8. Khung lí thuyết
2.1.2 Phương pháp dạy và học trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của
31
Trong bài viết “ Bảy nguyên tắc dạy tốt bậc Đại học của Hoa Kỳ” in trên tạp chí Giáo dục số 248, kì 2- tháng 10/2010, tiến sỹ Lê Văn Hảo đã nêu rõ 7 nguyên tắc được áp dụng ở Bậc Đại học Hoa Kì. Đó là các nguyên tắc:
1) “Tăng cường sự tiếp xúc giữa Giảng viên và Sinh viên 2) Khuyến khích các hoạt động hợp tác giữa sinh viên 3) Khuyến khích các phương pháp học tập tích cực 4) Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời
5) Xem trọng yếu tố thời gian 6) Kì vọng nhiều vào sinh viên
7) Tôn trọng sự khác biệt về năng khiếu”
Như vậy phương pháp dạy được xây dựng nhằm để phát huy hết được khả năng, tinh thần, trách nhiệm của sinh viên. Giảng viên chỉ là diễn viên quần chúng để góp ý, hướng dẫn cho Sinh viên. Nhân vật trung tâm là sinh viên. Hay nói cách khác quá trình tương tác trong lớp học là quá trình hai chiều có sự qua lại giữa người dạy với người học. Sinh viên được tự do, thoải mái nói lên quan điểm cá nhân, điều đó khác hẳn với Đại học ở Việt Nam, đa số khi giảng viên đưa ra chủ đề thảo luận sinh viên thường ngồi im mà không có ý kiến.
“Giáo sư đóng vai trò là người hướng dẫn, sinh viên là người trực tiếp khai thác,
nghiên cứu và lĩnh hội thông tin…Sinh viên Mỹ sẽ không ngại ngùng giơ tay phát biểu và bảo giáo sư “Thưa thầy, thầy sai rồi ạ.” Giáo viên ở Việt Nam cũng nên đặt triết lí Nho giáo truyền thống xuống thấp hơn và cởi mở đón nhận ý kiến của sinh viên để phát triển năng lực của bản thân.”
…
“Cũng với một nội dung thông tin như nhau, cách truyền giải kiến thức ở Việt Nam
khác nhiều so với ở Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, sinh viên sẽ không bao giờ được cho một logic kiến thức để ghi nhớ, tính toán, mà được gợi ý để nắm bắt cái cốt lõi, cơ bản nhất của hiện tượng, lí thuyết bằng nhiều ví dụ trực quan và thực tế. Vì thế, workload ở Việt Nam sẽ nhiều hơn hẳn so với Hoa Kỳ, tuy nhiên đến cuối chặng được, kiến thức
32
tích lũy được sẽ không nhiều và không chắc vì không được xây dựng từ nhu cầu của bản thân.”
PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ
Phương pháp học của sinh viên có thể gói gọn trong ba từ: chủ động, tích cực, sáng tạo. Sinh viên chủ động ở đây là chủ động tìm tòi các tri thức, phương pháp học tập, chủ động sắp xếp thời gian hợp lí. Tích cực ở đây là sự chăm chỉ làm bài tập về nhà, tích cực đưa ra các ý kiến, quan điểm cá nhân ở trên lớp và tần suất lên thư viện khá cao. Ở các trường như State University of New York at Stony Brook, University, Massachusetts, University of California, Berkeley, đặc biệt là trường Berkeley, người ta đánh giá sinh viên còn qua việc sinh viên lên thư viện bao nhiêu lần, bao nhiêu giờ, số sách mà sinh viên đã tham khảo. Sáng tạo ở đây, đòi hỏi sinh viên phải áp dụng kiến thức được học ở giảng đường vào thực tiễn.
“Hệ thống đào tạo Đại học ở Hoa Kỳ áp dụng hình thức tín chỉ cho toàn bộ các trường đại học. Phương pháp học nói chung là phát huy tính chủ động, sáng tạo đồng thời phát hiện và phát triển triển kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng ngôn ngữ của sinh viên.”
PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ