằng độ bất ổn khủng hoảng thật sự gây hại lên tăng trưởng dài hạn. Những kết quả này đặt một phần bù lên phát triển tài chính, tài khóa và công ty cũng như né tránh khủng hoảng như là nhân tố chính yếu trong việc sụt giảm tác hại xấu lên sự bất ổn trong tăng trưởng.

Mối quan hệ nợ công và tăng trưởng thông qua thâm hụt:

Chúng tôi đọc về ý tưởng này từ nghiên cứu đang hoàn thiện của Gill và Pinto (2005). Hai ông thực hiện mô hình hồi quy tăng trưởng với thâm hụt và lạm phát và được kết quả ngược chiều với tăng trưởng. Và khi áp dụng mô hình này vào Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi ta loại yếu tố lạm phát ra khỏi mô hình với lí luận rằng tỉ lệ tăng trưởng thực này dựa trên phương pháp ngang giá sức mua PPP nên cũng đã phần nào loại lạm phát ra khỏi tăng trưởng. FD là tỉ lệ thâm hụt tài khóa trên GDP (%) được tính bằng cách lấy tỉ số thu nhập trên GDP của chính phủ trừ đi cho tỉ lệ chi ngân sách trên GDP.

Mô hình 2.1:

Bảng 3.5: Mô hình hồi qui của gY theo FD

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.037582 0.003443 10.91696 0.0000

FD - 0.164815 0.085080 1.937179 0.0766

R-squared 0.238224 Mean dependent var 0.031912 Prob(F-statistic) 0.076619 Durbin-Watson stat 0.873769

Do hạn chế về mặt số liệu cũng như các biến nên ta quyết định gia tăng mức ý nghĩa lên 10%. Vì p-value<10%, ta kết luận tăng trưởng ngược chiều với thâm hụt tài khóa.

Mô hình 2.2:

Bảng 3.6: Mô hình hồi qui của

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.009742 0.009182 1.061040 0.3114

(-1) 0.472468 0.217496 2.172302 0.0526 R-squared 0.300205 Mean dependent var -0.001794 Prob(F-statistic) 0.052566 Durbin-Watson stat 3.047976

Mô hình hồi quy với p-value <10% như vậy tương quan cùng chiều giữa thay đổi trong nợ và thâm hụt là cùng chiều. Điều này hoàn toàn hợp lí vì thâm hụt tài khóa được tạo nên bởi thâm hụt cơ bản và tiền lãi phải trả phát sinh từ nợ và trừ đi khoản lãi do đúc tiền. Cho nên ta kết luận rằng thâm hụt tác động xấu lên tăng trường, mà nợ công lại tạo điều kiện cho quốc gia ngày càng thâm hụt tài khóa vậy suy ra nợ tác động xấu lên tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)