Thông qua các hoạt động trên, HS nắm đợc các dữ kiện của bài tập đã cho là:
- Hình thức giao tiếp: Sử dụng kiểu câu hỏi.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Khi em bé khóc mà dỗ mãi không nín. - Vai giao tiếp: mẹ – con.
- Nội dung giao tiếp: mẹ nói “Có nín đi không? .”
Với bài tập này có một nhân tố HS sẽ phải tìm ra là mục đích giao tiếp, tất cả các nhân tố khác bài tập đã cho.
Bớc 2: Xác định yêu cầu của bài tập
Bớc này giúp HS chỉ ra đợc hoạt động cụ thể mà bài tập yêu cầu thực hiện: đặt câu, viết một đoạn, kể, tạo tình huống bài tập tình huống lời nói cho yêu cầu…
nói về ,… Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu kể Ai thế nào?... tạo một vài tình huống có thể dùng để…
GV thờng cho HS nhắc lại yêu cầu của bài tập và có thể gạch chân dới những từ, cụm từ nêu yêu cầu.
Ví dụ: Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng một câu hỏi nh thế nào?
- GV: Bài tậo yêu cầu em làm gì?
- HS: Bài tập yêu cầu sử dụng một câu hỏi để tự trách mình.
- GV: Mời 1 bạn nhắc lại yêu cầu bài tập (Bài tập yêu cầu em sử dụng kiểu câu gì? để làm gì?)
Khi HS thực hiện tốt bớc 1 thì sẽ thực hiện tốt bớc này.
Bớc 3. Thực hiện yêu cầu của bài tập
Đây là bớc HS đa ra lời nói của mình phù hợp với tình huống hay đa ra tình huống phù hợp lời nói, tức là phụ thuộc vào dạng bài tập và yêu cầu của bài tập. HS phải chủ động đa ra lời nói hay tình huống một cách tự nhiên, không sách vở, không bị GV gò ép.
Để tạo đợc lời nói phù hợp, ngoài các thao tác HS đã tiến hành trực tiếp ở b- ớc 1 và bớc 2. ở bớc này, HS phải tiến hành một thao tác ngầm: tự đặt ra những câu hỏi để giải quyết mâu thuẫn mà ở trong mỗi bài tập tình huống lời nói luôn có.
Ví dụ: Em đang còn rất nhiều bài tập cha làm xong, bạn Nam rủ em đi đá
bóng. Em hãy dùng hình thức một câu hỏi để từ chối bạn.
Với tình huống này, HS sẽ suy nghĩ xem: nói nh thế nào để không làm bạn
giận nào mà để bạn thông cảm cho mình, để tình bạn vẫn giữ đợc mối quan hệ thân thiết… Giải quyết đợc những suy nghĩ đó, lời nói đa ra sẽ đạt hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên thao tác ngầm này tuỳ thuộc vào khả năng của từng em. Nhng GV hoàn toàn có thể gợi ý, hớng dẫn HS làm mẫu 1 bài, sau đó các em có thể tự tiến hành cho những bài khác.
ở bớc này, GV tạo môi trờng tốt cho các em tạo lời, nh yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe, tăng cờng các lời động viên, cử chỉ ân cần của mình. Sau đó, GV sẽ chọn một số kết quả đợc xem là tiêu biểu để nhấn mạnh và ghi bảng lớp.
Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
(Dùng câu hỏi vào mục đích khác). Bớc này có thể thực hiện nh sau:
GV : Với tình huống trên em sẽ đặt câu nh thế nào? HS 1 : Chà! Chính tay cậu dọn dẹp nhà cửa đấy hả?
HS 2: Tớ không biết là cậu còn có một đức tính rất đáng học tập? HS 3 : Ôi, nhà cửa gọn gàng quá! Cậu chính là cô Tấm phải không? GV có thể liên hệ bản thân học sinh ngay ở bớc này nh:
- Em đã gặp tình huống nào tơng tự nh thế này cha? - Gặp rồi em đã nói thế nào?
Bớc 4: Phân tích kết quả, đối chiếu kết quả với dữ kiện và yêu cầu của bài
tập:
Bớc này giúp HS thấy đợc mức độ đúng đắn và phù hợp của các lời nói đã đa ra so với ngữ liệu đã cho ở bài tập. Vì vậy, việc phân tích càng tỉ mỉ, HS càng thấy đợc mức độ đúng đắn và phù hợp của từng lời nói tiêu biểu đã nêu ra ở bớc 3 so với tình huống đã đợc phân tích ở bớc 1 và yêu cầu thực hiện ở bớc 2.
Khi thực hiện bớc này, GV định hớng cho HS nội dung cần phân tích nh: đã
làm đúng yêu cầu bài tập cha? (Tức là đã sử dụng các thao tác nh ở bớc 2 cha), lời nói đa ra đã đúng cha phù hợp cha? mức độ phù hợp của lời nói so với các
nhân tố đã cho trong bài tập tình huống.
Khi phân tích kết quả, các em chú ý cả yêu cầu đúng và yêu cầu phù hợp. Vì có những câu nói đúng nhng cha phù hợp. Đặc biệt là trong giao tiếp, việc sử dụng câu đảm bảo tính lịch sự, là điều rất quan trọng. Sau khi đã phân tích, GV định hớng để HS kết luật về kết quả thực hiện bài tập.
Bớc 5: Điều chỉnh, sửa chữa kết quả bài tập:
GV hớng dẫn HS tự điều chỉnh bài làm của mình để đa ra các câu nói, các tình huống lời nói hay, tinh tế. Tuỳ theo kết quả phân tích ở bớc 4 mà HS tự điều chỉnh.
Chẳng hạn với ví dụ ở bớc 3, GV và HS có thể tiếp tục.