SSOP được thiết lập để kiểm soát các lĩnh vực sau đây:
- Chất lượng nước dùng trong sản xuất - Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm - Vệ sinh ngăn ngừa sự nhiễm chéo
- Vệ sinh cá nhân
- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn - Việc sử dụng và bảo quản hoá chất - Sức khoẻ công nhân
- Kiểm soát động vật gây hại - Kiểm soát chất thải
Hình thức và nội dung SSOP được trình bày như sau:
Bảng 2: Nội dung của SSOP
Logo công ty ( Tên công ty )Địa chỉ: Số điện thoại: Fax:
QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN - SSOP
( Tên SSOP)
SSOP số
1. Yêu cầu: nêu rõ các qui định của Việt Nam hoặc quốc tế liên quan và chính sách đảm bảo an toàn vệ sinh của cơ sở
2. Điều kiện hiện nay: mô tả điều kiện cụ thể của cơ sở để làm cơ sở xây dựng các thủ tục và biện pháp.
3. Các thủ tục cần thực hiện: mô tả chi tiết các thủ tục và thao tác phải thực hiện để đạt yêu cầu qui định, phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở và khả thi
4. Phân công trách nhiệm và giám sát
4.1. Trách nhiệm: cơ sở phải thiết lập các kế hoặch kiểm soát kèm theo mỗi SSOP thành phần, phân công cụ thể việc thực hiện và giám sát việc thực hiện SSOP
4.2. Biểu mẫu giám sát: cơ sở phải xây dựng cụ thể các biểu mẫu giám sát việc thực hiện SSOP tương tự trong qui định thiết lập hệ thống hồ sơ của HACCP
4.3. Lưu trữ hồ sơ: cơ sở phải có kế hoach thẩm tra hiệu quả của việc thực hiện SSOP bằng cách định kỳ lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh công nghiệp. Kết quả thẩm tra phải được lưu trữ trong hồ sơ
Ngày phê duyệt:__/__/__ Người phê duyệt
( Theo 28 TCN 129:1998)