Nghĩa của việc sử dụng điển cố trong thơ chữ Hán của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 90 - 91)

B Dịch thơ: Chức nhỏ lầm chí cũ,

3.2.2.nghĩa của việc sử dụng điển cố trong thơ chữ Hán của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

phu tử Nguyễn Thiếp

“Thơ trữ tình cổ điển là sản phẩm văn học tinh túy của thời trung đại thời thống trị của ý thức về tính bất biến của vũ trụ, về sự thống hợp của thế giới thời mà ngời ta nhìn nhận mọi sự thay đổi trong xã hội chỉ là một vòng tuần hoàn khép kín, thời tồn tại của những khuôn vàng thớc ngọc áp đặt lên mọi hoạt động ứng xử của con ngời, kể cả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật” [13, 96].

Việc sử dụng điển cố là tất yếu trong thơ trung đại, bởi họ là những nho sĩ, những ngời mang tính sùng cổ. Thơ ca xa chú trọng sự hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, đề cao loại ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, sức biểu cảm thẩm mỹ.

Đặc trng mỹ học của thơ Đờng trớc hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều ý, và ý ở ngoài lời. Kết cấu thơ Đờng luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống nh một lời giải đáp một vấn đề nhân sinh bằng hình tợng nghệ thuật. Về hình thức, thơ Đờng đúc kết những kinh nghiệm nghệ thuật của quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng. Đối xứng chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài hòa càng lớn.

Do số câu, số chữ của bài thơ Đờng luật đợc hạn định nên các nhà thơ phải tìm tòi những tinh hoa của dân gian, kết hợp với điển cố lịch sử và từ ngữ hoa lệ của văn học thành văn. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có thể hạn chế sự biểu đạt những tình cảm bay bổng, phóng khoáng, nhng nó buộc phải sáng tạo ngôn ngữ hàm súc, cấu tứ chặt chẽ.

Những hình ảnh trong điển cố mang tính chất biểu trng nhng cụ thể, sinh động, tác động mạnh mẽ vào ký ức ngời đọc để so sánh, nhằm đi đến sự kết hợp ý nghĩa của điển cố với ý nghĩa của ngữ cảnh.

Nguyễn Thiếp sử dụng nhiều điển cố trong thơ vì các thể thơ thơ đợc phu tử sử dụng có hàm súc cô đọng, hạn chế về câu chữ nhng lại yêu cầu chứa đựng nội dung phong phú. Việc giải thích cụ thể về hành vi, hoàn cảnh có liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử, một địa danh nào đó là rất khó, với dung lợng hữu hạn của câu chữ trong một bài thơ Đờng luật. Sử dụng

điển cố đã biến cái không thể thành có thể, vì những đặc điểm hoàn cảnh có quan hệ với đối tợng đều đợc lu giữ trong tài liệu đợc làm điển cố. Khi nhắc đến một nhân vật, một địa danh lịch sử, một câu chữ trong thơ xa thì ý nghĩa, sự kiện liên quan đến nó đồng xuất hiện.

Việc sử dụng điển cố trong thơ Nguyễn Thiếp đã thể hiện cái nhìn hồi cố của tác giả về những nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, có khi là một bản nhạc, câu thơ của cố nhân. Song song với việc khẳng định sự trờng tồn của giá trị xa đó, Nguyễn Thiếp gián tiếp phủ nhận thực tại theo cách riêng của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 90 - 91)