SSOP-04: Vệ sinh cá nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát qui trình sản xuất đồ hộp khóm rẽ quạt và bước đầu thiết lập HACCP cho qui trình (Trang 90)

a. Yêu cầu

- Có đầy đủ các phương tiện rửa, khử trùng tay tại các vị trí thích hợp, duy trì tốt phương pháp làm vệ sinh cá nhân.

- Bảo trì tốt các thiết bị rửa và khử trùng tay cũng như các thiết bị vệ sinh.

- Tất cả mọi người khi vào khu vực sản xuất phải sạch, không bệnh tật, gây lây nhiễm cho sản phẩm.

b. Điều kiện hiện tại

Tất cả cửa ra vào xưởng sản xuất đều có bố trí phương tiện rửa và khử trùng tay được thiết kế thuận tiện cho việc sử dụng đảm bảo an toàn vệ sinh. Gồm các vòi nước, các hộp đựng xà phòng nước diệt khuẩn, thau nước có pha Chlorine theo qui định để nhúng tay. Tuy nhiên, chưa có khăn lau khô tay, hay quạt tự động khô tay, máy thổi bụi tóc. Tại xưởng bán thành phẩm chưa có kiếng để kiểm tra trang phục bảo hộ lao động trước khi vào phân xưởng

Tại mỗi phòng chế biến có bố trí thau nước nhúng tay có pha Chlorine để sát trùng găng tay theo tần suất qui định (phụ chương 5)

Găng tay, bảo hộ lao động được giặt ủi sạch sẽ trước khi vào nhà máy. Khu vực nhà vệ sinh được bố trí đủ số lượng theo giới tính, có giấy vệ sinh. Tại lối vào khu vực vệ sinh có trang bị vòi nước và xà phòng diệt khuẩn để rửa tay.

Mỗi lối vào có phòng thay bảo hộ lao động và có gắn bảng hướng dẫn thủ tục vệ sinh cá nhân.

Nhà máy có đội ngũ nhân viên kiểm tra vệ sinh tại mỗi lối ra vào xưởng được đào tạo cách kiểm tra, chỉ những công nhân đã có đầy đủ các trang phục bảo hộ, đã vệ sinh đúng qui đinh mới được vào xưởng.

Tất cả công nhân đều được huấn luyện về phương pháp vệ sinh cá nhân.

c. Các thao tác cần thực hiện

Chuẩn bị

Trước khhi bắt đầu sản xuất và trong suốt ca trực, nhân viên chuyên trách giám sát kiểm tra toàn bộ thiết bị sấy tay, Chlorine hố nhúng ủng, Chlorine nhúng tay, xà phòng có đầy đủ không, nhà vệ sinh có hoạt động tốt không và đủ giấy vệ sinh không

Tất cả đồ bảo hộ lao động găng tay, yếm, nón... được giặt sạch ở bộ phận giặt ủi của nhà máy chuyển đến phòng thay đồ bảo hộ lao động ở đầu ca sản xuất

Qui định chung(*)

Trước khi bắt đầu sản xuất và trong quá trình sản xuất, tất cả mọi người tham gia sản xuất không được hút thuốc, ăn uống khạc nhổ trong xưởng sản xuất.

Vệ sinh cá nhân trước khi vào xưởng:

- Tất cả nhân viên trước khi vào xưởng phải được nhân viên phụ trách - Vào phòng thay bảo hộ lao động để nhận và mặc bảo hộ lao động - Kiểm tra trang phục qua kiếng trước khi rửa tay

- Bước qua hố Chlorine nhúng ủng, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, sấy khô tay

- Mang găng tay đã khử trùng

- Tất cả công nhân vào xưởng đều qua máy thổi loại bụi, tóc...bám trên đồ bảo hộ lao động

- Nhúng tay vào thau nước có pha Chlorine

Tất cả cácmục trên đều được nhân viên chuyên trách tại các cửa ra vào giám sát, kiểm tra, ghi kết quả theo tần suất qui định.

Trong khi đang sản xuất

Nhân viên kiểm tra vệ sinh chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra các vấn đề: nón bao tóc, găng tay, bảo hộ lao động...

Trong quá trình sản xuất, tất cả mọi người tham gia sản xuất không được hút thuốc, ăn uống , khạc nhổ trong xưởng sản xuất.

Khi ra khỏi xưởng, vào phòng vệ sinh

Tất cả các trang bị bảo hộ lao động phải được cởi ra khỏi cơ thể: - Áo máng trên móc

- Yếm được máng móc riêng

- Găng tay được tháo ra và để lại tại xưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ủng được tháo ra và để gọn gàng đúng nơi qui định - Khi vào phòng vệ sinh phải mang dép chuyên dùng

Khi vào xưởng phải tuân theo qui định trong mục qui định chung (*) Khi cuối ca sản xuất

Tất cả trang bị bảo hộ lao động: áo quần, yếm, nón, khẩu trang, ủng, găng tay được tháo ra xếp gọn và giặt ủi sạch sẽ

Không được mặc đồ bảo hộ lao động ở ngoài khu vực sản xuất

d. Giám sát

Nhân viên QA thường xuyên kiểm tra vệ sinh của công nhân trong xưởng trước, trong và sau khi sản xuất. Ghi nhận và có biện pháp xử lý đối với nhân viên vi phạm. Biên bản xử lý, kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ và được lưu lại phòng QA.

4.5.5. SSOP-05: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn

a. Yêu cầu

Bảo vệ thực phẩm,vật liệu bao gói và bề mặt tiếp xúc sản phẩm nhằm tránh sự lẫn lộn với các vật liệu khác: dầu mỡ bôi trơn, hóa chất, chất tẩy rửa, khử trùng cũng như các yếu tố gây nên việc nhiễm lý, hoá, sinh học khác.

Việc ghi nhãn nhằm phân biệt các vật liệu để sử dụng cho từng mục đích thích hợp

b. Điều kiện hiện nay

- Bao bì

+ Nhà máy có kho bao bì riêng biệt, đảm bảo bao bì được giữ sạch, kín chống côn trùng xâm nhập, biệt lập với các kho thành phẩm, hóa chất (Sơ đồ nhà máy)

+ Bao bì, vật liệu khi nhận vào xưởng đều có khu vực riêng khô ráo hợp vệ sinh để chứa đựng, được đặt trên các pallet

+ Có đội chuyên trách vận chuyển các bao bì, vật liệu bao gói phân phối đến các xưởng theo yêu cầu

- Hoá chất

+ Nhà máy có kho hoá chất tách biệt với các kho chứa vật liệu khác

+ Hoá chất dùng cho thực phẩm và các loại dầu mỡ bôi trơn, hóa chất khử trùng, hợp chất tẩy rửa...được bảo quản riêng biệt, biệt lập với kho thành phẩm

+ Các chất bôi trơn sử dụng trong xưởng là các chất được phép sử dụng, không độc hại, các chất bôi trơn này có ghi nhãn để nhận biết khi sử dụng

- Kiểm soát sự ngưng tụ hơi nước

+ Nhà xưởng kết cấu đúng yêu cầu, thông thoáng tốt, hạn chế tối đa các hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

+ Đội vệ sinh nhà xưởng có nhiệm vụ lau khô nếu có hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

+ Các phòng chế biến đều có gắn quạt hút không khí ẩm ra khỏi xưởng, hạn chế tối đa việc ngưng tụ hơi nước.

c. Các thủ tục cần thực hiện

- Bao bì

+ Các bao bì, vật liệu bao gói được bảo quản nơi khô ráo, kín. Không được để trực tiếp dưới sàn nhà

+ Chất lượng, qui cách, vệ sinh bao bì được đảm bảo từ nhà cung cấp và được kiểm tra trước khi nhập kho

+ Các cụm bao bì, vật liệu bao gói đều có dán nhãn phân biệt: chủng loại, sử dụng cho thị trường nào, ngày nhập kho, số lượng...

+ Các bao bì khi nhận để sử dụng được bảo quản tránh tiếp xúc với các vật liệu khác, tránh các tác nhân gây ẩm ướt, hư hỏng, nhiễm bẩn.

+ Không bảo quản chung bao bì, vật liệu bao gói với các hoá chất khử trùng, tẩy rửa, chất bôi trơn.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bao bì, vật liệu bao gói khi không phù hợp cho việc sản xuất hoặc đã hết thời hạn sử dụng được chuyển ra khỏi xưởng sản xuất, được bảo quản kho riêng.

+ Luôn luôn giữ kho bao bì, vật liệu bao gói, kho thành phẩm trong tình trạng sạch sẽ, kiểm tra mỗi ngày.

- Dầu nhờn, dầu bôi trơn.

+ Kho chứa các loại dầu nhờn, chất bôi trơn được tách biệt riêng, có ghi nhãn phân biệt, có thùng chứa đúng chủng loại

+ Tất cả được ghi nhãn đầy đủ trong kho bảo quản cũng như khi sử dụng, bổ sung nhãn mác nếu thiếu tróc

+ Không hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm khi đang có sửa chữa bảo trì thiết bị

+ Khu vực sửa chữa, bảo trì phải có che chắn, tách biệt khỏi khu vực đang sản xuất, tránh đi lại giữa các khu vực này

Thao tác chung

- Luôn lau trần, kiếng nếu có hiện tượng ngưng tụ hơi nước

- Khi làm vệ sinh phải che đậy sản phẩm, bán sản phẩm tránh bị nhiễm bẩn từ các chất tẩy rửa, sát trùng...

d. Giám sát

Nhân viên QA và công nhân trực tiếp sản xuất luôn tuân thủ theo những nguyên tác trên nhằm bảo vệ sản phẩm không nhiễm bẩn. Nhân viên QA kiểm

tra thường xuyên và có biện pháp xử lý khi vi phạm. Mọi biểu mẫu ghi nhận cho khâu này phải được lưu trữ lại tại phòng QA

4.5.6. SSOP-06: Sử dụng và bảo quản hoá chất

a. Yêu cầu

Phải đảm bảo việc sử dụng và bảo quản hoá chất không làm gây hại cho sản phẩm và người tiêu thụ

b. Điều kiện hiện nay

Nhà máy đang sử dụng một số hoá chất được phép cho mục đích khử trùng và tẩy rửa ( Phụ chương 2-Danh mục hoá chất ). Nhà máy có kho chứa hoá chất riêng biệt, kín, thông thoáng, có khoá cẩn thận

Tất cả các hoá chất chứa trong bao được kê trên pallet. Hoá chất tẩy rửa và khử trùng được chứa trong thùng chuyên dùng kín

Mọi hoá chất đều được dán nhãn với các chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh: tên hoá chất, nhà sản xuất, thời hạn sử dụng

Bố trí người đã qua đào tạo về hoá chất theo dõi, bảo quản, pha chế, xuất nhập kho và phân phối tới các xưởng.

c. Các thao tác cần thực hiện

- Hoá chất phải bảo quản riêng biệt, kín, thoáng, tránh các tác nhân làm ảnh hưởng, suy giảm chất lượng

- Hoá chất phải dán nhãn đầy đủ, ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh rõ ràng, chữ viết không bị bong tróc khi vận chuyển và sử dụng, bổ sung nhãn khi bị bong tróc

- Chỉ có người có trách nhiệm ( nhân viên phòng thí nghiệm) mới được giao bảo quản, pha chế, xuất nhập kho và phân phối tới xưởng sử dụng.

- Tại các xưởng sản xuất, việc sử dụng hoá chất được tuân thủ theo hướng dẫn công việc về cách sử dụng treo tại nơi làm việc.

- Cập nhật thường xuyên các hoá chất mới đưa vào sử dụng vào danh mục hoá chất.

- Chỉ sử dụng hoá chất tẩy rửa và khử trùng được phép sử dụng, lưu hành trong thời gian sử dụng. Hoá chất không có nhãn hiệu hoặc kém chất lượng, bao bì không nguyên vẹn, hết hạn dùng tuyệt đối không được nhập kho hoặc đưa vào sử dụng.

- Hoá chất khi nhập kho phải có nhân viên chuyên trách kiểm tra chất lượng, bao bì và việc ghi nhãn, ghi chép vào hồ sơ lưu trữ. Nếu loại hoá chất không kiểm tra thành phần tại phòng kiểm nghiệm nhà máy thì nhà cung cấp phải có giấy phân tích thành phần và nguồn gốc của loại hoá chất đó, trên giấy đó có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền.

- Quá trình vận chuyển từ kho tới xưởng phải đảm bảo tránh các tác nhân làm suy giảm chất lượng: gió, ánh nắng mặt trời, mưa, bụi đất... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chất độc để diệt côn trùng được bảo quản trong tủ riêng có khoá, tách riêng biệt và chỉ người bảo quản kho giữ.

4.5.7. SSOP-07: Sức khoẻ công nhân

a. Yêu cầu

Kiểm soát tình trạng sức khoẻ công nhân để tránh gây ra sự lây nhiễm vi sinh vào thực phẩm và bề mặt tiếp xúc thực phẩm

b. Điều kiện hiện tại

Nhà máy tổ chức hợp đồng với sở y tế tỉnh khám sức khỏe định kỳ cho công nhân và nhân viên gián tiếp 1 năm/lần

Khi tuyển dụng vào nhà máy nhân viên cũng phải được khám sức khoẻ, đảm bảo có đủ sức khoẻ công tác trong ngành chế biến thực phẩm.

Tất cả công nhân ở Nhà máy đều đủ tiêu chuẩn sức khỏe làm việc ở nhà máy chế biến thực phẩm theo qui định của BỘ Y TẾ

Mỗi công nhân có sổ kiểm tra sức khoẻ ghi rõ tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe định kỳ.

Định kỳ hợp đồng với Trung tâm Y học dự phòng tổ chức các chương trình đào tạo về an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ quản lý sản xuất và công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, có giấy chứng nhận cuối khoá học.

c. Các thao tác cần thực hiện

Phòng Tổ chức lập kế hoạch phù hợp kiểm tra định kỳ sức khỏe công nhân để đảm bảo tất cả công nhân đều được kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm những trường hợp không đủ điều kiện tham gia sản xuất

Hằng ngày nhân viên chuyên trách kiểm tra tình trạng sức khỏe công nhân, vệ sinh công nhân vào đầu ca sản xuất và ghi chép vào biểu mẫu giám sát vệ sinh trước khi vào xưởng. Nếu có nghi ngờ về tình trạng sức khoẻ công nhân phải thông báo với bộ phận quản lý sản xuất để có biện pháp cách ly hoàn toàn người nhiễm bệnh khỏi khu vực sản xuất, chuyển lên bộ phận Y tế nhà máy kiểm tra lại và có hướng điều trị (SSOP-03, SSOP-04)

Công nhân có trách nhiệm thông báo tình trạng sức khoẻ khi mắc các bệnh có thể gây nhiễm cho sản phẩm

Không cho tham gia sản xuất những công nhân khi nhận được kết quả thông báo của cơ quan Y tế dự phòng về các bệnh: truyền nhiễm, tiêu chảy, các vết thương nhiễm trùng....

Công nhân bị bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm phải tạm nghỉ hoặc được phân công công việc khác thích hợp không tiếp xúc với thực phẩm

d. Giám sát

Nhân viên QA phối hợp với các phân xưởng trưởng theo dõi, kịp thời phát hiện những công nhân bệnh

4.5.8. SSOP-08: Kiểm soát động vật gây hại

a. Yêu cầu

- Loại bỏ động vật gây hại trong nhà máy

- Ngăn ngừa và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại

b. Các điều kiện hiện nay

Các phân xưởng đều có cửa ngăn cách với nhau, đều có ngăn cách giữa các phòng: thay đồ bảo hộ lao động với xưởng sản xuất. Có lưới ngăn cách chắn tại các cửa thông gió, tuy nhiên lưới này hiện nay đang lủng một vài chỗ cần phải thay để tránh côn trùng lọt vào

Lắp đặt lưới che chắn ở tất cả cửa cống thoát nước của hệ thống cống rãnh thông vào xưởng, hệ thống trần được lắp kín

Xung quanh nhà máy thoáng đãng, không có nơi trú ngụ của động vật gây hại

Lắp đặt các thiết bị diệt ruồi, bẫy tiêu diệt chuột tại các nơi thiết yếu Hợp đồng với cơ quan bên ngoài lập kế hoạch định kỳ phun thuốc diệt côn trùng

Có sơ đồ đặt bẫy tiêu diệt chuột bên ngoài xưởng chế biến, phân công người chuyên trách đặt bẫy và thu thập xác chuột để xử lý

c. Các thao tác thực hiện

Luôn bảo trì các thiết bị tiêu diệt côn trùng, thay thế bổ sung kịp thời màn che, lưới chặn bị hư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện vệ sinh khuôn viên nhà máy định kỳ loại bỏ những nơi động vật gây hại có thể trú ẩn

Duy trì việc xịt thuốc diệt côn trùng bên ngoài khuôn viên nhà máy và lắp đặt thiết bị diệt côn trùng, động vật gây hại tại những nơi thiết yếu. Có giấy chứng nhận đã thực hiện có hiệu quả công việc tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại

Duy trì kế hoạch đặt bẫy, thường xuyên thay đổi sơ đồ đặt bẫy nhằm tăng hiệu quả diệt côn trùng, thu thập xác chết của chuột để xử lý đúng cách.

d. Giám sát

Phân công công nhân vệ sinh đảm nhận việc đặt bẫy diệt động vật gây hại.

4.5.9. SSOP-09: Kiểm soát chất thải

a. Yêu cầu

Đảm bảo hoạt động hệ thống thu gom, xử lý chất thải không gây nhiễm bẩn cho sản phẩm

Chất thải rắn hiện nay của nhà máy chủ yếu là vỏ, cuống rau quả được vận chuyển bằng xe, ghe phân phối cho chăn nuôi bò

Hệ thống nền sàn, cống rãnh được xây dựng theo nguyên tắc dốc ra ngoài, không có hiện tượng ngưng đọng nước lâu trong xưởng chế biến

Hệ thống thoát nước thải bằng đường cống đảm bảo toàn bộ nước thải được đưa ra ngoài, không lưu đọng lâu tạo mùi hôi thối. Nhưng chất thải nước khóm hiện nay chưa được xử lý trước khi đổ ra sông

c. Các thao tác thực hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát qui trình sản xuất đồ hộp khóm rẽ quạt và bước đầu thiết lập HACCP cho qui trình (Trang 90)