Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2015 (Trang 45 - 47)

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành, ngoại cảnh đối với

ngân hàng nhưng quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngân hàng, gồm

5 yếu tố:

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng có nhiều bước tiến vượt bậc về quy

mô, mạng lưới hoạt động, công nghệ, vốn…hiệu quả và chất lượng hoạt động được cải thiện đáng kể. Với chủ trương phát triển thị trường tài chính tiền tệcủa

Chính phủ, ngành ngân hàng luôn được tạo điều kiện để tự thân phát triển và tiếp

cận với trình độ hiện đại của thế giới.

Nhà nước tiếp tục cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Các NHTMCP không ngừng tăng cường quy mô và năng lực hoạt động của

kêu gọi cổ đông nướcngoài để vừa thu hút vốn vừa tranh thủ tiếp cận công nghệ,

trìnhđộ quản lý…

Tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng khắc nghiệt hơn nhưng hiện nay chủ yếu vẫn là cạnh tranh bằng lãi suất và mạng lưới. Tương

quan lợi thế giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh

dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và sự có mặt ngày càng nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hệ

thống ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các định chế tài chính khác: công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, công ty bảo hiểm….

Căn cứ vào tính chất sở hữu, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến tháng 08 năm 2008 đã có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước với tổng

cộng 4.000 chi nhánh, 2 ngân hàng chính sách với hàng trăm chi nhánh, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngòai, 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với hơn 30 chi nhánh trải hơn 25 tỉnh, thành phố và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cấp phường, xã.

Với những con số này, các chi nhánh, phòng giao dịch và điểm dịch vụ ngân hàng đã thật sự “phủ sóng” đến tận các bản làng, thôn xóm. Tại Thành phố

Hồ Chí Minh, với gần 500 phường mà đã có tới gần 1.000 điểm dịch vụ ngân

hàng cố định, bình quân mỗi phường có tới 2 điểm dịch vụ ngân hàng.

Quận Tân Bình đứng thứ 2 sau Quận 1 về mật độ ngân hàng, có 44 chi nhánh, phòng giao dịch của hầu hết các ngân hàng thương mại. Trong đó các

NHTMCP hiện đang hoạt động rất hiệu quả và năng động trong việc phát triển

các sản phẩm mới, có khả năng thích ứng nhanh v à điều chỉnh chiến lược kinh

doanh một cách linh hoạt theo sự thay đổi của thị tr ường. Mặt khác, các doanh nghiệp đã có ngân hàng phục vụ từ trước, ngại sự thay đổi làm cho môi trường

cạnh tranh đối với BIDV BSG hết sứcgay gắt.

Nếu xác định đối thủ cạnh tranh trên cơ sởvốn điều lệ, tổng tài sản,mạng lưới, tốc độ tăng trưởng và tính hiệu quả thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu của

BIDV BSG là các Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHTMCP có quy mô tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng như: ACB, Sacombank, Eximbank,

Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng phát

triển nhà Hà Nội, Ngân hàng Quân đội. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh của

từng ngân hàng, BIDV BSG chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, do họat động nghiệp vụ của BIDV BSG đa dạng nên trên bất cứ sản phẩm tài chính nào thì các ngân hàng khác, kể cả ngân hàng nước

ngoài, ngân hàng liên doanh cũng đều là những đối thủ cạnh tranh đáng kể.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc sài gòn đến năm 2015 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)