Chương trình đào tạo chuyên nghành phong phú và chất lượng

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 28 - 30)

8. Khung lí thuyết

2.1.1.3.Chương trình đào tạo chuyên nghành phong phú và chất lượng

29

Chương trình đào tạo chuyên ngành (major) được miêu tả chi tiết, được xây dựng hoàn chỉnh gồm nhiều môn học đòi hỏi sinh viên phải đưa ra mục tiêu, kế hoạch học tập cho mình. Trong các môn chuyên nghành có các môn chuyên ngành phụ (minor) không sâu bằng chuyên ngành chính (major). Việc thiết kế các môn học chuyên nghành do nhà trường sắp xếp dựa trên cơ sở nhu cầu bên ngoài của xã hội. Trường đại học Berkeley là một trong những trường hàng đầu chú trọng đến vấn đề này và xây dựng hệ thống chuyên nghành phù hợp với thực tiễn nghành nghề đặt ra tại cuộc sống. Điều đó trả lời cho câu hỏi vì sao sinh viên của các trường Đại học ở Hoa Kỳ thường cảm thấy học thật, áp dụng thật chứ không phải như sinh viên Việt Nam, không biết học để làm gì, áp dụng được gì và khi đi xin việc thì các nhà tuyển dụng thường phải đào tạo lại từ đầu.

“ Các môn chuyên nghành đào tạo sẽ dựa trên nhiều nhân tố, chẳng hạn như thị trường việc làm và yêu cầu của xã hội cũng như dựa trên điều kiện việc làm để xây dựng những chuyên nghành hẹp nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có”

N.H.L sinh viên nhăm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering.

2.1.1.4. Đề cương môn học – nội dung học tập và một hợp đồng bất thành văn giữa giáo viên và sinh viên.

Để hướng dẫn việc học, mỗi môn học đều có một đề cương do giáo viên xây dựng. Đề cương có 5 mục đích rõ ràng: “ 1) Hợp đồng bất thành văn giữa Giảng viên và Sinh viên; 2) Trao đổi với sinh viên, với khoa và trường về mục đích của môn học và cách đạt được mục đích ấy; 3) Chia sẻ về kế hoạch hoạt động của môn học; 4) Giải thích rõ ràng quy trình đánh giá; 5) Đem lại hồ sơ ghi nhận cho hành trình của trí tuệ” [6, tr.62].

Buổi học đầu tiên của môn học được xem là ngày truyền thống để nói về đề cương. Tại các trường State University of New York at Stony Brook, University,

30

“1) Định nghĩa và tổng quan về môn học; 2) Thông tin và địa chỉ liên lạc với giáo viên; 3) Tóm tắt nội dung cụ thể của môn học; 4) Tiêu chuẩn đánh giá; 5) Các tiêu chí cho điểm; 6) Hạn chóp nộp các bài làm; 7) Giáo trình, phần mềm, thiết bị, công cụ cần cho môn học”. [6, tr. 62]

“Thông thường buổi đầu tiên học thì giáo viên cho mình đề cương. Trong đó thì nó khái quát môn học, cho mình email hoặc số điện thoại của giáo viên để hỏi khi cần, tóm tắt chương trình học, tiêu chí cho điểm hoặc đánh giá một sinh viên đạt là như nào. Ngoài ra thì còn có giáo trình để tham khảo, có deadline để nộp midterm. Ở Việt Nam cũng giống thế mà cậu, chỉ khác là ở bên Mỹ cơ sở vật chất tốt hơn, mình còn có các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho việc học.”

N.H.L sinh viên năm nhất, Ngành Materials Science and Engineering, University of California, Berkeley.

Cũng trong bài viết “Hệ thống tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kì: Lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động” của PGS.TS Cary J.Tresler đã cho rằng đề cương môn học đem lại những thông tin minh bạch về kì vọng của môn học. Đây là một nội dung góp phần quan trọng cho sự thành công một cách toàn diện của mô hình đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên ở Việt Nam việc sử dụng đề cương chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi: “Một khái niệm có thể là mới đối với cả Giảng viên và sinh viên Việt Nam. Khi chúng tôi dạy một lớp ở bậc Đại học ở Việt Nam, sinh viên không hiểu rằng nhiều bài tập được tính điểm đưa ra kết quả học tập sau cùng của họ. Vì họ quen với việc chỉ làm có mỗi một bài thi hết môn… sinh viên Việt Nam của tôi cũng hỏi tôi nhiều lần về cấu trúc môn học và bài tập dù nó đã được nêu rất nhiều trong đề cương môn họ… Hai sự kiện ấy khiến cho chúng tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam chưa quen với việc sử dụng đề cương môn học”. [6, tr. 63]

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 28 - 30)