Hoan Châu địa linh nhân kiệt trong thơ Nguyễn Thiếp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 45 - 57)

Nguyễn Thiếp với thú ngao du sơn thủy từng trải nhiều nơi, thởng ngoạn nhiều cảnh đẹp nhiều vùng miền, song có thể nói theo nhà thơ, không đâu đẹp bằng quê mình. Bởi cảnh sắc đó không chỉ là vẻ hấp dẫn của danh thắng bề ngoài mà còn là cái tình, lòng tự hào về hơng sắc thiên nhiên của quê hơng. Vùng đất Hoan Châu quê ông triền sông Lam là một nơi có rất nhiều thắng cảnh, nhiều nơi dấu tích xa: đền cũ, thành xa, bãi chiến trờng, nơi ẩn dật. Trong bài thơ Hoan Châu, nhà thơ viết:

Minh thời thuộc Diễn Hoan. Long chi phân hữu cán, Địa thế cực Nam man. Thủy khoát Song Ng hải, Thiên cao vạn Nhẫn san. Niên lai văn khí thịnh, Quang xạ Đẩu Ngu gian.

Dịch thơ: Trung thổ nhiều ngời giỏi, Vợng ở châu Diễn Hoan. Mạch rồng chia nhánh hữu, Thế đất giáp Nam man. Đảo Song Ng biển rộng, Núi Vạn Nhẫn trời cao. Năm nay văn khí thịnh, Dọi đến sao Đẩu Ngu. (Hoan Châu)

Mảnh đất Hoan Châu quê hơng trong thơ Nguyễn Thiếp thật đẹp. Nó đ- ợc vẽ nên bởi sự hòa hợp của thiên, địa, nhân. Trời u đãi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, có núi Vạn Nhẫn cao muôn trợng tới trời, có biển rộng soi bóng đảo Song Ng. Đất chọn thế mạch rồng muôn đời đa lại sự may mắn, phát tài hiển vinh, lu danh thiên cổ. Nhân kiệt tài giỏi, “văn khí thịnh” sáng dọi đến sao Đẩu Ngu.

Hoan Châu đợc thể hiện trong thơ La Sơn phu tử đúng nh Phan Huy Chú từng nhận xét: “Con ngời ở đây rất cần kiệm và hiếu học, vật sản thì quý báu và hiếm lạ, thần núi biển đều linh dị, khí thiêng non sông kết thành nhiều bậc danh hiền. Đất này là vùng thông với xứ Man Lào lại là vùng giới hạn giữa Nam Bắc do đó mà nó xứng đáng là một thành trì kiên cố, là then chốt của n- ớc nhà trải qua các triều đại” [12, 174]. Đó là “một quê hơng, xóm làng vùng văn vật có nhiều khoa bảng, nhiều ngời làm quan”, “các nho sĩ lo việc dùi mài kinh sử, đèn sách đèn sách để mong chiếm bảng vàng trong các kỳ

thi, họ đọc sách trên lng trâu, làm văn bài trên ngọn lửa lá đa. Nho sĩ đất này nuôi một ý chí tiết tháo, cách sống “đói cho sạch rách cho thơm” [6, 146].

Hoan Châu địa linh, nhân kiệt trong thơ chữ Hán của Nguyễn Thiếp là bức tranh đẹp giữa cảnh sắc linh thiêng và con ngời tài hoa đã ghi dấu thời gian. Trong bài Đăng Nghĩa Liệt sơn, nhà thơ viết:

Liệt sơn sơn thợng tối cao phong, Tứ cố vân yên nhập vọng trung.

Anh Quốc thành hoang phơng thảo lục, Nghĩa Vơng kiều tại tịch dơng hồng.

Dịch thơ: Liệt sơn chót vót đứng cao trông, Bốn mặt mây bao thấy mịt mùng. Anh Quốc thành hoang làn cỏ biếc, Nghĩa Vơng cầu cũ ánh chiều hồng. (Lên núi Nghĩa Liệt)

Bài thơ diễn tả hành động con ngời đứng trên đỉnh cao chót vót núi Nghĩa Liệt bốn mặt mây phủ, để hoài niệm về ngời xa. Cảnh trí hùng vĩ hài hòa giữa núi cao, sông dài. Tự hào về quê hơng địa linh, tác giả không khỏi luống ngậm ngùi về mảnh đất tạo nên những con ngời anh hùng. Thời thế đổi thay, Nguyễn Thiếp không muốn xu thời đành quay về với niềm hoài niệm. Thơ ông là nỗi trở trăn của tấm lòng xót xa trớc những mất mát, những bi kịch, những giá trị tốt đẹp đã qua, cái còn lại chỉ là những chứng tích đau buồn. Ông xót xa trớc cây cầu nơi Nguyễn Biểu đã tiết. Nghĩa Vơng là tớc vua Lê Thánh Tông phong cho Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu đợc vua Trần Trùng Quang sai đi sứ đến dinh Trơng Phụ. Trơng Phụ sai dọn cỗ đầu ngời để đe dọa. Ông thản nhiên ngồi ăn. Trơng Phụ thả cho về, nhng sau lại nghe lũ hàng thần Phan Liêu, bắt ông trở lại. Trơng Phụ cho lính trói vào chân cầu để nớc lên dìm chết. Tấm gơng anh dũng, quả cảm của ông truyền mãi muôn đời.

Mỗi một địa danh nơi đây là một minh chứng cho quá khứ hào hùng, tinh thần bất diệt của lòng yêu nớc quả cảm. Trong bài thơ Kinh Hắc đế từ ông viết:

Giao Châu tự Hán nhập Trung Quốc, Thú tể thao thao vô túc lục.

Khả liên anh hùng Mai Thúc Loan, Khớc nhân tặc thần Dơng T Húc. Nhất hô vạn nặc tỳ hu quần,

T Húc yên năng cự hại quân. Thiên tâm vị dục phân nam bắc,

Giao long thất thủy đồng phàm lân. Tự Đờng hất kim thiên d tuế,

Kỷ độ tang thơng biến nhân thể. Cổn cổn Sa Nam cổ độ đầu,

Hành nhân do thuyết Mai Hắc Đế.

Dịch nghĩa: Giao Châu Hán nhập vào Trung Quốc, Đám quan thái thú kể không xiết. Thơng bấy anh hùng Mai Thúc Loan,

Lại vì tặc thần Dơng T Húc. Một hô quan sĩ dạ vang long, T Húc làm sao giết đợc ông ?

Lòng trời cha muốn chia Nam, Bắc, Mắc cạn giao long hết vẫy vùng. Đời Đờng đến nay nghìn năm lẻ, Cuộc thế bao lần dâu hóa bể.

Sa Nam cuồn cuộn bến đò xa,

Khách còn nhắc chuyện Mai Hắc Đế. (Qua đền Mai Hắc đế)

Nguyễn Thiếp viết Kinh Hắc đế từ nhân một chiều đi công cán qua núi Đụn, ghé bến đò Sa Nam, dừng chân ở đền vua Mai Hắc Đế, nhìn cảnh nhớ ngời, lu luyến chuyện xa. Cả bài thơ là sự hồi tởng về một thời khắc lịch sử khi ngời anh hùng xa tùng nổi dậy đánh đuổi tên thái thú bạo tàn, cứu dân khỏi ách lầm than. Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa, giải phóng đợc cả vùng Hoan - Diễn - ái ( Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa). Mai Thúc Loan dùng địa thế vùng Sa Nam lập căn cứ khởi nghĩa, lấy núi Vệ làm đại bản doanh, dùng Rú Đụn làm chỗ dựa. Công đức ấy lu truyền mãi đời sau, lòng dân mãi khắc sâu cái nghĩa cử hào hùng một thời của Mai Hắc Đế:

Con ơi, con ngủ cho lành,

Ông Mai Hắc Đế dựng thành Vạn An.

Từ ngàn đời nay, tổ tiên ta dựng nớc và giữ nớc thật gian nan. Bởi vậy mỗi tấc núi sông đều in bóng tiền nhân. Với những ngời luôn sống với ý thức sâu sắc về quá khứ và hiện tại nh Nguyễn Thiếp thì cảm thấy quá khứ oai hùng của dân tộc thật gần gũi.

Lên núi Thiên Nhẫn thăm thành Lục Niên, Nguyễn Thiếp nhớ về ngời anh hùng Lê Lợi.

Sơn lộ Tây phong túc thảo kh, Y y vân cái thụ loan d.

Thập niên khiêu cúc dân vô chủ, Vạn lý quan hà địa hữu ng.

Hiệu ngọc chỉ kim khinh nhất tuyến, Trầm giang chung cổ oán Tam l. Mang nhiên anh khí quy hà xứ ? Bất cập Thanh đô chất sở c.

Dịch thơ: Dừng chân nghỉ bên đồi tránh gió tây, Xe loan rạng rỡ dựng tàn mây.

Mời năm lận đận, dân không chúa, Muôn dặm quan hà sẵn ngựa hay.

Dâng ngọc thời nay nh sợi mảnh, Tam L sông Mịch hận còn đầy. Mênh mang linh khí về đâu tá ? Chẳng đến Thanh đô ngự chốn này !

(Đến thành Lục Niên nhớ lại chuyện xa)

Mời năm dân tình khổ sở dới sự xâm lợc của giặc Minh. Không chịu cảnh nô lệ, thơng dân lầm than, đói khổ, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa. Xa kia nhà nho thờng đồng nhất đế vơng với quốc gia, dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã khiến cho La Sơn phu tử có nhận thức khác. Đế vơng có thể tiêu vong nhng khí thiêng sông núi trờng tồn, truyền thống quật cờng của trăm họ luôn tiềm tàng, chỉ cần có ngời khơi gợi, từ tia lửa nhỏ sẽ bùng lên ngọn lửa lớn thiêu cháy lũ ngoại xâm.

Không chỉ có núi sông và di tích lịch sử, đất Hoan Châu quê hơng còn nổi tiếng là một vùng thắng địa. Đó là chùa Hơng Tích một thời là “Danh lam bậc nhất của Hoan Châu”. Bài thơ Du Hơng Tích tự của Nguyễn Thiếp nh sau: Hơng Tích Trần triều tự, Hồng sơn đệ nhất phong. Di am không bạch thạch, Cố chỉ đạn thanh tùng. Phong nguyệt trờng nh thử, Thần tiên bất khả phùng. Tá vấn Đông Pha sĩ, Hà nh Xơng Lê ông ? Lại tán giang hồ giả, Nam huân nhất ỷ song.

Dịch thơ: Đời Trần chùa Hơng Tích, Trên đỉnh cao núi Hồng. Am xa còn đá trắng, Nền cũ nay xanh tùng.

Gió trăng mãi nh thế, Thần tiên không gặp cùng. Ướm hỏi Đông Pha sĩ, Sao rồi Hàn Dũ ông ? Khách giang hồ nhàn tản, Gió nam kề bên song.

(Đi chơi chùa Hơng Tích)

Vợt qua con đờng ghập ghềnh, trắc trở nhà thơ lên viếng cảnh chùa, phóng tầm mắt về với cái mênh mông của núi mà cảm hứng chắp bút viết nên những dòng thơ thế sự. Nhìn cảnh đổi thay, chỉ còn đá trắng, nền rêu xanh, lòng ngời không khỏi u buồn. Thời gian đã phủ màu lên tất cả nhng sự sống không vì thế mà tàn lụi. Nho gia coi con ngời là thực thể trung tâm tồn tại vĩnh viễn với thiên nhiên bất diệt. Nhà thơ đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của Thần, Tiên, Phật, để rồi trong ngọn gió nam ấp áp, khẳng định con ngời và thiên nhiên tồn tại mãi mãi.

Cảnh dẹp xứ sở mà đặc biệt là Hơng Tích còn đợc vẽ lại trong bài Du

Liêu Đông:

Hồng Sơn dĩ bắc sơn chi tý, Cá cá chi miên lũng diệc thô. Hơng Tích đại đô long hựu khứ, Hoa Khê cờng bán thủy đông lu. Cổ đàm thanh lạnh phù ng mạt, Ngoan thạch cô cao lộ tợng đầu. Cộng đạo Phan, Hoàng thê ẩn xứ, Dã tằng khách đắc quản ninh phầu.

Dịch thơ: Hồng Sơn phía bắc núi giang tay, Gò đống nhấp nhô mấy dãy dài. Hơng Tích giành trời bên hữu trải,

Hoa Khê dồn nớc hớng đông xuôi. Chọc trời, đá rắn, đầu voi hiện, Động nớc đầm trong, bọt cá bày. Nghe nói Phan, Hoàng từng ẩn náu, Hai ông có ẩn ở nơi này ?

(Đi chơi ở Liêu Đông)

Thật tự hào khi đứng trớc cảnh sông núi hùng tráng của quê hơng, trong bài Kim Nhan động phu tử viết:

Kệ Trờng c huyện sách, Bình địa khởi Kim Nhan. Thần bút xung tiêu hán, Tiên hồ lạc thế gian. Song điều giang giới khẩn, Vạn lý thạch căn bàn. Thu tận tinh linh khí, An Nam tiểu Thái San.

Dịch thơ: Giữa Kệ Trờng bình địa, Đột khởi ngọn Kim Nhan. Bút thần chọc trời thẳm, Bầu tiên rơi thế gian. Sông hai dòng áp sát, Đá muôn hộc trải bàn. Khí tinh thiêng thu hết, An Nam ấy Thái San !

(Động Kim Nhan)

Nguyễn Thiếp viết về cảnh đẹp quê hơng với giọng thơ thật hào sảng. Niềm tự hào tột đỉnh khi ví Kim Nhan là một Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất (ngũ nhạc) của Trung Quốc.

Tình yêu quê hơng luôn thờng trực trong tâm khảm nhà thơ. Điều đó thể hiện ở những cảnh sắc quê hơng luôn hiện hữu trong lời thơ ông lúc đi xa muốn về. Đối với ngời Việt Nam tình cảm quê hơng chính là điểm chung gắn kết mọi con ngời lại với nhau. Trong T cố sơn Nguyến Thiếp viết:

Liên lạc quần phong tụ,

Cao đê vạn mã hồi. Sơn đáo nam minh tận, Giang tòng bắc cảnh lai. Tà dơng Thiên Nhẫn tự, Phi bộc Lục Niên đài. Tùng trúc kim do tại, Phong trần thợng vị hồi.

Dịch thơ: Chiu chít liền những núi, Trông nh ngựa chạy vòng. Miền nam mờ ngọn núi, Cõi bắc uốn khúc sông. Bóng chùa Thiên Nhẫn ánh, Suối vọt Lục Niên kề.

Tùng cúc nay còn đó, Phong trần, vẫn chửa về. (Nhớ núi xa)

Những địa danh Trà Bột, Trà Sơn, Lạp Phong, Nhạc Sạc, Nam Hải, Hòn Ng... trong thơ ông đợc ghi lại với tình cảm trìu mến, nhớ thơng. Đứng ở làng Nguyễn Thiếp trông lên, thấy nhấp nhô những đỉnh đầu tròn, màu vàng buổi sáng, khi ánh mặt trời soi thẳng tới, màu tím lục bên chiều khi mặt trời dần khuất sau dãy núi Giăng Màn. Núi Giăng Màn còn có tên Khai Trờng chia ngăn đất Hoan Châu và Lào. Núi cao, án sau dẫy Thiên Nhẫn, chạy dọc theo chân trời từ Nam đến Bắc. Lúc nào sắc cũng xanh, nh một bức màn xanh, trơng ra để làm nổi màu vàng hay tím của Thiên Nhẫn. Trong hơn 40 năm, biết bao phen phu tử đã trông về góc trời Nam, nhìn mây vàng trên núi Nhạc Sạc mà nhớ mẹ già, làng cũ. Gần làng Nguyễn Thiếp có những dãy núi

rừng, cây cối um tùm, là Trà Sơn và Bột Sơn. Lớp trong lớp ngoài nh bức bình phong án ngự phía Tây Nam. Bột Sơn thấp ở phía trớc, Trà Sơn cao ở sau, Trà Sơn có đỉnh bằng ngang trông nh hình chữ nhất. Theo các nhà phong thủy thì các núi Phợng, núi Hồng, núi Trà, núi Bột đều là những yếu tố thiêng liêng làm cho trong các làng gần đây nh Vĩnh Gia, Trờng Lu, Nguyệt Ao rất thịnh.

Là một ẩn sĩ, La Sơn phu tử cũng nh bao ẩn sĩ khác “tự nhận mình là ngời vụng về, bất tài, lời biếng ngu dốt, họ tự cho mình cái quyền chỉ sống với thiên nhiên, với cỏ cây, hoa lá với suối đá chim muông” [67, 68], chủ tr- ơng sống gần gũi thiên nhiên để di dỡng tính tình, bảo toàn phẩm giá trong sạch. Trong bài thơ Đăng Lạp phong, Nguyễn Thiếp viết:

Thiên Nhẫn sơn thanh giang thủy lam, Tiểu viên phong thợng bệnh ông am. Anh hùng phơng lợc tiêm Hồ bắc, Hoàng tổ uy linh trấn Hải nam. Thảo ám Thạch thành thua bộc bố, Phong cao Ng đảo tịch dơng phàm. Cổ lai cùng đạt giai thiên định, Phủ ngỡng tùy thân dã thục kham.

Dịch thơ: Núi xanh Thiên Nhẫn, nớc sông Lam, Già bệnh non cao đến dựng am. Phơng lợc anh hùng trừ giặc Bắc, Uy linh hoàng tổ trấn trời Nam. Cỏ um thành Đá thu tuôn thác, Chiều nắng Hòn Ng gió đẩy buồm. Cùng, đạt xa nay trời định sẵn, Theo ngời ngẩng cúi, hỏi ai cam ? ( Lên Lạp Phong)

Lựa chọn núi cao để ẩn mình là bởi núi non tợng trng cho sự trờng cửu. Sông nớc tợng trng cho sự trôi chảy, đổi thay còn núi non tợng trng cho sự kiên định, vững vàng nên đa phần ẩn sĩ thích chọn núi cao làm chốn ẩn mình.

Thi nhân thời xa thích “sơn” hơn “thủy” bởi lẽ ở trên cao ấy con ngời bao quát chiếm lĩnh không gian vũ trụ trong cái nhìn xa xăm, cho hồn mình giao tiếp, tơng thông với vũ trụ.

Lâm phong yên dụng Tân Đình cảm, Trà Bột gia hơng tại nhãn tiền.

Dịch thơ: Gió đa lọ phải Tân Đình cảm, Trà, Bột quê nhà cũng chẳng khơi.

(Trú nhà ông Huyền Võ ở Bố Chánh)

Nhạc Sạn đông nam ngung, Mông mông bất kiến thụ.

Dịch thơ: Đông nam núi Nhạc Sạc, Cây cối trông mịt mù.

(Trong ma nhìn về quê nhà)

Đã có “địa linh”, hẳn có “nhân kiệt”. Nguyễn Thiếp rất tự hào và đã dành nhiều bài thơ ca ngợi những kẻ sĩ tài hoa quê nhà. Đó là Hoàng Dật, ngời đậu Hơng cống, làm tri huyện Thanh Chơng, nổi tiếng hay chữ nh- ng thi hội không đậu. Bất đắc chí, ông từ quan về núi Canh Sơn làng Gia Hanh dạy và có nhiều học trò thành tài, đỗ đạt. Trong bài thơ Quá Hoàng

Dật Gia Hanh sơn trại ông viết:

Hạc giá thừa vân thợng đế hơng, Cố sơn tùng trúc bán hoang lơng. Cánh hà xứ tri tình tố,

Duy hữu c nhân thuyết tính Hoàng. Tiểu độc bại tờng miên loạn thảo, Hàn nha khô thụ táo tà dơng. Khả lân thánh viễn kinh tàn hậu, Đa thiểu tài hoa lão cức trờng.

Dịch thơ: Xe hạc từ khi lại đế hơng, Núi xa tùng trúc ngó thê lơng.

Họa chăng kẻ khuất hay lòng thắm ? Chỉ có dân đây nhắc họ Hoàng. Tờng đổ ghé thăm làn cỏ rối, Cành khô, ác gọi bóng tà dơng. Từ khi thánh khuất, kinh tàn cháy, Bao kẻ đầu phơ trớc cửa trờng.

( Qua trại Hoàng Dật núi Gia Hanh)

Hay là Tống Tất Thắng, 18 tuổi đỗ tiến sĩ làm quan đến Lại bộ Th- ợng th, tớc Nghĩa quận công, đi đánh trận ở Ai Lao tử trận. Nơi đây còn có Mai Thúc Loan dấy binh chống lại bọn tham quan nhà Đờng. Trong bài Đăng Động Chủ sơn, Nguyễn Thiếp ca ngợi họ:

Trung nghĩa Tống Tất Thắng, Anh hùng Mai Thúc Loan. Lô Hoa di miếu tại,

Lam thủy đáo kim hàn.

Dịch thơ: Mây vần quanh núi vút lên, Đàng tây ác xế phía lèn Kim Nhan. Tống Tất Thắng, Mai Thúc Loan,

Ngời lòng trung nghĩa, ngời gan anh hùng. (Lên núi Động Chủ)

Ông bạn tiến sĩ họ Ngô ở Trảo Nha cũng đợc tác giả ca ngợi:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w