Một số tồn tại trong bảo tồn di tích

Một phần của tài liệu Văn miếu xích đằng với truyền thống hiếu học và khoa bảng của hưng yên (Trang 79 - 81)

giá trị của văn miếu xích đằng đối với đời sống của nhân dân Hng Yên

3.2.2.một số tồn tại trong bảo tồn di tích

Bên cạnh những gì đã làm đợc của những ngành chức năng còn có những thiếu sót bên cạnh việc bảo tồn di tích. Mãi đến khi tái lập tỉnh, nhận thấy tầm quan trọng của Văn miếu Xích Đằng, uỷ ban nhân dân tỉnh mới quyết định trùng tu di tích. Nh thế, việc trùng tu di tích là tơng đối muộn. Khi tái dựng lại khu di tích này thì khu đất cũ của di tích vốn rất rộng rãi đã bị thu hẹp lại do sự lấn chiếm của nhân dân xung quanh. Giờ đây, mặc dù có khuôn viên khá rộng song diện tích của khu di tích đã bị thu hẹp hơn nhiều so với trớc. Thêm vào đó,

việc xây dựng di tích phải đẩy về phía nam so với vị trí cũ vì sự lấn chiếm của nhân dân xung quanh. Đây là một thái độ ứng xử phi văn hoá đối với một di tích lịch sử – văn hoá và là một trong những tình trạng chung của rất nhiều di tích lịch sử – văn hoá, cũng nh nhiều công trình văn hoá khác.

Cùng với việc diện tích của khu Văn miếu bị thu hẹp thì một trong số các hiện vật độc đáo và quý giá của di tích này là tháp s Hơng Hải lại nằm trong v- ờn thuộc khuôn viên của một hộ dân bên cạnh Văn miếu. Việc để một hạng mục của di tích lịch sử – văn hoá nằm trong khu đất riêng của một nhà dân là một điều đáng phải suy xét của các ngành chức năng thuộc Sở Văn hoá tỉnh. Tuy nhiên việc di dời tất cả các hộ dân lấn chiếm đất của khu di tích để lấy lại khuôn viên cũ của Văn miếu và để tháp s Hơng Hải lại thuộc khuôn viên di tích (vì việc di dời tháp đá khi nó vẫn còn nguyên vẹn và các hoa văn trên thân tháp còn rõ nét và rất đẹp là điều không nên) là một vấn đề cũng tốn khá nhiều công sức và đòi hỏi sự mạnh dạn của các ngành chức năng liên quan.

Đợc sự đầu t khá đồng bộ, đợc sự quan tâm to lớn của tỉnh uỷ, Sở Văn hoá tỉnh, các hạng mục công trình của di tích đợc dựng lên gần nh đầy đủ so với ban đầu. Thế nhng còn khu Khải Thánh – khu thờ song thân của Khổng Tử vẫn còn cha đợc dựng lên. Khu Khải Thánh là một trong những hạng mục có trong kiến trúc ban đầu của Văn miếu. Trong dự án cải tạo, xây dựng lại di tích có để tại Văn miếu vẫn có hạng mục công trình này. Nhng cho đến nay, đó vẫn chỉ là trên dự án và nằm trên sơ đồ.

Di tích Văn miếu nói riêng cũng nh nhiều di tích lịch sử khác nói chung, việc thu hút khách thập phơng về tham quan, du lịch theo tour vẫn còn rất hạn chế. Hàng năm số lợng du khách về tham quan di tích không đáng kể và cha có qui mô. Đó là một điều thiệt thòi đối với việc mở rộng ảnh hởng và quảng bá hình ảnh của bất kỳ di tích lịch sử – văn hoá nào. Vì thế mà việc khai thác và phát triển tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử – văn

hoá nói chung, của Văn miếu Xích Đằng nói riêng là một vấn đề đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự khéo léo của các ngành chức năng.

Tại Văn miếu, bên cạnh những ngời đến Văn miếu để tìm hiểu, để mở rộng hiểu biết về thành tựu giáo dục một thời, để mong cầu sự thông tuệ, thăng tiến về học thức thì còn nhiều bộ phận nhân dân không biết rằng Văn miếu thờ ai ? Mang ý nghĩa nh thế nào ?! Từ đó nảy sinh thái độ thờ ơ và nhầm lẫn rất đáng tiếc về văn hoá tâm linh. Chính điều này mới dẫn đến việc một số ngời dân coi Văn miếu nh một ngôi chùa, ngôi đền hay nơi thờ thánh thần khác nhằm thoả mãn đời sống tâm linh của bản thân, không hiểu hết hay không hiểu nổi những giá trị văn hoá đang hiện hữu ở Văn miếu.

Những thiếu sót trên là những vấn đề cần đợc quan tâm chung của tỉnh uỷ, các ngành văn hoá địa phơng. Thái độ của Sở Văn hoá và tỉnh uỷ Hng Yên nhằm mở rộng sự hiểu biết của nhân dân đối với văn hoá đã thể hiện sự trân trọng và khẳng định giá trị của di tích đối với đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Văn miếu xích đằng với truyền thống hiếu học và khoa bảng của hưng yên (Trang 79 - 81)