Chất lượng cụ thể trong dạy và học tại các trường Đại học của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 45 - 47)

8. Khung lí thuyết

2.3.2. Chất lượng cụ thể trong dạy và học tại các trường Đại học của Hoa Kỳ

Chất lượng dạy học phải khẳng định là tốt. Với sự hỗ trợ của các thiết bị giảng dạy, giảng viên dễ giới thiệu các tri thức đến sinh viên một cách toàn diện. 7 nguyên tắc dạy học (đã được nêu ở trên) đã phát huy hết khả năng, tinh thần sáng tạo của sinh

46

viên. Công việc giảng dạy của giảng viên trở nên nhẹ nhàng hơn, họ có nhiều thời gian phục vụ cho nghiên cứu, cống hiến cho Khoa học nước nhà.

Sinh viên của các trường Đại học của Hoa Kỳ cảm nhận được rằng họ học tập một cách nghiêm túc, có hiệu quả, có chất lượng và kết quả phản ánh đúng những gì họ đã đầu tư. Mô hình đào tạo tín chỉ đã hình thành nên con người của họ một cách toàn diện hơn. Hay nói cách khác, giáo dục Đại học đóng phát huy được vai trò của nó như là một thiết chế nhằm xã hội hoá các cá nhân. Sinh viên học được cách học tập đúng phương pháp, đúng yêu cầu thực tiễn đặt ra, học được cách nhìn nhận đánh giá bản thân và xã hội. Sinh viên cảm nhận việc học như một công việc đam mê, yêu thích, thực hiện một điều mà mình mong muốn chứ không phải là một sự nhồi nhét, bắt buộc, hay là một sự nhàm chán lặp lại.

“Mô hình đào tạo tín chỉ cho phép sự phát huy hết năng lực, khả năng của cá

nhân…Nghĩa là, Đại học đóng vai trò là nơi đế sinh viên trải nghiệm, thử thách bản thân ở tất cả các lĩnh vực; từ đấy mới tìm ra điểm mạnh và yếu của bản thân để tiếp tục học lên sau đại học. Khóa học của Liberal Arts Colleges nói chung sẽ yêu cầu sinh viên tham gia một số lượng đa dạng khóa học để phát triển toàn diện về tầm nhìn, bao gồm Global Perspective (Tầm nhìn toàn cầu), Aesthetic Perspective (Khả năng cảm thụ nghệ thuật), Historical Perspective (Hiểu biết lịch sử), Language and Culture Perspective (Khả năng ngôn ngữ, tất nhiên ngoài English), Natural Scientific

Perspective (Cách nhìn khoa học hóa), Values Perspective (Nhận biết về giá trị chung của xã hội). Không có khóa học nào xuất hiện với tên gọi 6 Perspectives trên. Ví dụ mình có thể học Psychology hoặc Philosophy để “fullfill” (xin lỗi vì mình không dịch được từ này) Values Perspective…”

PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Chất lượng của việc học tập tại Hoa Kỳ không chỉ được đo bằng tri thức mà sinh viên thu thập được và ứng dụng và thực tiễn mà thêm vào đó là những nhận thức đúng đắn, thiết thực về những bài học “phát huy đạo đức của sinh viên”. Họ được dạy đức tính trung thực, cách tôn trọng tri thức, trí tuệ của người khác, nếu sinh viên bị phát hiện gian lận hay lấy nguồn thông tin trên mạng mà không chỉ rõ nguồn, thì sinh

47

viên đó sẽ phải trải qua một khóa học về trung thực trong học tập và sẽ bị một vết đen trong học bạ. Và nếu sinh viên đó không thay đổi, tiếp tục tái phạm thì có khả năng bị đuổi ra khỏi trường không được tốt nghiệp.

“Bên này rất quan trọng về trung thực trong học tập- nếu bạn bị phát hiện gian lận hay lấy nguồn thông tin trên mạng mà không chỉ rõ nguồn, bạn sẽ phải trải qua 1 khóa học về trung thực trong học tập và sẽ bị 1 vết đen trong học bạ. Còn nếu như sau đó bạn tái phạm thì xin chúc mừng, bạn rất có khả năng bị đuổi ra khỏi trường không được tốt nghiệp”

PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Đáng- nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại trường Đại học Portland, Oregon cũng đã có những trăn trở, tâm sự: “Bên này họ gọi tuần cuối cùng của học kỳ là "Dead week" vì mọi thứ đều được đẩy đến giới hạn cuối cùng: thư viện mở xuyên đêm, đương nhiên sinh viên cũng thức xuyên đêm để hoàn thành bài vở; phòng GS lúc nào cũng có người đợi để hỏi bài. Không cần những câu khẩu hiệu hay ngày lễ hào nhoáng, mọi người đến trường đều với một tinh thần học hỏi nghiêm túc chứ không phải sự săn lùng bằng cấp đầy thiển cận, nông cạn. Tuần vừa rồi đọc báo thấy có 2 sinh viên Việt Nam ở đại học Virginia bị đuổi học vì can tội quay cóp bài nhưng không nhận, cãi chầy cãi cối khiến trường phải mở phiên xử với đầy đủ nhân chứng. Ở nhà chắc chỉ thích tin dân mình học giỏi, quốc tế ngưỡng mộ chứ không thích mấy cái tin kiểu này nhỉ”. (http://www.facebook.com/dang.nguyenvan.7).

Quả thực ở Việt Nam, vấn đề sao chép các công trình nghiên cứu đi trước mà không có sự trích dẫn hay là gian lận trong thi cử vẫn chưa thể giải quyết được triệt để. Cho dù nền giáo dục nước nhà đã từng bước “thay da đổi thịt” tuy nhiên bởi nhiều yếu tố khách và chủ quan nên chúng ta vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để hiện trạng đáng buồn này.

Một phần của tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học hoa kì hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)