Định hướng phát triển của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de 88408 phat trien dich vu khach hang ca nhan chuan (Trang 47 - 49)

kinh tế toàn cầu và được dự báo là ổn định và phát triển trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, nguồn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế Nhà nước và những cơ hội khi đã gia nhập kinh tế toàn cầu. Mặc dù ngành ngân hàng có những khó khăn tạm thời nhưng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là cơ hội cho hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Thực tế cho thấy hiện nay dòng lưu chuyển vốn qua hệ thống Ngân hàng ngày càng sôi động và xu thế sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của xã hội ngày càng nhiều.

Việt Nam đã là thành viên của WTO, các chính sách mở cửa, thông thoáng hơn, những chuẩn mực quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. Xu hướng này đòi hỏi các ngân hàng trong đó có ngân hàng TMCP Quân đội phải mở rộng cả về mặt số lượng và chất lượng các dịch vụ để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Khi nền kinh tế Việt Nam được mở rộng, các ngân hàng sẽ có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng về chủng loại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Định hướng chung:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện 2 dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá chủ động, linh hoạt và thận trọng. Trong đó dự kiến tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% so với cuối năm 2009.

Thứ ba, tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển thị trường ngoại hối một cách đồng bộ, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất.

Thứ tư, theo dõi, giám sát chặt chẽ và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính- tiền tệ trong nước và quốc tế.

Thứ năm, mở rộng tín dụng phù hợp với mục tiêu kinh Tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nhằm minh bạch và lành mạnh hóa hoạt động tài chính, các tổ chức cần thường xuyên quan tâm đến công tác thẩm định dự án, đánh giá phân loại khách hàng và công tác thông tin tín dụng. Đặc biệt các tổ chức cần chấp hành đúng nguyên tắc, thể lệ, chế độ, không nới lỏng các điều kiện cho vay, không để phát sinh nợ xấu và áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh, tài sản cầm cố, để thu hồi nợ.tế vĩ mô.

Thứ sáu Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng cần tập trung chỉ đạo làm tốt việc củng cố và hoàn thiện hơn nữa chương trình thanh toán cùng với phát triển các loại hình dịch vụ đi kèm vừa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội vừa đảm bảo tính an toàn và bảo mật của hệ thống, phù hợp với yêu cầu quản lý trực tuyến của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay.

Thứ bảy tích cực đổi mới quản trị nội bộ ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hệ thống, minh bạch hóa hoạt động. Tăng cường sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD trên địa bàn, chú trọng đến công tác giám sát từ xa để có cảnh báo sớm trên một số tiêu chí cụ thể: Khả năng thanh khoản, quan hệ tín dụng của khách hàng (một khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng), tỷ lệ cho vay trung dài hạn, cho vay vào các lĩnh vực bất động sản. Thực hiện củng cố, kiện toàn lại mạng lưới hoạt động cho phù hợp, trong đó ưu tiên phát triển ở thị trường nông nghiệp nông thôn. Chú trọng gắn việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ với tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Định hướng cụ thể

- Tăng trưởng tín dụng: trong năm 2009, khối kinh doanh vốn - tiền tệ của các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo tạo nên những con số lợi nhuận 2009 cao một cách bất ngờ. Tuy nhiên sang năm 2010, ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng TMCP đều đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 25% thấp hơn nhiều so với mức 37.73% của năm 2009

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de 88408 phat trien dich vu khach hang ca nhan chuan (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w