Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 105)

5 KẾT LUẬN

5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

- Theo ý định ban đầu là thực hiện kiểm định cả 9 lí thuyết kinh tế chính trị về nợ công như Robert (2001) đã làm. Nhưng sự hạn chế về số liệu tại Việt Nam khiến chúng tôi không thực hiện được ý định đó. Điều đầu tiên là Việt Nam thiếu các số liệu về tổng thuế, gián thu hay trực thu, và rất nhiều biến chính trị khác nữa. Bên cạnh đó những số liệu tìm được cũng rất hạn chế về khoảng thời gian quá ít. Bên cạnh đó dù biết tham nhũng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nợ ở các quốc gia nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp đo lường nhân tố này. Việc đưa biến này ra khỏi mô hình vì không tìm được các đo lường cùng số liệu liên quan là một hạn chế của đề tài. Việc nghiên cứu phát triển mở rộng các biến nêu trên là một hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

- Đề tài cũng đề cặp đến ngưỡng an toàn của nợ mà một khi nợ của quốc gia vượt qua ngưỡng này thì tình hình sẽ rất tồi tệ. Nhưng nghiên cứu này vẫn chưa tìm hiểu thật rõ khía cạnh đó.

- Việc kiểm định ảnh hưởng của thể chế chính trị ở Việt Nam đến việc sử dụng nợ nội địa, xa hơn nữa là ảnh hưởng của nó đến thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Vấn đề này gặp hạn chế rất lớn do tác giả không tiếp cận được với dữ liệu của ICRG về Việt Nam, thêm vào đó do đặc trưng của môi trường chính trị tại Việt Nam mà các yếu tố về chính trị không thể thu được các số liệu thống kê.

- Do bộ dữ liệu bị giới hạn về độ dài và độ rộng, và vấn đề tương quan giữa các biến, nên kết quả hồi quy có thể không phản ánh hết những thay đổi và tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc của mô hình.

Phụ Lục 1: Nguyên nhân dòng vốn đảo nghịch

Lý thuyết nói rằng vốn sẽ luân chuyển từ nơi thừa đến thiếu hay từ quốc gia giàu đến nghèo. Nhưng trong thực tế điều đó không xảy ra, lượng chu chuyển vốn giữa các quốc gia phát triển luôn vượt trội hơn so với hướng ngược lại. Nguyên nhân là do các nhân tố rủi ro làm giảm lợi nhuận, nguy cơ vỡ nợ và hạn chế của loạt công cụ sẵn có trên thị trường thế giới.

- Lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro ở những quốc gia nghèo thấp hơn những quốc gia giàu có, ngược với lí thuyết biên lợi nhuận giới hạn. Những yếu tố như nguồn nhân lực, hiệu quả điều hành, việc dự đoán chính sách chính trị có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hơn và gia tăng rủi ro mặc dù vốn tương đối khan hiếm được nêu ra bởi Lucas (1998), Maki, Romer và Weil (1992). Thực tiễn đề cao tầm quan trọng của cách điều hành quản lí, cơ chế khuyến khích và năng suất.

- Rủi ro vỡ nợ và khó khăn trong việc bảo đảm hợp pháp hạn chế cả tư nhân nước ngoài cho vay và chính phủ vay mượn nợ công vì chênh lệch nội địa và phân bổ danh mục của nước giàu.

- Sự hiện diện ảo của công cụ nợ sẽ điều chỉnh chi phí cú sốc từ tỉ lệ mậu dịch hay lãi suất thế giới trở nên bất thường do mức độ sai lệch của thị trường tài chính thế giới ngày càng cao. Trái phiếu có lãi suất dựa trên tăng trưởng GDP vẫn chưa thể tồn tại, lãi suất tiền tệ thì cơ bản do người mượn. Một trở ngại lớn có thể là rủi ro đạo đức do khả năng vỡ nợ của người mượn ảnh hưởng đến thuế suất, mặc dù có thể vượt qua nó bằng sự lựa chọn biến ngoại sinh phù hợp. Tuy nhiên những công cụ như thế chưa tồn tại.

Phụ lục 2: Lí thuyết kinh tế chính trị giải thích việc vay mượn nợ.

Sự thật là việc gia tăng nợ quá mức ở các nước đang phát triển và việc xem xét lại tính thannh khoản đóng vai trò quan trọng cho thấy rằng chính phủ đang vay mượn quá mức, và thấu chi hạn chế ngân sách. Vì điều này thì không hợp lí về mặt kinh tế, mọi người cố gắng

tìm kiếm một cách giải thích khác. Chính phủ vay mượn để trì hoãn những khó khăn khi cải cách hoặc tăng lợi nhuận cho những nội gián biết liên kết tốt, hoặc tránh tạo ra ảnh hưởng xấu lập tức nhưng điều chỉnh lợi ích theo thời kì đối với một cú sốc bất lợi. Rodrik (1999) tranh luận rằng mối liên hệ giữa các chính sách, cú sốc, và mâu thuẫn quy tắc quản lí đóng vai trò then chốt trong việc giải thích nợ tích lũy và hiệu quả hoạt động vĩ mô, nhấn mạnh rằng khuynh hướng né tránh chi phí điều chỉnh ngắn hạn có thể gia tăng hậu quả bất lợi lên tăng trưởng tương lai và vốn cổ phần. Chính phủ thấy khó mà điều chỉnh với tích lũy nợ trì hoãn. Những ý kiến chính theo giải thích về kinh tế chính trị của biến động nợ được trình bày như sau:

Kinh tế chính trị và vay mượn quá mức.

Khuynh hướng vay quá nhiều và hậu quả của khủng hoảng nợ, tiền tệ, tài chính đưa ra câu hỏi tại sao những sự kiện tốn kém này lại xảy ra. Hướng tiếp cận kinh tế chính trị nêu bật những nhân tố dẫn đến sự trì hoãn cải cách khó khăn, vay mượn trễ hạn tạo ra bởi xung đột về người sẽ chịu trách nhiệm cho chi phí cải cách, khuynh hướng thiển cận là cứ vay mượn và chi tiêu trong thời điểm tốt để tạo cơ hội thắng cử chứ không hề lo lắng cho phúc lợi lâu dài của xã hội. sau đây là tóm tắt những ý tưởng chính.

- Quản lí nợ không toàn diện và “phớt lờ tính tích cực”: những nguyên nhân khiến vấn đề không được giải ết kịp thời là do ý tưởng, thiếu kĩ thuật công nghệ, sai phậm về con người và thông tin không đầy đủ. Việc học hỏi có thể giúp ích thế nhưng việc tái diễn khủng hoảng khiến quan điểm này bị nghi ngờ. “Phớt lờ tính tích cực” cũng có thể gây ra vay mượn quá nhiều do việc không chắc chắn về hiệu quả của việc cải cách cũng như khả năng mọi thứ có thể tự cải thiện khiến các nhà hoạch định chính sách trì hoãn những điều chỉnh lớn.

- Xung đột giữa các nhóm lợi ích cạnh tranh và vai trò chiến lược của nợ. Quan điểm "chiến tranh phân bổ" lập luận rằng các đảng cạnh tranh làm thế nào để phân bổ gánh nặng ổn định tài khóa. Phe cho rằng đầu tiên nên trả nhiều hơn. Vì vậy, cả hai phe cứ mãi cạnh tranh, gây nên cuộc khủng hoảng lớn hơn sau này. Những trì hoãn này trở nên rất tốn kém và tạo tiền để cho khủng hoảng trong khi thực hiện chính sách cải cách tức thì có thể tốt hơn, nhưng thường thì sự nhận thức khôn ngoan đến khi đã muộn. Nghiên cứu liên quan tìm hiểu những tác động của cuộc xung đột như vậy theo thời gian tùy thuộc vào nhóm nào ền lực hơn. Vì các đảng khác nhau có ưu đãi về thành phần và mức độ chi tiêu của chính phủ khác nhau, các nhà hoạch định chính sách hiện nay có thể cố tình hạn chế các chính phủ trong tương lai bằng cách phát hành nợ quá

nhiều hôm nay, đặc biệt là nếu họ xem xét cơ hội tái đắt cử của họ mỏng manh. Hành vi này được tăng cường bởi sự phân cực chính trị. Các nghiên cứu kết luận rằng bất ổn kinh tế được liên kết với nhau với sự bất ổn định chính trị, và cả hai củng cố cho nhau.

- Chiến lược Đảng Nhân Dân. Điều này nói đến những kết quả không tốt về phân phối thu nhập và vai trò của những cử tri trung bình với khả năng ết định kết quả bầu cử và do đó những chính sách công thuộc về dân chủ. Những người có khả năng chiến thắng từ cải cách chính sách có thể không chắc chắn về lợi ích, và do đó không ủng hộ cải cách. Nhóm thu nhập cao và thấp có thể hình thành liên minh ngầm thích sự tích tụ của nợ nước ngoài, trước đây bởi vì họ có thể tránh phải chi trả cho việc chu chuyển vốn và sau này là vì họ không muốn chi trả dưới bất cứ hình thức nào . Kết quả là, gánh nặng là do các tầng lớp trung lưu. Mô hình này, liên kết với các chiến lược kinh tế nhân dân được thảo luận bởi Dornbusch và Edwards (1991), dẫn đến quá nhiều nợ.

- "Thường dùng” tài nguyên của chính phủ. Hướng nghiên cứu này tin rằng các đảng khác nhau sẽ tận dụng tài nguyên của chính phủ và sự hợp tác chỉ xảy ra sau khi suy giảm đáng kể điều kiện kinh tế. Các tài liệu đã được gọi là "hiệu ứng voracity", dẫn đến vay mượn quá nhiều bất cứ khi nào có nguồn tài trợ.

- Bảo tồn khuyến khích và rủi ro đạo đức. Sự bùng nổ về tiêu dùng và chính sách tài khóa ủng hộ theo chu kì có thể là kết quả của những kỳ vọng về các gói cứu trợ trong trường hợp có một cuộc khủng hoảng. Viện trợ nước ngoài có thể thúc đẩy khuyến khích bảo tồn khuyến khích cho chuê tìm kiếm, trong khi bào mòn động lực cho các hành động khắc phục vì thành công có thể làm giảm chuyển đổi. Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này kết luận rằng cả hai viện trợ có hay không điều kiện đều hiệu quả tương đối kém (ví dụ, Dornbusch và Edwards (1991)Chu kỳ ngân sách chính trị. Lý thuyết này đã được thúc đẩy bằng cách quan sát các giai đoạn của chu kỳ bầu cử ảnh hưởng đến chính sách tài khóa. Chính phủ đương nhiệm sẽ cố gắng để "mua" phiếu với cuộc bầu cử tiếp cận bằng cách mở rộng chi tiêu và chuyển đổi thành phần của nó đối với chi tiêu tiêu dùng có thể quan sát được và khác xa đầu tư. Thực tiễn xác nhận xu hướng này và tìm thấy sự thay đổi trong chu kỳ ngân sách được thúc

đẩy chủ yếu bởi các mong muốn của các chính trị gia muốn tiếp tục ở vị trí ền lực và tiền thuê liên quan.

Nguồn: Ngoài các tài liệu tham khảo trích dẫn trong box, Talvi và Vegh (1998), Sturzenegger và Wolf (2004), dựa trên Drazen (2000) và tài liệu tham khảo trong đó

Phụ lục 3: Khái quát chung về nợ công nội địa

Đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về nợ công nội địa. Chúng tôi xin đưa ra đây một vài định nghĩa. “Nợ công nội địa là nợ mà các Chính phủ huy động bằng cách phát hành trái phiếu trong nước để thu hút nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức

trong nước” (Theo Wikipedia).

Tác giả Ugo Panizza trong bài nghiên cứu “Nợ công nội địa và nợ công nước ngoài tại

các nước đang phát triển” hoàn thành vào tháng 03 năm 2008 đưa ra các định nghĩa về

nợ công nội địa. Tác giả đề cặp đến nợ nước ngoài và nợ nội địa của khu vực công nhưng không đề cặp đến định nghĩa chính xác về 2 thuật ngũ này. Có 3 định nghĩa có thể được sử dụng cho nợ nước ngoài (và dĩ nhiên, cả nợ nội địa).

- Định nghĩa thứ nhất tập trung vào loại tiền tệ mà nợ được phát hành (nợ nước ngoài được xem xét là nợ ngoại tệ).

- Định nghĩa thứ hai tập trung vào nơi cư trú của chủ nợ (nợ nước ngoài là nợ vay mượn từ những người không định cư tại quốc gia vay mượn).

- Định nghĩa thứ ba tập trung vào nơi phát hành nợ và pháp luật điều chỉnh hợp đồng vay nợ (nợ nước ngoài là nợ được phát hành tại các quốc gia bên ngoài và chịu sự chi phối của thẩm quyền của tòa án nước đó).

Định nghĩa thứ nhất có vẻ như là không thích hợp vì một vài quốc gia phát hành nợ công định danh bằng đồng tiền nước ngoài tại thị trường nội địa và cũng đã từng phát hành nợ công định danh bằng đồng nội tệ tại các thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, định nghĩa này gặp nhiều vấn đề đối với các quốc gia mà lưu hành sử dụng đồng tiền của các quốc gia khác. Thêm một điều nữa, định nghĩa dựa trên thành phần tiền tệ của nợ công sẽ rất khó khăn trong việc thi hành vì sụ hạn chế thông tin về thành phần cấu trúc

tiền tệ của nợ công của các quốc gia. Điều này không đồng nghĩa với việc là các quốc gia không nên báo cáo thông tin về cấu trúc tiền tệ của nợ nước ngoài của quốc gia đó. Trong thực tế, những thông tin như thế này là những yếu tố chủ đạo trong sự đánh giá tính dễ bị tổn thương của một quốc gia đối với sự bất ổn tiền tệ và những khả năng tiềm tàng xảy ra khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, cấu trúc tiền tệ không nên bị làm rối rắm thêm với định nghĩa nợ nước ngoài.

Định nghĩa thứ hai là định nghĩa được sử dụng thông qua mô tà dữ liệu thống kê của các nguồn uy tín của các thông tin về nợ công. Thống kê thông tin nợ nước ngoài:

hướng dẫn cho biên tập viên và người sử dụng được xuất bản tổng hợp bởi BIS,

Eurostat, IMF, OECD, Paris Club, UNCTAD và World Bank định nghĩa rằng: “ Tổng hợp nợ nước ngoài, trong bất cứ thời kỳ nào, là số lượng tổng hợp của tất cả các khoản nợ thực tế hiện nay, và một cách không hề ngẫu nhiên, bao gồm cả các nghĩa vụ trả nợ cả nợ gốc và lãi của các con nợ tại một thời điểm bất kỳ trong tương lai, lượng nợ này thuộc sở hữu của người không cư trú trong một quốc gia cho người đang sở

hữu trong quốc gia vay mượn”. Định nghĩa này gây ra những đắn đo từ góc nhìn học

thuyết bởi vì nó phụ thuộc vào sự chuyển dịch của nguồn tài nguyên giữa những người cư trú trong quốc gia và những người không cư trú; nó cho phép đo lường định lượng rủi ro quốc tế được chia sẻ và tác động thu nhập của sự đa dạng trong các khoản nợ nước ngoài, và có thể đánh giá chi phí chính trị của nguy cơ vỡ nợ của quốc gia. Tuy nhiên, định nghĩa này dường như là không thể nào áp dụng được trong những môi trường hiện nay, những môi trường mà hầu hết nợ nước ngoài đều xảy ra do các chủ nợ tư nhân nắm giữ dưới dạng trái phiếu ( mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn khi mà hầu hết nợ nước ngoài do các chủ nợ tư nhân nắm giữ được chuyển đổi thông qua các khoản cho vay hợp vốn của các ngân hàng). Dĩ nhiên, các quốc gia cố gắng xác định nơi cư trú của những người đã mua các khoản vay nợ tại thị trường sơ cấp và theo dõi những gì đã xảy ra tại thị trường thứ cấp bằng cách thực hiện các bảng khảo sát theo thời kỳ. Tuy nhiên, một số ít các quốc gia đang phát triển tập trung vào việc (hay là có khả năng) để xác định danh tính của người nắm giữ cuối cùng của trái phiếu của họ. Ngay

cả những quốc gia mà thực hiện các nỗ lực đó cũng không thể làm bất cứ điều gì đối với các trái phiếu được nắm giữ bởi các trung tâm tài chính xuyên lục địa. Và kết quả là, hầu hết các quốc gia kết thúc bảng báo cáo đối với nợ nước ngoài và nợ nội địa bằng cách sử dụng thông tin của nơi phát hành và luật lệ chi phối bản hợp đồng cho vay. Điều này không phải là vấn đề, thực tế thì điều này chính xác là những gì đã được đề ra trước đó trong định nghĩa, vấn đề ở đây là các thông tin thường bị sai lệch vì nó không chứa đựng những gì có thể xảy ra sau đó (ví dụ: thay đổi của nguồn tài nguyên từ những người không cư trú thành những người cư trú...).

Thảo luận này có thể sẽ có thể trở nên không hợp lý trong trường hợp có một sự phù hợp chặt chẽ giữa nơi phát hành nợ và nơi cư trú của người nắm giữ sau cùng, vấn đề này đã từng được đưa ra thảo luận trong quá khứ. Tuy nhiên, có những bằng chứng

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)