Các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình đào tạo tín chỉ tại các Trường Đại học Hoa

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 37 - 42)

8. Khung lí thuyết

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình đào tạo tín chỉ tại các Trường Đại học Hoa

nó được xem là mô hình lí tưởng nhất cho giáo dục bậc Đại học của Mỹ, tạo ra chất lượng đào tạo tối ưu với chi phí tối thiểu. Mô hình này được lan toả và áp dụng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thành công nhất phải kể đến các nước: Ôxtraylia, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Mô hình tín chỉ đã được đưa vào các trường Đại học ở Việt Nam trong những năm gần đây song mới chỉ thành công ở một mức độ nhất định, còn có nhiều điểm cần khắc phục.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình đào tạo tín chỉ tại các Trường Đại học Hoa Kì. Hoa Kì.

John Elster một đại diện cho thuyết lựa chọn duy lí cho rằng: “khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học mà mô hình mà trong đó các cá nhân học tập, làm việc một cách chủ động, sáng tạo sao cho đạt kết quả tốt nhất, và nó cũng chịu sự tác động của nhiều nhân tố

“H: vậy theo cậu mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại hoc ở Hoa Kì thì thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào?

Đ: Ở bên này yếu tố ảnh hưởng nhiều chắc là tiền: trường mình cái gì cũng quy ra tiền, đồ ăn trong ký túc xá so với đồ ăn bên ngoài đắt hơn đến vài lần, có rất nhiều khoản nhỏ trong hóa đơn tiền mỗi kỳ, vv

Một yếu tố cũng ảnh hưởng nhiều đó là tôn giáo, nhất là đạo Cơ Đốc: Nhiều trường công giáo nội dung của các chương trình học đều chứa yếu tố có lợi cho công giáo.

Chính trị không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng cũng không phải không có: trong nhiều trường có những hội hay câu lạc bộ, thường đi theo với alpha pi sigma gì đó, bề ngoài là hội “anh chị em” tương trợ nhau, nhưng thực tế là tụ hội của những thế hệ trẻ của các gia đình có địa vị và tiếng nói nhất định, tạo thành 1 mạng lưới quan hệ (cái

38

này là mình nghe bạn mình nói chứ k thể biết chắc chắn được)”

PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook.

Qua phỏng vấn sâu các du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ chúng tôi khái quát và chia cụ thể thành các nhân tố sau:

Nhân tố đầu tiên phải kể đến là kinh tế. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Các Mác thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Kinh tế là một phạm trù của cơ sở hạ tầng. Nếu không có sự đầu tư về tài chính mạnh mẽ của quỹ Canergie cho các trường Đại học thì chưa chắc mô hình đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng tại Hoa Kì. Khác với Việt Nam, mô hình quản lí của họ dựa vào nhà trường, các trường không chịu sự phụ thuộc sâu vào một tổ chức như Bộ Giáo dục ở Việt Nam. Chính quyền Tiểu bang chỉ góp phần vào việc phối hợp cùng trường Đại học xây dựng hệ thống kiến thức, còn về nguồn lực tài chính thì các trường hoàn toàn tự chủ. Có nghĩa là họ phải xác định nguồn cấp rất hạn hẹp, đòi hỏi họ phải tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Rất may mắn là kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hàng đầu của thế giới, các nguồn tài trợ cũng trở nên đa dạng hơn, dễ dàng tiếp cận hơn.

“Nói chung giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng từ kinh tế, ở Mỹ, giáo dục đã được thương mại hóa”

PVS: P.T.T nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 1, University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering

Ngoài ra thì Ở State University of New York at Stony Brook, University,

Massachusetts, University of California, Berkeley nói riêng và các trường Đai của Hoa Kì nói chung có chương trình liên kết U- I- C ( University- Reasearch institute-

Company). Đó là sự hợp tác giữa trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Trường Đại học và Viện nghiên cứu cũng cấp nhân lực nghiên cứu tạo ra sản phẩm, còn doanh nghiệp cung cấp chi phí nghiên cứu. Các trường có nhiều kinh phí hơn để

39

đào tạo và phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo cho sinh viên. Điều đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ chẳng có mộ Bộ nào như Bộ Giáo dục- đào tạo ở Việt Nam cung cấp cho kinh phí mà họ vẫn hoạt động hiệu quả, giải thích tại sao mà sinh viên họ năng động hơn, sáng tạo hơn khi mà các viện nghiên cứu được đặt ngay trong trường Đại học.

“Mình có một thời gian ngắn học Đại học ở Việt Nam, thế mà mình chẳng biết cái viện nghiên cứu dành cho sinh viên nó ở đâu, khuôn viên trường nó bé tí, ánh sáng trường còn không đầy đủ nữa là. Muốn thực nghiệm cũng khó, thế thì làm sao mà sinh viên trở nên năng động hơn, sáng tạo hơn.

PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials

Science and Engineering

Nhân tố thứ hai phải kể đến là tư tưởng, tính cách của người Mỹ, hay nói cách khác là đặc tính xã hội con người. Người phương Tây nói chung và người Mỹ nói riêng, họ đề cao cái bản ngã, năng lực và tài năng cá nhân, họ rất năng động, cởi mở trong việc tiếp thu những tri thức, giá trị mới và quá trình hoà nhập của họ cũng được diễn ra nhanh chóng. Vậy nên khi mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng tại các trường Đại học, sinh viên, giảng viên, các nhà quả lí không khó khăn để áp dụng nó. Trong khi đó ở Việt Nam thì quá trình này lại vô cùng khó khăn, cần thời gian dài để thích nghi.

“Yếu tố tác động á, chắc là do sinh viên bên này cởi mở hơn nên việc tiếp nhận mô hình này cũng dễ dàng hơn bên sv bên mình, nói chung không ai cảm thấy ức chế gì cả, cũng có vài trường hợp đặc biệt, nhưng nhìn chung cách hoạt động tốt; hệ thống mạng tốt hơn, phù hợp cho sự đăng kí, lựa chọn môn học; kinh tế, chính trị mở, con người sông luôn tiếp nhận cái mới, nên có sự thay đổi j họ cũng dễ dàng chấp nhận.”

PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering.

40

Nhân tố thứ ba phải kể đến là khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho học tập và nghiên cứu của sinh viên luôn luôn được đáp ứng. University of California, Berkeley là trường có chất lượng đào tạo và chất lượng công nghệ đứng ngang hàng Đại học Harvard, còn State University of New York at Stony Brook, University, Massachusetts cũng được đánh giá là có sơ sở vật chất đầy đủ cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

“Nếu như sinh viên VN thường vật vã khi Đăng kí môn học thì đăng kí môn học bên này khá nhàn, nó không bị lỗi mạng, chất lượng đường truyền thì pro rồi, chả phải chen chúc nhau thức đêm thức hôm”(PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook.) “Cơ sở hạ tầng học thuật tốt, bao gồm thư viện cập nhật, phòng máy tính 24/7, máy in, máy trình chiếu và các phòng học đa năng... Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc khai thác tìm tòi.” (PVS: T.V.B, sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ)

Nhân tố thứ tư chính là phương thức quản lý. Mô hình đào tạo theo tín chỉ Hoa Kì không có những tiêu chuẩn giáo dục được quy định từ Nhà nước, Trung ương. Hiến pháp Liên Bang trao cho các Tiểu bang quyền xác định nội dung cần giảng dạy ở Bậc Đại học. Không có bộ Giáo dục để quy định nội dung chương trình hay quản lí việc thi cử ở phạm vi quốc gia, vì vậy mỗi tiểu bang được xây dựng một chương trình phù hợp với điều kiện tâm lí, tôn giáo, đặc trưng vùng miền, nhu cầu việc làm ở đó. Vì thế tỷ lệ sinh viên ra trường của Hoa Kì có việc làm lớn hơn sinh viên Việt Nam, bởi ngay từ đầu họ đã xác định đào tạo cái gì và đào tạo ra để làm gì. Và trong quá trình học thì họ có thể lựa chọn được những môn mình đam mê, xem đó là cơ sở để phát huy khả năng.

Bên cạnh đó, cách thức quản lí ở các trường Đại học cũng theo hướng mở. Không gò bó sinh viên theo một khuôn khổ nào. Cơ chế gọn nhẹ, không nhiều thủ tục với các công đoạn phức tạp.

41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Cách thức quản lí rất gọn nhẹ, tất cả đều được làm việc qua internet, các khoản thanh toán thì đều được dùng qua credit card, kiểu như chứng minh thư bên mình đó em, nó được phát một lần trong đời, và kết nối với tất cả mọi thứ thanh toán, rất thuận lợi và tiện dụng”

(PVS: P.T.T nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 1, University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering)

Các thông tin được hỗ trợ kịp thời, chính xác thông qua một cơ quan, phòng ban riêng trực tiếp cho sinh viên mà không qua bất kì một cơ quan trung gian nào để thông tin được chính xác tuyệt đối.

“Ở đây không có lớp trưởng. Trong ký túc xá thì có resident assistant, hall director, về học tập thì có advisor, là những người khi mình có vấn đề thì đến hỏi người ta cách giải quyết

Nhưg mà không có ai hô hào, cậu làm gì làm gì, người ta khuyến khích tính tự lập tự hành động. Bên này không có cái gọi là phòng đào tạo, phòng chính trị- công tác sinh viên…nhưng kỳ thực có cậu ạ, chả qua tên nó không như thế thôi, chứ phòng các loại thì nhiều hơn mình nhiều ....nội dung công việc mỗi phòng cũng rõ ràng hơn mình, bên mình thì quản lý đào tạo với chính trị công tác làm hết mọi thứ. mỗi mảng lớn có 1 tòa nhà của riêng mình, vd như tòa nhà toán, computer science, hóa, lý, nhân văn, tòa nhà trung tâm giảng dạy (có những phòng rất lớn để giúp cho những buổi lecture nhiều người), nhà thư viện, nhà administration.... mỗi giáo sư có phòng của riêng mình trong tòa nhà ngành của mình. Mỗi tòa nhà có vài phòng là chỗ cho học sinh làm thủ tục, giải đáp thắc mắc, học tập trên máy tính, hỏi bài.... của ngành đó. Các phòng ban chung của trường thì ở trường tớ tập trung ở tòa nhà thư viện và administration, thì có phòng hành chính, phòng quản lý học sinh, phòng thu chi (k bít gọi là gì), phòng quản lý học sinh bậc đại học(có thể đến đấy thắc mắc, hoặc đăng ký cái j đó.... t cũng k biết hết) ; bậc sau đại học; phòng visa và di cư cho học sinh quốc tế……… nhiều lắm cậu ạ”

42

PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook.

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 37 - 42)