Kết quả và phần thưởng

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 35 - 37)

8. Khung lí thuyết

2.1.4 Kết quả và phần thưởng

Ở cả ba trường Đại học mà chúng tôi tìm hiểu thì kết quả xếp loại học tập của sinh viên không xếp loại theo từng kì. Kết thúc tổng số tín chỉ để tốt nghiệp thì sinh viên được ra trường. Kết quả tốt nghiệp được đưa ra bằng điểm số trung bình chung chứ không xếp loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình như ở Việt Nam. Bởi theo quan niệm của họ điểm tuy là học thật nhưng nó chưa thể đánh giá một con người thực thụ là giỏi hay không, hay nói cách khác điểm được để dưới dạng “mở”. Việc làm khoá luận hay niên luận cũng tuỳ thuộc vào đối tượng, thường là đối tượng tài năng mới được làm. Trong khi đó ở Việt Nam thì thường 2.8/4 là điều kiện đủ, còn điều kiện cần là vị trí xếp hạng, bởi nhà trường, khoa sẽ lấy từ trên lấy xuống, nếu đủ chỉ tiêu họ sẽ dừng lại, nhưng trong một chừng mực nhất định thì có vẻ như sinh viên có thể làm luận văn tốt nghiệp không khó và thách thức nhiều như ở Hoa Kỳ. Và phần thưởng dành cho sinh viên là học bổng. Học bổng được công khai hoá trên mạng lưới thông

36

tin, trên website của nhà trường, không giống ở Việt Nam, học bổng thường do các cấp trên đưa xuống, lựa chọn cho sinh viên. Tất cả sinh viên tại Hoa Kì nếu thấy mình có đủ điều kiện thì chủ động làm hồ sơ gửi lên nhà trường, nhà trường sẽ dựa trên các tiêu chí và xét duyệt. Điều này tạo tính công bằng gần như là tuyệt đối cho các sinh viên. Đơn giản là bạn có năng lực, trí tuệ như thế nào thì phần thưởng bạn sẽ nhận được như thế đó.

“Tuy nhiên lại không có môn thực tập hay khoá luận như bên Việt Nam, cứ đủ credit, đủ GPA thì tốt nghiệp, chỉ có honors students (kiểu cử nhân tài năng )mới phải làm thesis, tốt nghiệp thì không phân loại: trung bình, khá, giỏi, xuất sắc nhưng nếu GPA được 3.5, nếu ngon nữa thì 3.8 thì sẽ được mọi người hâm mộ và dĩ nhiên là người ta có đính kèm GPA trên bằng và trong transcript của mình. Hằng kì cũng không có xếp loại theo điểm, nếu GPA cao thì sẽ được vô dean's list, nếu có extra activities

meaningful thì sẽ dễ kiếm học bổng”

PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering.

Như vậy mô hình đào tạo theo tín chỉ là một mô hình lý tưởng cho đến giai đoạn hiện nay, nơi đó các cá nhân bao gồm người dạy, người học đưa ra các hành động hợp lí của mình để đạt được những kết quả, những yêu cầu của hệ thống. Các lựa chọn đó gắn chặt với các chủ thể, nó đem lại cảm giác tự do, thoải mái để các cá nhân phát huy hết được năng lực, khả năng của bản thân. Các định đề của thuyết lựa chon hợp lí của Homans đã minh chứng rõ ràng cho các vấn đề đó. Định đề phần thưởng thể hiện ở việc: mọi hàng động nỗ lực, cố gắng của sinh viên mà đạt kết quả tốt sẽ nhận được phần thưởng là học bổng và các danh hiệu khác để tôn vinh; Định đề kích thích thể hiện rõ ở việc Giảng viên luôn kích thích tinh thần sáng tạo, chủ động trong học tập của sinh viên; Định đề giá trị biểu hiện ở ở tinh thần, xu hướng ý thức cao về bản thân của sinh viên. Càng ở trong môi trường nâng đỡ cho sự sáng tạo sinh viên càng dễ phát triển, bộc lộ được tài năng của mình; Định đề duy lý biểu hiện ngay chính việc các cá nhân sinh viên tự lựa chọn môn học chuyên nghành của mình sao cho phù hợp nhất

37

với khả năng với thời gian biểu cho việc tham gia các hoạt động khác bên lề xã hội ngoài việc học.

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)