8. Khung lí thuyết
2.1.1.2. Hệ thống môn học tự chọn trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học
Nam các trường đại học sẽ tổ chức 1 lần lên lớp dạy và học cả 3 tiết trong 1 buổi thay vì lên 3 lần vào 3 buổi để nhằm tiết kiệm thời gian, công sức đi lại cho giảng viên và học sinh. Đây có thể xem là giải pháp phù hợp hoàn cảnh thực tế, do điều kiện giao thông tại Việt Nam chưa đáp ứng được việc di chuyển thuận lợi bất cứ lúc nào. Còn số giờ làm việc ngoài lớp được quy định rõ ràng song hiệu quả chưa thực sự tốt, sinh viên vẫn còn có thái độ bàng quan, chưa có sự đầu tư cao độ.
“Mình thấy giờ tự học ở Việt Nam mình là “giờ chơi”, nói thẳng thắn thì sinh viên đâu có học gì đâu, giáo viên bảo về nhà tự học nhưng thực chất là sinh viên xem đó là một buổi nghỉ để đi chơi và cảm thấy thật là hạnh phúc. Còn giáo viên thì bận những lý do này, lí do nọ rồi cũng chụp lại đó là giờ tự học cho sinh viên nghỉ, mình cũng được nghỉ. Ôi, thật là… cả đôi bên cùng có lợi”
(PVS. L.V. T, sinh viên năm nhất University, Massachusetts )
2.1.1.2. Hệ thống môn học tự chọn trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ.
Hệ thống môn học tự chọn (electives) được bắt đầu ở Đại học Harvard vào những năm 1880 nhằm kích thích sự tò mò, ham học của sinh viên. Đó là cơ hội để sinh viên phân biệt bản thân mình với người khác, theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình, xây dựng tương lai nghề nghiệp dựa trên thế mạnh và tài năng của mình. “Chẳng hạn sinh viên học nghành Khoa học thực phẩm có thể lựa chọn môn chế biến Thực phẩm hay cách làm rượu bia, hay khoa học về các giác quan liên quan đến thực phẩm bằng cách chọn một số tín chỉ chuyên nghành” [6, tr.62]. Hầu hết các
28
trường Đại học đã đi theo con đường này của Harvard và thay đổi chương trình được tiêu chuần hoá, tiêu biểu là trường University of California, Berkeley.
“Các môn học tự chọn cho phép sinh viên đăng chính học những môn do chính họ tự quyết định chọn. Một số môn học là một phần của chương trình chuyên nghành, một số là ngoài chương trình, dạng như các môn học kích thích tinh thần học tập của sinh viên: bắn cung, cưỡi ngựa, trượt tuyết, bơi lội, âm nhạc, hội hoạ… và tất cả đều được tính vào điểm tích luỹ chung”
(P.T.T nghiên cứu sinh năm thứ nhất, University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering).
Trong khi đó các môn học tự chọn ở Việt Nam là rất hiếm, ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên còn được lựa chọn một vài môn học tự chọn ở bộ môn thể dục hoặc chuyên nghành, còn các trường Đại học khác gần như không có môn học tự chọn. Các môn học được đưa ra trước và yêu cầu sinh viên phải tuân thủ. Và khung biểu của các môn học được đưa ra dựa trên nền tảng có sẵn, hoặc học hỏi từ nước ngoài chứ chưa có sự đầu tư khảo sát, nghiên cứu thị trường xem cần giảng dạy những gì cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
“Đại học ở Việt Nam cũng mang tên gọi tín chỉ, nhưng chưa phát huy tinh thần tự do sáng tạo của cách học. Nghĩa là, sinh viên ở VN chưa phải là người nắm thế chủ động trong việc thiết lập kế hoạch học, chương trình học cho bản thân cũng như lĩnh hội kiến thức. Các môn học tự chọn chưa thực sự phong phú để sinh viên có thể theo đuổi và tìm thấy được thế mạnh bản thân của mình ở đâu, xác đinh được mình là ai trong xã hội”
PVS T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ.