8. Khung lí thuyết
2.4 Mô hình đào tạo Đại học theo tín chỉ của Hoa kỳ có ảnh hưởng lớn đến nền giáo
48
Mô hình giáo dục hiện đại của Hoa Kì đã ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,Việt Nam... “Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ (TC) được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camơrun… Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học. Vào năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu
(European Higher Education Area) thống nhất vào năm 2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế TC (European Credit Transfer System –ECTS) trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của SV trong khu vực châu Âu và trên thế giới” (http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06/17/3092/). Tuy chưa có một con số nào thống kê cụ thể có bao nhiều trường Đại học áp dụng mô hình đào tạo tín chỉ, nhưng nhìn chung đây là một con số lớn và các nước đang cố gắng học tập mô hình cũng như cách thức đào tạo tín chỉ mới mẻ của Hoa kì để nâng cao nền giáo dục nước mình cho phù hợp, sánh kịp với các nước phát triển trên thế giới. Thể hiện ở việc họ đang dần dần thay đổi các quan niệm truyền thống về giáo dục, giúp sinh viên chủ động trong việc học tập cũng như có thể sắp xếp lịch để làm thêm; lên lớp ít, tự học, tự tìm hiểu, tư duy nhiều để cho sinh viên biến các kiến thức học được trên lớp thực sự thành kiến thức của mình. Ngoài ra không chỉ là lý thuyết suông, các giảng viên thường cố gắng áp dụng việc "Học" vào thực tế, điều này giúp sinh viên hiểu sâu và nhớ lâu, sinh viên được học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển.
“Và theo như thời buổi hôi nhập toàn cầu như hiện nay thì giữa các nước luôn có sự học hỏi và cạnh tranh, do đó giáo dục Hoa Kỳ tiên tiến dần dần sẽ khiến cho nền giáo
49
dục của cả thế giới đi lên (ít nhất theo lý thuyết là thế). Hiện tại có rất nhiều nước đang học hỏi mô hình giáo dục của Mỹ và các nước có nền giáo dục nổi tiếng khác, đó là ví dụ”
PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook.
Ở Việt Nam, trước năm 1975 một số trường Đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế Tín chỉ: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức… Trong quá trình "Đổi mới", giáo dục Đại học ở nước ta cũng có nhiều thay đổi. Sau mùa xuân 1975, đất nước được thống nhất, giáo dục cũng có sự thay đổi nhất định. Hội nghị Hiệu trưởng Đại học tại Nha Trang hè 1987 đã đưa ra nhiều chủ trương đổi mới, học chế "học phần" đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay. Học chế học phần được xây dựng trên tinh thần tích lũy dần kiến thức theo các môđun trong quá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế tín chỉ xuất phát từ Mỹ. Tuy nhiên, về một số phương diện, học chế học phần chưa thật sự mềm dẻo như học chế tín chỉ của Mỹ nó được xem là "sự kết hợp niên chế với Tín chỉ", các nhà lãnh đạo trong nghành giáo dục đã nhận ra được những hạn chế của mô hình này tuy nhiên điều kiện kinh tế- xã hội lúc đó chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện học chế môđun hóa triệt để. Năm1993, khi những khó khăn chung của đất nước và của các trường đại học dịu bớt, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tiến thêm một bước, thực hiện học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chế tín chỉ của Mỹ. Trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên áp dụng học chế Tín chỉ từ năm 1993, rồi các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thủy sản Nha Trang ... và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các năm sau đó. Tính đến năm 2009 có khoảng 10 trường trong cả nước áp dụng học chế Tín chỉ với các sắc thái và mức độ khác nhau (số liệu được lấy từ http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06/17/3092/)
Nhiều người cho rằng mô hình đào tạo theo niên chế lạc hậu, nó gây lãng phí thời gian cho người dạy và người học, khiến người học không chủ động, tuy nhiên mô hình này là cần thiết cho sự chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo tín chỉ, về cơ bản nó
50
cũng không có quá nhiều sự khác biệt nên nó tạo bước đệm cho mô hình tín chỉ có thể áp dụng mà không tạo một sự thay đổi quá lớn, gây sự đột ngột cho người dạy, người học và các nhà quản lí.
Ngày nay phần lớn các trường Đại học của Việt Nam đã và đang chuyển sang mô hình đào tạo theo tín chỉ. Hà Nội là thành phố đi đầu có nhiều trường Đại học áp dụng mô hình này nhất, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mô hình đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam vẫn có nhiều nét khác biệt so với nguyên bản từ mô hình của Hoa Kì. Có sự khác biệt đó là do sự khác biệt về điều kiện văn hoá- xã hội, sự hạn chế về nhân vật lực, sự chi phối của các yếu tố kinh tế- xã hội.
KẾT LUẬN
Mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học của Hoa Kỳ là một mô hình hiện đại, chất lượng. Nó đem lại kết quả tối ưu với chi phí tối thiểu, việc áp dụng nó vào giảng dạy tại các trường Đại học ở Việt Nam là rất cần thiết. Tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng nhìn chung mô hình đào tạo theo tín chỉ tại Việt Nam đang dần dần được thay đổi theo chiều hướng tích cực rõ nét. Để mô hình này thực sự được áp dụng hiệu quả thì các trường Đại học cần khắc phục những yếu kém và đưa ra phương hướng giải quyết khó khăn đó cũng như việc xây dựng các chiến lược phát triển. Qua tham khảo nhiều nguồn tài liệu từ các bài nghiên cứu, qua sách báo và đặc biệt là phỏng vấn sâu chúng tôi đưa ra các khuyến nghị sau:
Đối với nhà trường.
Thứ nhất, các trường Đại học cần chú trọng việc xây dựng hệ thống tín chỉ. Đa số mọi người đều có cách nhìn nhận rằng: Đại học ở Việt Nam cũng mang tên gọi tín chỉ, nhưng chưa phát huy tinh thần tự do sáng tạo của cách học. Hay nói cách khác sinh viên ở Việt Nam chưa phải là người được nắm thế chủ động trong việc thiết lập kế hoạch học, chương trình học cho bản thân cũng như lĩnh hội kiến thức. Các môn học tự chọn chưa thực sự phong phú để sinh viên có thể theo đuổi và tìm thấy được thế mạnh bản thân của mình ở đâu, xác định được mình là ai trong xã hội.Vậy nên cần xây dựng hệ thống môn học bao gồm nhiều môn học tự chọn hơn để sinh viên cảm thấy
51
mình thực sự đang học tập trong mô hình đào tạo tín chỉ, có quyền quyết định mình sẽ học cái gì? Có quyền lựa chọn môn học mình đam mê và phát huy hết khả năng về lĩnh vực mà mình đam mê; các trường cần tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần học chế tín chỉ và kiến thức cập nhật, hiện đại, có tính ứng dụng cao. Bên cạnh môn học tự chọn thì hệ thống các môn học chuyên nghành cũng cần đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn để tránh tình trạng sinh viên mơ hồ về nghành học của mình khi không biết học để làm gì.
Thứ hai là về phương thức quản lý và liên kết đào tạo của các trường Đại học: các quy trình quản lí cần gọn nhẹ hơn, để tạo nên sự năng động cho mô hình. Hệ thống cố vấn học tập ở Việt Nam chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình, thông thường sinh viên không rõ cố vấn học tập lớp mình là ai, thậm chí còn chưa một lần được gặp mặt cố vấn học tập. Ở State University of New York at Stony Brook; University, Massachusetts; University of California, Berkeley người ta xây dựng một trung tâm riêng dành cho việc hỗ trợ các thông tin học tập, và cố vấn học tập của họ chuyên làm công việc tư vấn, họ được gọi là các adviser. Họ làm việc thường xuyên, có sự giám sát chặt chẽ của camera. Bên cạnh trung tâm tư vấn học tập còn có các trung tâm tư vấn khác về đời sống, thủ tục, học bổng…Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội hiện nay cũng đang dần dần chuyển sang phương thức cố vấn này, trung tâm hỗ trợ thông tin học tập cho sinh viên: Casa vừa được ra đời vào đầu tháng 9/2012 và đang áp dụng hình thức làm thẻ ngân hàng ViettinBank để tạo sự thuận lợi cho sinh viên trong các giao dịch về tài chính ngoài cuộc sống cũng như trong trường học.
Thứ ba, các trường cần chú xây dựng các công cụ phổ biến cho sinh viên về chương trình và quy trình học tập, phục vụ học chế tín chỉ như hệ thống tài liệu học tập qua mạng liên kết thư viện bao gồm các tài liệu liên quan đã có trong các trường đại học; Tổ chức liên kết các trường đại học khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng (tổ chức biên dịch, phổ biến); Tổ chức phối hợp biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu. Để sinh viên tiếp cận đầy đủ các nguồn tài liệu phục vụ cho
52
nhu cầu tìm kiếm tài liệu bổ trợ cho công việc học tập. Thêm vào đó cần giáo dục tư tưởng cho sinh viên về đức tính trung thực trong học tập và thi cử.
Thứ tư, các trường cần chú trọng việc liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo theo học chế tín chỉ đặc biệt là mô hình hợp tác giữa trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng rất quan trọng, mô hình U- I- C sẽ giúp các trường có nhiều kinh phí hơn để đào tạo và phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên có một phong thái làm việc hiệu quả vận dụng ngay trong quá trình học tập đồng thời đáp ứng đầu ra sau công tác đào tạo. Ngoài ra các trường cần mở rộng quan hệ với các trường đại học và các tổ chức điều phối giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới để thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và tín chỉ của nhau đồng thời liên kết đào tạo gửi các học viên du học,nghiên cứu sinh ở các nước để học tập lẫn nhau không chỉ là trong phương pháp giáo dục mà còn học hỏi, tiếp thu các giá trị văn hóa xã hội quay về phục vụ cho nền giáo dục nước nhà giúp mở rộng lĩnh hội tri thức thế giới.
Đối với giảng viên
Giảng viên phải chủ động hơn nữa để kích thích sự sáng tạo cho sinh viên, cần áp dụng phương pháp dạy chia nhỏ thành nhiều bài tập cho sinh viên để đánh giá cả quá trình học tập cho sinh viên chứ không dừng lại ở một vài bài kiểm tra, truyền đạt kiến thức luôn tuân thủ nguyên tắc “xoay chiều”, các triết lý, lễ nghĩa nho giáo cần được hạ thấp xuống đề tạo môt trường năng động, cởi mở nhất cho dạy và học.
Đối với sinh viên.
Thứ nhất là về phương pháp học tập. Dù rằng chúng ta đã nêu ra tinh thần học tập là phải chủ động và sáng tạo, phải có sự tương tác hai chiều, song trên thực tế thì điều đó chưa diễn ra. Tại các trường Đại học sinh viên Việt Nam gần như ngồi im không phát biểu, các giảng viên đã sử dụng hình thức kích thích học tập, phát biểu bằng việc cho điểm nhưng điều đó vô hình chung lại đẩy sinh viên vào việc phát biểu
53
cho có chỉ để lấy điểm chứ chưa thực sự đưa ra quan điểm của mình. Vậy nên trước tiên, sinh viên phải là người tiên phong thay đổi phương pháp học, và hơn thế nữa họ cần ý thức về bản thân, xác định cho mình mục tiêu rõ ràng, với tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi mọi lúc mọi nơi cần phải sống có trách nhiệm với bản thân, tự nỗ lực rèn luyện học tập, tăng cường khả năng tự học. Thêm vào đó sinh viên Việt Nam cần chú trọng việc sử dụng đề cương như sinh viên tại các trường Đại học của Hoa Kỳ để nắm bắt rõ công việc của mình khi học một môn nào đó.
Thứ hai là về vấn đề đạo đức trong học tập và thi cử. Sinh viên phải ý thức được vấn đề trích dẫn một tác phẩm, một bài báo hay một công trình nghiên cứu một cách cụ thể vừa thể hiện sự tôn trọng đối với “chất xám” của những người đi trước vừa để khẳng định sự trung thực, ham học hỏi của bản thân. Thêm vào đó, sinh viên luôn luôn phải ghi nhớ về sự minh bạch, tuyệt đối không gian lận trong thi cử.
54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tr 99- 100. NXB Chính trị Quốc Gia năm 2010
2. GS Lâm Quang Thiệp. 2007“Về học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam”. Tạp chí khoa học số 3/2007
3. GS.TS Lê Thạc Cán. “Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và học chế tín chỉ”. Trên trang web của Đại học quốc gia,
4. Lê Ngọc Hùng. 2008. Lịch sử và lý thuyết Xã hội học. NXB Khoa học xã hội 5. PGS. TS Cary J.Tresler.2010.“ Hệ thống tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kì:
Lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động”. Tạp chí giáo dục số 229 ( kì 1- 1/2010
6. PGS.TS Hoàng Văn Vân.2010.“Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy ở bậc đại học”. Tạp chí khoa học số 3 2010
7. PGS.TS Nguyễn Văn Nhã.2006. “Các giải pháp triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc Gia Hà Nội”. “Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ” tại Đà Nẵng.
8. Phạm Thị Thanh Hải.2011.“Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Hoa Kì và kinh nghiệm đối với Việt Nam”. tạp chí giáo dục số 268/2011
9. Quy chế 31/2001 QĐ BGD&ĐT. “về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại học, cao đẳng hệ chính qui theo học chế tín chỉ” Bộ Giáo dục và Đào tạo
10. Th.S Nguyễn Thị Hương Giang. “Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ”. Tạp chí giáo dục số 4/2009
55
11. ThS Phan Thị My.2006.“Tiếp cận hệ thống tín chỉ trong đào tạo không chính quy. “Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ”. Hội thảo về phương thwucs đà tạo trong hệ thống tín chỉ tại Đà Nẵng.
12. TS Lê Văn Hảo – Trường Đại học Nha Trang đã viết “Tổ chức đào tạo đại theo tín