Vấn đề tính dục trong cảm hứng sáng tạo của Y Kawabata

Một phần của tài liệu Vấn đề tình dục qua tiểu thuyết người đẹp say ngủ (y kawabata) và rừng na uy (h murakami) (Trang 37 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Vấn đề tính dục trong cảm hứng sáng tạo của Y Kawabata

Những ấn tợng mới có tính chất chủ quan trớc dòng chảy vô cùng linh động của cuộc sống, sự trực cảm cái đẹp và huyền diệu trong thế giới là điều Kawabata tìm kiếm và thể hiện. Với Kawabata, sự suy đồi của đời sống cũng chính là sự suy đồi của cái đẹp. Trong xã hội hiện đại, nhiều ngời mắc phải chứng bệnh bất lực hoặc lãnh cảm trớc cái đẹp. Vậy, phải hồi sinh một đời sống mới cho cảm giác. Cái đẹp không phải là biểu tợng, cái đẹp là đời sống ở mọi nơi. Con ngời phải biết cách phát hiện ra nó. Sự hiện hữu cái đẹp và khả năng phát hiện ra nó ở mỗi con ngời làm cho cuộc sống thế gian mới mẻ từng giây từng phút. Mọi cảm giác đều là một cảm giác mới.

Bằng một thi pháp dung hợp các tính chất ấn tợng, biểu hiện, siêu thực của thời hiện đại với phong cách Haiku, tinh thần Thiền tông trong văn hoá Nhật Bản, Kawabata đã sáng tạo nên những văn phẩm đẹp lạ lùng về thiên nhiên, tình yêu và sắc dục. Trong khi tuyệt vọng trớc sự thảm bại và suy sụp của

đất nớc, Kawabata đọc lại văn chơng cổ điển của Nhật Bản, nh truyện Genji, và khám phá ra sự cứu rỗi của cái đẹp. Và từ những trang sách của Kawabata, một tiếng kêu u buồn không ngớt vang lên, rằng cái đẹp đang bị đọa đày. Không chỉ từ những trang sách ấy mà từ trái tim của ngời nghệ sĩ, ngời lữ khách muôn đời, từ tâm.

Với cảm thức thẩm mĩ đó, vấn đề tính dục đã đợc thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm của Kawabata. Với ông, tính dục nh một yếu tố gợi hứng để đi sâu vào khai thác và miêu tả đời sống nội tâm, chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Tác phẩm Ngàn cánh hạc là một ví dụ.

Đọc Ngàn cánh hạc chúng ta thấy hiện lên hình ảnh nhân vật bà Ota thật sinh động và chân thật. Đối với cha Kikuji, một ngời đàn ông đã có gia đình thì bà Ota đơn giản là một ngời phụ nữ lôi cuốn và cũng chỉ là một trong số những ngời tình của ông. Và tuy mối tình ấy kéo dài, từ khi chồng bà Ota chết cho tới chính cái chết của ông nhng lại hoàn toàn đợc phản ánh từ phía mẹ con Kikuji và cô Chikako.

Qua cuộc tình này, qua lời kể của chính bà Ota và các nhân vật khác, liệu độc giả có thể đa ra lời phán quyết cuối cùng về con ngời của cha Kikuji? Điều này thật không đơn giản. Chúng ta không thể áp dụng hệ quy chiếu đạo đức riêng của bản thân để phán xét một ngời khác, một nền văn hoá khác. Lối t duy, truyền thống của ngời Nhật Bản mang tính phơng Đông thuần khiết nhng quan niệm về sắc dục của họ không hoàn toàn nh vậy. Có thể thấy điều này rất rõ trong tác phẩm của các tác giả Nhật Bản lớn ngay từ thời Heian với Truyện Genji của nữ sĩ Murasaki cho tới thời hiện đại nh Akutagawa, Abe Kobo, Oe Kenzaburo... Và trong tiểu thuyết của Kawabata, các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nam chính, dù rất yêu các lễ hội, các nghi thức trà đạo truyền thống nhng cuộc sống của họ bao giờ cũng gắn liền với yếu tố sắc dục dù là thể xác hay tinh thần. Chính điều này đã tạo nên một Nhật Bản huyền bí ngay trong lòng phơng Đông và lại càng độc đáo hơn với thế giới phơng Tây.

Một phần của tài liệu Vấn đề tình dục qua tiểu thuyết người đẹp say ngủ (y kawabata) và rừng na uy (h murakami) (Trang 37 - 38)