Những đóng góp cho văn học của Tản Đà hiện ra rõ nét hơn khi ông lấy

Một phần của tài liệu Tính chất giao thời trong văn chương tiểu thuyết của tản đà (Trang 86 - 91)

cái Tôi cá nhân làm đối tợng phản ánh và miêu tả của tác phẩm văn học. Trong chơng III, chúng ta đã khảo sát những thám hiểm về cái tôi cá nhân trong môi trờng ảo mộng và đời sống hiện thực. Những thám hiểm này đã khiến cái Tôi trở thành đối tợng thẩm mỹ mới của văn học. Sự mới mẻ của nó là hiển nhiên và đầy ấn tợng. Chỉ cần nhớ lại những phản ứng phẫn nộ của Phạm Quỳnh(1918) và sự chê trách của Lê Thanh (1939) trớc việc Tản Đà đem cái Tôi của mình vào trong văn học là đủ thấy. Cách tân của Tản Đà ở đây đã vợt quá ngỡng tiếp nhận của thời đại mình trong một thời gian dài. Nếu cần một so sánh thì có thể thấy: cái Tôi cá nhân của Tản Đà hiện lên, tinh tế, sâu thẳm hơn khi xuất hiện trong thơ nhng chỉ trong tiểu thuyết nó mới hiện lên một cách rõ

nét nhất, đầy đủ nhất và vì thế mới làm bộc lộ hết những gì mới mẻ của mình.

Sự thành thực khi viết về cái Tôi cá nhân của Tản Đà có một ảnh hởng hết sức sâu sắc và rộng rãi. Nh thế sẽ thấy, cảm hứng thành thật khi đào bới về cái Tôi là sự hấp dẫn của văn học giai đoạn này. Với Nguyễn Tuân, sự thành thực đã pha mầu sắc khinh bạc, phá phách; với Nhất Linh (trong Bớm trắng) đó là

những thể nghiệm đầy mệt mỏi, đôi khi có màu sắc thác loạn, tìm hạnh phúc trong đau đớn…của nhân vật Trơng. Những sắc thái thành thực ở đây, cho đến nay, không phải đã hoàn toàn có đợc sự cảm thông trong tâm lý tiếp nhận ngời đọc Việt Nam. Nhng dù thế nào đi nữa vẫn rất hấp dẫn bởi sự thành thực khi nhìn vào tâm hồn mình. Nguyễn Tuân, Nhất Linh là những nhà văn lãng mạn chủ nghĩa. Một sự thành thực nh thế cũng bắt gặp trong những chi tiết tự truyện, những trang phân tích tâm lý, độc thoại nội tâm của Nam cao, trong Thời thơ

ấu của Nguyên Hồng và cả sau những tiểu thuyết – hồi kí của Tô Hoài gần

đây. Sự tinh tế, sự hấp dẫn là khác nhau (và làm sao có thể không nh thế đợc) nhng vẫn có chung một đặc điểm đã đợc Tản Đà mở đầu: sự thành thực.Sự thành thực nh thế, là một mẫu số chung mới cho cả một thời đại văn học.

Nh chúng tôi đã phân tích, sự thành thực đã làm mới mẻ nội dung của tác phẩm văn học vàlàm mới mẻ cả t duy tiếp nhận của ngời đọc. Sự thành thực trớc cái Tôi khiến con ngời trong tác phẩm văn học bắt đầu hiện lên trong thớc đo của con ngời bình thờng nhờ đó mà trở nên gần gũi với cảm nhận của ngời đọc, khơi gợi ở họ những thể nghiệm, nếm trải từ kinh nghiệm sống cá nhân. Nội dung phản ánh của văn học do thế đã đợc dân chủ hóa một cách đáng kể. Cho đến nay theo chúng tôi, thành thực vẫn là một giá trị cần đợc tiếp tục làm sâu sắc hơn trong văn học Việt nam. Văn học đơng đại của chúng ta hôm nay có quá ít những thành thực khi nhìn vào tâm hồn của chính mình. Dễ hiểu khi những sáng tác văn học nh thế khó làm ngời đọc say mê. Đơn giản là vì ngời ta không tìm thấy mình trong trang sách, không đợc nếm trải để làm sâu sắc hơn những kinh nghiệm sống của chính mình trong cuộc đời.

Tóm lại: cả trong những khám phá về họên thực khách quan và hiện thực

tâm hồn đóng góp lớn nhất của Tản Đà là ở chỗ ông đã làm xuất hiện trong văn học những chất liệu và sự cảm nhận cuộc sống từ thớc đo của cái đời thờng, bình thờng, thông tục nh một hệ chuản thẩm mỹ mới. ở giai đoạn văn hcọ tiếp theo những giá trị này đợc chấp nhận nh những tiền đề và xuất hiện rộng

khắp trong văn học. Chính vì thế ngời ta nhìn nhận nó nh một cái gì đó hiển nhiên, nh là nó vốn thế trong văn học. Kỳ thực, chỉ ngợc lên những năm 20 đầu thế kỷ ta sẽ thấy những giá trị trên không phải là tự nhiên sinh ra. Chúng là kết quả của của một qua strình đổi mới hệ quy chiếu và cái nhìn nghệ thuật trong văn học truyền thống. Làm nên sự thay đổi này có vai trò to lớn của văn học ph- ơng Tây nhng trong đó cũng có đóng góp không nhỏ từ nổ lực đổi mới của những cây bút vốn “nặng căn” với truyền thống nh Tản Đà. Không chịu ảnh h- ởng từ phơng Tây, những cách tân trong tiểu thuyết của Tản Đà phản ánh những nổ lực đổi mới của tự thân truyền tống văn học trong một thực tế xã hội và môi trờng văn học mới. Những cách tân này có thể cha có những giá trị thẩm mỹ cao và trên nhiều phơng diện cũng cha đi đợc xa nhng biến đổi trong nội tại nền văn học nh thế chí ít cũng cho thấy đổi mới đã trở thành nhu cầu nội tại, cấp thiết của đời sống văn học dân tộc. Và đây chính là mảnh đất xới sẵn cho cái mới từ phơng Tây gieo hạt và kết trái trong văn học Việt Nam.

Mặc dù đã đem đến cho văn học nhiều cách tân, có những cách tân mà cho đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự nhng trên nhiều phơng diện những cách tân trong tiểu thuyết của Tản Đà nhanh chóng bị vợt qua. Trong lịch sử tiếp nhận của tiểu thuyết Tản Đà, từ năm 1939, Lê Thanh đã dự báo: “những tiểu

thuyết… của ông, hậu sinh sẽ chỉ giở bằng mấy ngón tay vô tình” [58/47] . Đó là một sự thật. Cha nói đến các sáng tác sáng tác của các cây bút Tự Lực Văn Đoàn. Cha nói đến những săn đuổi cảm giác ráo riết của Nguyễn Tuân sau này. Ngay từ năm 1925, những phân tích và miêu tả tình yêu trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã làm lộ ra những giới hạn, sự sơ sai trong hiểu biết của Tản Đà về tâm hồn con ngời. Và từ rất sớm, những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trong mục xã hội ba đào ký đã làm ta dờng nh quên hẳn những truyện ngắn và tiểu thuyết theo khuynh hớng thế tục của Tản Đà trớc đó không lâu. Ta đang đợc chứng kiến một minh chứng cho quy luật gia tốc trong văn học thời kỳ này.

Vấn đề khiến ta quan tâm ở đây là: điều gì đã khiến cho Tản Đà mặc dù là ngời mở đầu cho những cách tân trong tiểu thuyết nhng sau đó lại dờng nh không thể tiếp tục với hành trình hiện đại hóa của thể loại này trong văn học?

Có thể nhận thấy: khu vực ít mới mẻ nhất ở Tản Đà chính là quan niệm về thể loại của ông. Dù có những nét mới mẻ phản ánh một cá tính sáng tạo độc đáo thì quan niệm thể loại của Tản Đà về cơ bản vẫn không vợt ra ngoài những quỹ đạo truyền thống. Mặc dù sớm sử dụng khái niệm tiểu thuyết để định thể loại cho các sáng tác của mình nhng những hiểu biết về đặc trng của thể loại này ở Tản Đà là hết sức sơ sài. Chính vì thế, chúng ta đã chứng kiến một thực tế, dù hớng về đời sống hiện thực hay thế giới của cái Tôi thì những cách tân của Tản Đà nhanh chóng chạm đến giới hạn của mình. Không đủ khả năng để tìm kiếm những cách tân mới, Tản Đà lỡng lự và theo quán tính ông quay về với những ngã rẽ quen thuộc trong truyền thống. Những phân tích của chúng tôi đã cho thấy một sự “trở về”của Tản Đà trên mọi phơng diện. Những vốn liếng trong truyền thống của ông dù đã đợc tân trang cũng nhanh chóng trở nên cũ kỹ. Từ địa vị của ngời đi tiên phong Tản Đà chậm bớc và cuối cùng lạc ra ngoài quỹ đạo hiện đại hóa của nền văn học.

Theo chúng tôi, các cây bút văn xuôi sau này có một khác biệt cơ bản với Tản Đà ở chỗ: quan niệm và hiểu biết văn học của họ có một nguồn mạch mới - nguồn mạch từ phơng Tây . Đây là sự khác biệt về chất, sự khác biệt của hai nguồn mạch và truyền thống văn học. Sự khác biệt này ở lĩnh vực thơ có thể có đợc sự hòa giải bởi truyền thống thơ đã có hơn một nghìn năm. Những cách tân trong thơ ca muốn đi đợc xa không có cách nào khác phải tìm về với nguồn mạch dân tộc. Mặc dù đã có lúc chê bai thơ Tản Đà một cách khiếm nhã nhng sau này tất cả các nhà thơ mới đều đồng thanh suy tôn Tản Đà là ngời dạo những nốt nhạc đầu cho một cuộc cách mạng thơ ca. Nhng ở lĩnh vực văn xuôi, nhất là văn xuôi quốc ngữ tình hình có khác. Đây là lĩnh vực không có truyền thống lâu bền. Mọi cách tân đều đến chủ yếu bằng con đờng ngoại nhập, học tập văn học phơng Tây. Tản Đà không đợc chuẩn bị để am hiểu văn học phơng

Tây. Thế giới quan nhà nho cũng khiến việc khám phá những cái khác lạ ngoài mình cha trở thành một nhu cầu. Điều này khiến ông nhanh chóng lạc bớc và bị bỏ qua mà không thể tự lý giải đợc. Các cây bút văn xuôi (không bị ràng buộc bởi truyền thống, không cần một sự hồi quy làm tiền đề cho sự đổi mới) càng về sau càng trở nên xa xôi khác biệt với Tản Đà.

Trờng hợp Tản Đà cho ta nhận thức sâu sắc về một quy luật: trong văn học hiện đại, ngời ta không thể đi xa đợc với vốn liếng thuần túy trong truyền thống. Một tài năng nh Tản Đà cũng không nằm ngoài quy luật này. Trong lĩnh vực văn xuôi, hơn bao giờ hết một sự am hiểu về văn học thế giới là điêù kiện cần yếu để ngời cầm bút có đợc những cách tân bền vững và có đủ tiềm lực để theo kịp bớc phát triển của văn học. Nền văn học đơng đại của chúng ta đang khao khát những tác phẩm văn chơng lớn. Kinh nghiệm từ Tản Đà thiết tởng là một bài học quý báu cho thực tiễn đời sống văn học hôm nay.

Tài Liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Tính chất giao thời trong văn chương tiểu thuyết của tản đà (Trang 86 - 91)