8. Khung lí thuyết
2.1.3 Cách thức tính điểm hành trình ghi nhận trí tuệ của sinh viên trong mô
mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ.
Cách thức tính điểm gồm 3 đầu điểm chính: Participation ( sự chuẩn bị), midterm ( bài kiểm tra giữa kỳ), finalterm ( bài kiểm tra cuối kỳ). Tuỳ thuộc vào các trường, các nghành, các giảng viên khác nhau để đưa ra kết quả điểm chứ không theo một khuôn mẫu gò bó nào ép buộc cách thức cho ba đầu điểm đó. Nhưng xét cho cùng thì cách thức tính điểm vẫn có những điểm chung nhất định.
Tại State University of New York at Stony Brook cách thức tính điểm gồm 3 đầu điểm chính: participation, midterm, finalterm. Participation có thể là điểm chuyên cần
33
do điểm danh một buổi bất chợt nào đó hoặc là việc chuẩn bị cho bài mới, hoặc là homework. Nhưng về cơ bản có nhiều bài tập về nhà sau mỗi buổi, sau đó giảng viên thu lại chấm lấy điểm bài tập. Các giảng viên rất chú trọng trong việc cải thiện nâng cao kỹ năng tư duy, biện luận cho sinh viên do vậy thỉnh thoảng giảng viên sẽ cho kiểm tra nhỏ, phần lớn là tự luận chứ không phải trắc nghiệm. Midterm là bài kiểm tra giữa kì do giảng viên của từng lớp ra, được làm tại lớp. Còn finalterm là bài thi cuối kì, học sinh tập trung thi theo số báo danh. Sau đó tổng trung bình tất cả các điểm để lấy điểm cho môn học.
“Lớp nhiều nhưng bài về nhà tổng số lượng ít, biết sắp xếp thời gian thì làm đơn giản, nhưng có vẻ bài tập vẫn nhiều hơn ở Việt Nam một chút, bài về nhà nào cũng chấm điểm, tính điểm, gần như buổi nào cũng có bài nên nó hơi tạo thành áp lực (chủ yếu tâm lý), bài kiểm tra cuối kì thì cũng kiểm tra bình thường như bên mình thôi, thi thoảng có kiểm tra nhỏ, phần lớn là tự luận chứ không phải trắc nghiệm. Việc điểm danh thì cũng tuỳ lớp, attendance 1 số lớp như lớp lecture thì gần như không tính, vd như toán, Computer Science, đa số cứ đi học đầy đủ, lấy điểm danh làm điểm chuyên cần
PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science, trường State University of New York at Stony Brook.
Tại University of California, Berkeley và University, Massachusetts, Hoa Kỳ thì cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên midterm ở đây không chỉ có một bài mà được chia thành nhiều bài. Và việc điểm danh cũng trở nên đặc biệt hơn khi gắn với các thiết bị công nghệ.
“Mùa fall thì 5/9 đến 20/12, mùa spring thì 20/1 đến giữa tháng 5; 1 tín chỉ thì tương đương 50', tính điểm thì có mấy bài midterm và 1 bài final, 1 số lớp thì tính điểm participation, homework, project, presentation. Không có sự thông nhất trong tính điểm mà lại phụ thuộc vào thầy cô giáo. Mỗi 1 kỳ có khoảng 2 - 3 - 4 midterm, mỗi midterm chiếm khoảng 20%, phần còn lại là final, có vài lớp thì homework chiếm 10%, participation khoảng 5%, participation bao gồm attendance + trả lời câu hỏi trong lớp, có mấy lớp xài clicker, ông thầy cho 1 câu trắc nghiệm trên powerpoint
34
slide, mọi người xài clicker để trả lời, đúng thì 2 điểm, sai thì 1 điểm, ko trả lời thì 0 điểm. Đi finalterm thì có U card, khi nộp bài thì phải cầm theo U card, còn midterm, thì làm trên lớp học của mình, nếu lớp đông thì chia phòng từ A tới L 1 phòng, phần còn lại 1 phòng”
PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley, Ngành Materials Science and Engineering
Như vậy, cách tích điểm của các trường Đại học của Hoa Kì thường là sự tổng hợp nhiều bài tập để đánh giá một cách khách quan nhất về trình độ, năng lực của sinh viên, và hơn nữa đó là một quá trình học tập lâu dài, chứ không phải một ngày, hai ngày. Kiến thức tích luỹ cũng được tôi luyện theo thời gian. Tất cả những yêu cầu đó làm sinh viên tự biết có trách nhiệm với bản thân mình hơn mà sắp đặt thời gian tự học một cách nghiêm túc, chứ không có thái độ lười biếng, ỷ lại và thực hiện hành vi gian lận trong thi cử.
“Hệ thống tính điểm bao quát được mức độ tiến bộ của sinh viên sau cả quá trình, không chỉ dừng lại ở đánh giá qua điểm số, mà cả thái độ, sự chăm chỉ và tính trung thực của sinh viên. Sinh viên ở Mỹ thường không bao giờ gian lận trong các kì thi, dù là bài tập về nhà hay kì thi cuối kì”
PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam, cách thức tính điểm này cũng được áp dụng. Tuy nhiên xét về điểm chuyên cần, điểm mà Hoa Kỳ gọi là Paticipation thì ở nước chúng ta do điều kiện vật chất hạn hữu nên việc xem xét sinh viên có đi học thì thường dùng hình thức gọi tên, nó hơi gây sự lãng phí về thời gian. Tuy nhiên có một số giảng viên sáng tạo bằng cách cho sinh viên viết tên vào tờ giấy hay làm một bài tập nhỏ. Song điều đó lại gây mất thời gian cho giảng viên trong việc kiểm tra số lượng sinh viên đi học để đánh giá. Các bài tập nhỏ của Đại học ở Việt Nam thường ít hơn và thường chỉ có 1 bài midterm chiếm tỉ trọng 30%, còn finalterm chiếm 60%. Điều đó chứng tỏ cường độ làm việc
35
của sinh viên Việt Nam là ít hẳn so với sinh viên tại Hoa Kì. Ngoài ra cách thức tính điểm của họ, kể cả major hay ngoài major (được áp dụng tất cả các môn, kể cả môn học tự chọn hay môn học kích thích tinh thần học tập). Điều này để nói rằng các môn học đều bình đẳng, ngang hàng và có vị trí quan trọng như nhau trong hệ thống
chương trình đào tạo. Trong khi đó ở Việt Nam các môn học về Giáo dục thể chất hay Giáo dục quốc phòng không tính vào điểm tích luỹ chung điều đó dẫn tới thái độ học tập ở các môn này cũng trở nên đối phó hơn. Và có vẻ không chủ quan khi nhận định cách thức đào tạo của Hoa Kỳ chặt chẽ và toàn diện hơn, và áp lực học tập dành cho sinh viên lớn hơn, bắt buộc sinh viên phải thực sự chủ động để sắp xếp thời gian đầu tư cho học hành.
“ban đầu tưởng thích, tớ học nhạc 1 thời gian mới biết đây là môn khoai sọ nhất trong số các môn t học kỳ này, (im not made to learn this thing ), lại còn tính vào điểm tích luỹ chung nữa cơ chứ ”
PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook