Hình ảnh tầng lớp thống trị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 41 - 45)

Trong thơ nhà nho Việt Nam bên cạnh đề tài cuộc sống của thứ dân, còn đề cập đến hiện thực cuộc sống của tầng lớp thống trị xã hội. “Khi quan sát và mô tả các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội phong kiến, nhà nho thờng đặc tả, nhấn mạnh những phơng diện có liên quan đến đạo đức của kẻ thống trị, thờng chú ý đa ra những đánh giá về nhân cách. Các tác giả có thể dùng những cách phúng thích khác nhau. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng hình tợng con chuột ẩn náu nơi chân thành, đàn xã để ám chỉ những kẻ lợi dụng chức quyền đục khoét lơng dân. Nguyễn Dữ mợn yếu tố hoang đờng, quái đản để ngụ ý phê phán bọn quan lại ức hiếp dân lành. Nguyễn Du viết “Phản chiêu hồn” để có cơ hội khái quát về bản chất vô nhân dạo của quan lại phong kiến. Mợn chuyện xa để nói chuyện nay, mợn chuyện nớc ngoài để nói chuyện trong nớc, nhờ chuyện âm để nói chuyện dơng gian… và cuối cùng là lối viết chua chát, đau đớn về nhân tình thế thái, đó là một kho kinh nghiệm nhiều thế kỷ của nhà nho khi họ muốn phát biểu nhận xét về nhân cách đạo đức của tầng lớp phong kiến thống trị” [57, 138].

Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thờng xuất hiện những bức tranh đối lập, một bên là cảnh sống đói khổ của thứ dân, và bên kia là cuộc sống xa hoa của giai cấp thống trị. ở bài Sở kiến hành ta bắt gặp một bên là bốn mẹ con ngời ăn xin sắp chết đói và một bên là cảnh tiệc tùng linh đình của bọn quan lại ở trạm Tây Hà:

Tạc tiêu Tây Hà dịch, Cung cụ hà trơng hoàng. Lộc cân tạp ng xí,

Mãn trác trần tr dơng. Trởng quan bất hạ trợ, Tiểu môn chỉ lợc thờng. Bát khí vô cổ tích, Lân cẩu yếm cao lơng. Bất tri quan đạo thợng, Hữu thử cung nhi nơng.

Dịch thơ: Đêm qua trạm Tây Hà, Mâm cỗ sang vô kể. Vây cá hầm gân hơu, Lợn dê mâm đầy ngút. Quan lớn không gắp qua, Các thầy chỉ nếm chút. Thức ăn thừa đổ đi, Quanh xóm no đàn chó. Biết đâu bên đờng quan, Có mẹ con chết đói.

(Những điều trông thấy)

Có sự đối lập gay gắt giữa cái đói khổ gần kề cái chết của chúng dân và sự xa hoa, lãng phí của kẻ quyền thế, giàu sang. Đây cũng là t tởng đợc Nguyễn Du bộc lộ trong bài thơ Thái Bình mại giả ca. Bài thơ đối lập giữa một bên là ông già mù hát rong nghèo khổ:

Thái bình cổ s thô bố y,

Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi. Vân thị thành ngoại lão khất tử Mại ca khất tiền cung thần xuy. … Khẩu phún bạch mạt thủ toan sức, Khớc tọa, liễm huyền, cáo chung khúc. Đàn tận tâm lực cơ nhất canh,

Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục.

Dịch thơ: ở phủ Thái Bình có ông lão, Hai mắt mù mặc áo vải thô. Nắm tay trẻ dắt ngoại ô,

Ven sông hát dạo lần mò kiếm ăn. … Miệng sùi tay mỏi lão ông,

Cất đàn ngồi lại tha rằng đã xong. Gần một canh hết lòng hết sức, Năm sáu đồng kiếm đợc thế thôi. Một bên là cảnh sống xa hoa của các thuyền đi sứ:

Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ,

Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ. Hành nhân bão thực tiện khí d,

Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.

Dịch thơ: Kìa không thấy sứ từ xa lại,

Gạo thịt đầy thuyền cái thuyền con. Ngời ăn no ứ vẫn còn,

Đáy sông cơm ngọt món ngon đổ chìm. (Ngời hát rong ở Thái Bình)

T tởng về sự đối lập giữa cuộc sống của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị có trong nhiều tác phẩm văn chơng Việt Nam thời trung đại. Điều này càng rõ rệt trong giai đoạn phong kiến suy đồi.

Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái là một tác phẩm phản

ánh hai sự kiện lớn nhất trong lịch sử nớc ta cuối thế kỷ XVIII. Đó là sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của nhà nớc phong kiến Lê – Trịnh và sức mạnh phi thờng, công lao to lớn đối với đất nớc của phong trào Tây Sơn. Hoàng Lê

nhất thống chí còn phản ánh phần nào cuộc sống của nhân dân thời Lê mạt,

một cuộc sống không có trật tự, không an toàn, không ấm no vì binh hỏa và nạn đói. Thời gian miêu tả tác phẩm trong khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ

XVIII, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) đến lúc Nguyễn ánh lên ngôi vua (1802). Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã hội phong kiến cùng những hình thái ý thức, t tởng, đạo đức...hầu nh bị đảo lộn và lay chuyển tận gốc.

Tác giả mô tả sinh động những biến động trong xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Những nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn là những thần tợng thiêng liêng, tôn quý mà đầy xấu xa hủ bại. Trong triều đình, vua không ra vua, tại phủ liêu, chúa không ra chúa. Vua Cảnh Hng cam chịu sống bạc nhợc; Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống bị nhân dân căm ghét vì bán nớc và luồn cúi trớc nhà Thanh.

Hoàng Lê nhất thống chí còn phản ánh thực chất thối nát của bộ máy

quan liêu phong kiến thông qua hình ảnh của bọn quan lại đủ kiểu, “tất cả đều là một lũ bất tài, bất lực hoặc mất nhân cách, trắng trợn đến bỉ ổi, tham lam đến ngu ngốc và tuỳ thời, cơ hội đến ghê ngời. Còn biết bao chân dung, nhân cách sống của những kẻ thuộc tầng lớp thống trị bị bóc mẽ, lột trần.

ở phơng diện này, các tác phẩm văn xuôi dung lợng lớn đã chứng tỏ u thế. Một trong những tác phẩm tiêu biểu trong việc phê phán sự suy đồi của giai cấp thống trị là Thợng kinh ký sự. Cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa đợc Lê Hữu Trác vẽ lại một cách tỉ mỉ. Từ những ấn tợng ban đầu nh “thành có ba lần cổng ngăn, lần cổng nào cũng có lính gác hai bên, gơm giáo sáng loáng”, “cổng dinh cao to, voi có thể chui lọt” cho tới tận mắt nhìn thấy cung cấm với “bốn bề tám phía chỗ nào cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua nở, gió thoảng hơng trời”. Đó là vẻ bề ngoài của thành quách, còn đi tiếp vào trong theo chân Hải Thợng lãn ông ta thấy cuộc sống sinh hoạt đầy đủ tràn ngập sự xa hoa “mọi đồ nghi trợng đều sơn son thếp vàng”, “toàn những thứ mà ngời đời cha từng thấy”, “mâm vàng chén bạc, thức ngon của lạ”, rồi tới căn phòng của thế tử ở đ- ợc tác giả đặc tả lại với đầy đủ chi tiết mới thấy hết cái xa hoa, lộng lẫy nơi thâm cung. Để vào nơi thế tử ở phải “đi qua chừng bốn năm lần màn trớng, cứ mỗi lần màn gấm lại thấy có thắp một cây nến để soi đờng. Đi qua chừng bốn

năm lần màn trớng gấm thì đến một căn nhà rộng. Trong nhà, trên chiếc sập thếp vàng ở gian giữa có một ngời ngồi, khoảng năm sáu tuổi, mặc áo lụa hồng, hai bên có mấy ngời đứng hầu. Trên chiếc giá bằng đồng có thắp một cây nến lớn. Bên cạnh sập có chiếc kỷ chạm rồng, sơn son thếp vàng. Trên kỷ đặt chăn gấm. Một bức màn gấm che ngang. Phía trong đang có nhiều cung nhân, đèn lồng toả sáng, mặt phấn, áo hồng mọi thứ đều lóng lánh”. Cái nhìn khách quan, với tinh thần phê phán, Lê Hữu Trác đã cho ta thấy bộ mặt thật cuộc sống của tầng lớp thống trị, đầy xa hoa, phù phiếm, một cuộc sống chỉ có hởng thụ và suy đồi.

Khi viết về tầng lớp thống trị các nhà nho có nhiều cách thể hiện đánh giá song tựu trung họ đều gặp nhau ở một điểm là tập trung quan sát nhân cách, đạo đức của nhân vật. Cách nhìn cuộc sống xã hội và con ngời của nhà nho nói chung mang tính công thức và chủ quan. Ta nhận thấy, tuy cách thể hiện đa dạng, nhiều giọng điệu, đề tài, chất liệu cuộc sống phong phú song bức tranh hiện thực cuộc sống đều đợc tái hiện theo quan niệm có tính chất công thức của nhà nho về cuộc sống.

Điểm lại sự phản ánh cuộc sống trong tác phẩm của một số tác giả trớc La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp để tạo cơ sở nhận thức, đánh giá sự phản ánh cuộc sống trong văn chơng của tác giả này. Tất nhiên chúng ta phải luôn có quan điểm lịch sử cụ thể, tức là nhận thức văn chơng Nguyễn Thiếp trong khung cảnh thời đại và đặc điểm của thể loại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w