Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 45)

2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ

2.3.2Các nghiên cứu thực nghiệm

Các nghiên cứu về nợ nội địa bị giới hạn bởi sự thiếu hụt của các dữ liệu đáng tin cậy, đặc biệt là sự thiếu hụt chuỗi số liệu thời gian cho một chuỗi dữ liệu bảng đủ lớn của các quốc gia. Nghiên cứu của Fry (1997) là nghiên cứu dữ liệu bảng duy nhất đối với ảnh hưởng tác động của các chiến lược thâm hụt – tài chính có thể thay thế lẫn nhau ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại các nước LICs và các nước EMS. Nghiên cứu thông qua 66 nước LICs và EMS trong suốt khoảng thời kỳ 1979 – 1993, Fry nhận

thấy rằng các thị trường đặt nền móng cơ bản từ việc phát hành nợ nội địa là phương pháp tiết kiệm nhất cho việc tài trợ thâm hụt nguồn vốn đối lập với việc vay mượn nợ từ bên ngoài, thuế đúc tiền và sự áp chế tài chính, tất cả những điều này đều có vẻ như là đều sẽ gây ra sự kiềm chế tăng trưởng, làm sụt giảm tiết kiệm khu vực tư, và lạm phát giá nguyên nhiên liệu. Thực vậy, câu hỏi quan trọng nhất là, theo như nghiên cứu của Fry, không phải là vấn đề liệu các quốc gia có nên chuyển vào tài trợ dựa vào thị trường nợ nội hay không, mà là các quốc gia phải thực hiện vấn đề đó như thế nào. Một vài nghiên cứu đã kiểm tra tác động của tài trợ bằng nợ nội địa ảnh hưởng đến khu vực ngân hàng và vay mượn khu vực tư. Sử dụng dữ liệu cấp độ ngân hàng cho 73 nước có thu nhập tầm trung trong suốt khoảng thời kỳ các năm 1990, nghiên cứu của Hauner (2006) nhận thấy rằng các ngân hàng, những ngân hàng mà đã phân bổ tín dụng cho chính phủ, các ngân hàng này thu được lợi ích nhiều hơn, nhưng có ảnh hưởng ít hơn. Tuy nhiên, sử dụng các dữ liệu kết hợp cấp độ quốc gia đối với việc nắm giữ nợ nội địa của khu vực ngân hàng thương mại, kết quả là trộn lẫn giữa tốt và không tốt: nợ nội địa chỉ bắt đầu gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tài chính tại mức độ nợ rất cao. Vì mẫu sử dụng của Hauner loại trừ vùng hạ Sahara tại châu Phi và các nước LICs tương đối nghèo khác, những nước mà tiêu biểu có nợ nội địa thấp, kết quả của ông ấy có vẻ như thiên lệch trong việc hướng tới việc chú trọng hơn vào việc tìm ra khả năng tích trữ nợ nội địa còn lại thấp. Vả lại, nghiên cứu không đi đến việc tính toán yếu tố là phạm vi mà các ngân hàng có thể “áp chế” lãi suất trái phiếu của chính phủ hay là “chuyển chúng qua” tay của các người gửi tiền hay là các công ty vay mượn, điều này phụ thuộc vào bản chất tính cạnh tranh của trong khu vực tài chính của từng quốc gia.

Ngoài ra, nghiên cứu của Hauner (2006) không xem xét đến khả năng mà các quyết định của các ngân hàng về việc nắm giữ nợ nội địa có thể có ảnh hưởng mang tính chất kinh tế nhìn từ góc nhìn đa dạng hóa rủi ro. Ví dụ là trong dài hạn, thu nhập thực tế của các ngân hàng trong việc cho vay khu vực tư có tương quan tiêu cực với thu nhập của họ đến từ trái phiếu chính phủ, rủi ro toàn diện của danh mục đầu tư của ngân hàng có

thể sụt giảm thông qua tác động của việc đa dạng hóa rủi ro. Điều này sẽ làm hạ thấp yêu cầu về lãi suất thu về của các người gửi tiền, cho phép các ngân hàng hạ thấp tỷ lệ cho vay của họ đối với bất kỳ trung gian lợi nhuận nào. Nghiên cứu của Abbas (2007a) miêu tả lý thuyết này và các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ cho sự tương quan phủ định này giữa lợi nhuận của chính phủ và lợi nhuận khu vực tư.

Những bằng chứng thực nghiệm của tác động làm sụt giảm chi tiêu ảnh hưởng nợ nội địa tại cấp độ kinh tế vĩ mô cũng đa dạng và trộn lẫn. Trong nghiên cứu về việc xem xét chiều sâu tài chính, ví dụ như là các khoản vay nợ và các khoảng tiền gửi so với GDP, nghiên cứu của Detragiache và cộng sự (2005) bao gồm chi trả nợ nội địa của chính phủ như là biến đại diện cho nợ nội địa tại 82 nước LICs và EMS trong suốt khoảng thời kỳ 1990 -2001. Hệ số của việc chi trả lãi suất được tìm thấy là tiêu cực một cách trầm trọng, mặc dù không đến nỗi quá nghiêm trọng như vậy khi nghiên cứu hồi quy tài sản của các ngân hàng theo GDP, do đó đề xuất ra một chuẩn tác động làm sụt giảm chi tiêu với cái nhìn sơ bộ. Tuy nhiên, việc chi trả nợ nội địa đi vào các khoản vay đối với GDP và các khoản tiền chi trả đối với GDP có dấu hiệu hồi quy cho thấy tích cực, có ý nghĩa và mang tính thống kê, đề xuất ra một ảnh hưởng đến việc đầu tư cá nhân cao hơn do sự thúc đẩy chi tiêu của chính phủ và sự tăng trưởng tiền tệ, điều này phù hợp với những nghiên cứu của Kumhof và Tanner (2005).

Tài liệu của IMF (2005) kiểm tra toàn diện ảnh hưởng của nợ nội địa đến tín dụng khu vực tư trong bối cảnh của 40 nước LICs (trong đó bao gồm 15 nước đã phát triển tương đối ổn định) trong suốt thời kỳ 1993 – 2002. Một cách toàn diện, bài nghiên cứu tìm ra “những bằng chứng bị giới hạn của sự cầu viện của các chính phủ đến việc tài trợ từ khu vực nội địa làm sụt giảm đầu tư và chi tiêu khu vực tư được rút ra từ những quốc gia tăng trưởng ổn định”. Mức độ nợ nội địa cao hơn được tìm thấy là có liên hệ với cấp độ thấp hơn của việc vay mượn của các doanh nghiệp, nhưng mối liên hệ này bị phá vỡ khi mà những biến khác biệt đầu tiên được sử dụng. Tài liệu cũng không tìm thấy các bằng chứng của sự tương quan phủ định giữa lãi suất T-bill và thay đổi trong nợ nội địa trong cả các thị trường phát triển ổn định hay là nhóm các nước LICs mở

rộng. Tuy nhiên, báo cáo cũng chú ý rằng việc sụt giảm đầu tư có thể xảy ra thông qua các kênh khác chứ không chỉ xảy ra ở kênh lãi suất, như là tỷ lệ tín dụng, và cảnh báo trước sự gia tăng nhanh chóng của nợ nội địa, đặc biệt trong bối cảnh mà các khoản vay từ nước ngoài có gắn kèm nhiều ưu đãi khó có thể làm ngơ.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 45)