Ta đã khảo sát những thám hiểm về cái Tôi cá nhân trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tính chất giao thời trong văn chương tiểu thuyết của tản đà (Trang 77 - 80)

a. Lấy cõi mộng làm đối tợng miêu tả, nh những phân tíc hở trên đã cho

3.3.1 Ta đã khảo sát những thám hiểm về cái Tôi cá nhân trong tiểu thuyết

của Tản Đà qua hai môi trờng: ảo mộng và cuộc đời thực. Sự khảo sát giúp ta nhận thấy sự đối nghịch trong những thể nghiệm của cái Tôi khi hiện diện trong hai môi trờng nói trên. Nhng đâu là điểm thống nhất của cái Tôi giữa tất cả những thể nghiệm trái ngợc ấy?

a. Có thể nói đặc điểm chung của cái Tôi cá nhân ở Tản Đà là sự say mê chính bản thân mình một cách triệt để. Không chờ đến Giấc mộng lớn, ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Giấc mộng con, Tản Đà đã lấy tên khai sinh của mình làm tên của nhân vật chính. Trong hai cuốn tiểu thuyết này ta thấy xuất hiện những chi tiết, những sở thích rất riêng t, đôi khi vụn vặt, nhng đợc ông thuật lại một cách đầy hứng khởi, say mê. Đây là những kỉ niệm của tuổi thơ:

“Khi ấy đi học, còn phải có ngời cõng, về nhà chỉ thích chơi chuồn

chuồn”[10/9]

“ Có một khi cùng những trẻ con trong họ, chơi làm sự hát chèo, mình

đóng vai Từ Thức, mặc một cái áo bằng cấp mà không có quần; đến lúc cởi áo cẩm bào để tha cho ngời tiên nữ, cả chúng đều vỡ cời”[10/10].

Còn đây là lối ẩm thực và lối sinh hoạt khác thờng của Tản Đà đợc chính ông thuật lại trong Giấc mộng lớn: “…đơng ăn rau đổi ra ăn thịt. Mỗi ngày cũng chỉ có một bữa ăn, mỗi bữa ăn hoặc là cái thủ heo, hoặc con gà, con vịt, hoặc con cá…; rợu thời uống hũ, không uống chai. Bữa ăn cũng rất là vô th- ờng, nếu thuộc về phần đêm thời có khi thắp 28 ngọn nến, gọi là nhịp thập bát tú, thắp 7 nmgọn nến, gọi làvthất tinh đàn. Bữa ăn nếu về phần ngày, thời sau khi ăn xong, tất phải có con dao thanh quắm, đi chém phạt ít nhiều cành cây, nh không thế thời không thấy thú sơng”[10/22].

Trên bớc đờng du ngoạn, tâm hồn bị hấp dẫn bởi những mới lạ trong ngoại giới, Tản Đà vẫn không quên những trải nghiệm cá nhân của mình. Dờng nh cảnh vật xứ lạ chỉ là một tấm phông để ông phóng chiếu lên đó chân dung cái Tôi của mình: “đến Tai - mahal…xây toàn bằng đá hao trắng, trong chạm lồng, dát kim cơng ngọc thạch các sắc…vào trong đền mà xem, tởng nh bao các vị định tinh trong bầu giời cùng nhau hội họp trong một cái nhà bé nhỏ ấy. Bớc chân từ trong đền ra,…bầu giời quang sáng, mặt đá lóng lánh, cảnh sắc càng đáng yêu, hoảng nh khi còn ở nhà đợc xem ở dới lòng nớc sâu cái bóng ngời con gái 18 tuổi rất trắng đẹp, đêm, tay đeo toàn đồ vàng, cầm đuốc sáng đứng ngang trên bờ ao”[9/89]. Đoạn văn trên bắt đầu từ một quan sát

ngoại cảnh nhng là để dẫn đến, để rọi sáng một cảm nhận hoàn toàn riêng t của cái Tôi. Thì ra, dù phiêu du nơi đâu, cũng chỉ là một cái cớ để Tản Đà giới thiệu, khám phá về cái Tôi của mình. Cái tâm lý “mình yêu mình” của Tản Đà còn đợc thể hiện thật rõ nét khi ông h cấu nên một nhân vật nh Chu Kiều Oanh hiện diện trong suốt cả hai tập Giấc mộng con. Chu Kiều Oanh thực chất là một hóa thân của Tản Đà trong hình hài của một giai nhân. Tình yêu, sự tán thởng, kỳ vọng của Chu Kiều Oanh dành cho Nguyễn Khắc Hiếu là một cách để Tản

Đà bộc lộ sự say mê của ông đối với chính bản thân mình. Nhà văn công khai bộc lộ sự say mê đối với bản thân mình, lấy cái Tôi của mình làm chất liệu cho mọi miêu tả và khám phá nghệ thuật. Đặc điểm trên không hề là một ngẫu nhiên. Trái lại, đây là một tuyên ngôn sống của Tản Đà và ông đã trực tiếp bộc lộ điều này trong lời Tựa cho tiểu thuyết Giấc mộng lớn.

“…nghĩ nh ngời ta sinh ra trong đời, không ai dễ có mấy thân, cho nên mình yêu mình, là cái tình chung của nhân loại. Một cái yêu mình đó, không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở, mà yêu thời c yêu”[10/5].

Một cách tự nhiên, trong thế giới chỉ có cái tôi là đáng trọng, đáng yêu dấu, đáng phụng thờ. Chính ông đã đề xớng thuyết phụng thờ. Có thể nói, sự thờ phụng cái Tôi cũng xuất hiện khá rõ trong các sáng tác của Tản Đà. Chính điều này đã khiến ông bị xem là ngông và bị Phạm Quỳnh lên tiếng chỉ trích. Trên Nam Phong số 7 năm 1918, Phạm Quỳnh bình luận một cách phẫn nộ: “

ngời ta phi cuồng thì không ai trần truồng đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem thân thế mình mà làm truyện cho ngời đời xem, nhất là tự mình tán tụng cho mình thì lại càng khó nghe lắm nữa ” [66/166]. Tuy nhiên,

chính cái đặc điểm mà Phạm Quỳnh cực lực lên án nói trên lại là đóng góp mới mẻ nhất, quan trọng nhất mà Tản Đà đã đem đến cho văn học: cái Tôi - đến Tản Đà - đã trở thành đối tợng thẩm mỹ trực tiếp và duy nhất cho sự quan sát và miêu tả của nghệ thuật.

Cũng cần nói thêm, việc lấy cái Tôi làm đối tợng trực tiếp duy nhất và cho sự miêu tả nghệ thuật đã khiến cho con ngời ngoài đời và nhân vật trong tác phẩm văn học nh trộn lẫn vào nhau thật khó tách bạch. Vậy nên có thể hiểu con ngời của Tản Đà qua những trang văn của ông và ngợc lại có thể đi từ những chi tiết rất xác thực ngoài đời để hiểu sáng tác văn học của Tản Đà. Lu Trọng L đã có lý khi đánh giá: “con ngời Nguyễn Khắc Hiếu chính là tác phẩm tuyệt xảo, một

bài thơ hay nhất trong sự nghiệp Tản Đà”[57/10,11]. Lý do là vì Tản Đà đã lấy

ông làm nguyên mẫu cho những sáng tác của mình. Sáng tác của ông không chỉ là phản chiếu của con ngời ông trong cuộc đời thực.

Một phần của tài liệu Tính chất giao thời trong văn chương tiểu thuyết của tản đà (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w