Điều kiện lịch sử mới.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng, quản lý ruộng đất làng xã ở hà tĩnh từ năm 1884 đến năm 1945 (qua hương ước) (Trang 28 - 32)

Cuộc xâm lợc chủ nghĩa t bản Pháp khởi đầu từ năm 1858 đã đa lịch sử Việt Nam bớc vào thời kỳ mới: thời cận đại. Hiệp ớc Patenôtre (1884) đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến độc lập thời Nguyễn, và Việt Nam trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp. Ngày 17/7/1887, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dơng”. Theo quy định của Pháp, Việt Nam bị chia thành ba khu vực gọi là 3 kỳ, trong đó Nam Kỳ là đất thuộc địa, Bắc Kỳ là đất nửa bảo hộ và Trung Kỳ là đất bảo hộ. ở Trung Kỳ sau khi thực dân Pháp thực hiện “chế độ Toàn quyền” ở Đông Dơng, bộ máy cai trị có tính chất “song hành” hay “lỡng thể” tức là có sự tồn tại đồng thời của hai hệ thống chính quyền Pháp và của Nam Triều. Tuy nhiên trên thực tế, toàn bộ chính quyền triều Nguyễn đã bị thực dân Pháp chi phối và điều khiển [38;14].

Những chính sách kinh tế của thực dân Pháp đang thực thi tại Việt Nam làm cho nền kinh tế có những chuyển biến tuy chậm và kéo dài nhng thực sự nó đã làm thay đổi về chất. Đó là sự tan rã của nền kinh tế tự cung tự cấp và xác lập dần nền kinh tế hàng hoá có tính chất t bản chủ nghĩa trong khu vực truyền thống của nền kinh tế Việt Nam.

So với đầu thế kỷ XIX, tình hình ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam có những biến đổi nhất định. Diện tích ruộng đất tăng lên khoảng 500.000 ha, nhờ hoạt động khai hoang, phục hoá của nhân dân ở cả miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, tình trạng phân hoá ruộng đất diễn ra chậm chạp, luẩn quẫn. Diện tích công điền vẫn chiếm tỷ lệ cao, thậm chí còn cao hơn đầu thế kỷ XIX [38;23].

Việc sử dụng, quản lý ruộng đất đợc các triều đại phong kiến Việt Nam hết sức quan tâm. Dới triều Nguyễn cũng đã chú ý hơn đến việc quản lý ruộng

đất. Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi đến năm 1803 vua Gia Long đã sai lập lại địa bạ các trấn thuộc Bắc Hà, tức là vùng Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trớc đây. Cho đến hết thời vua Minh Mệnh về cơ bản nhà Nguyễn đã lập xong sổ địa bạ trên toàn quốc. Từ thời Thiệu Trị (1841) cho đến hết thời Bảo Đại (1945), công việc còn lại là chỉ bổ sung thêm một số địa phơng vì lý do này hay lý do khác mà việc làm địa bạ cha đợc thực hiện. Sau đó là công cuộc xâm lợc của chủ nghĩa t bản thực dân Pháp, Hiệp ớc Patenôtre (1884) Việt Nam trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp. Từ đó có nhiều chuyển biến trong cơ cấu kinh tế- xã hội thuộc địa Việt Nam.

Mục đích đầu tiên và tối thợng của thực dân Pháp là muốn biến Việt nam thành một thị trờng tiêu thụ hàng hoá và là nơi cung cấp nguyên liệu và tài chính cho Pháp. Vì vậy, sau khi hoàn thành công cuộc bình định nớc ta, t bản Pháp bắt đầu chơng trình khai thác thuộc địa với qui mô lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trong đợt khai thác lần thứ nhất đầu thế kỷ XX, riêng số vốn đầu t cho Đông Dơng là 238 triệu Fr vàng trong đó chủ yếu phân bố vào các ngành sau[38; 51].

Bảng 1: Tình hình phân bổ vốn t bản t nhân Pháp ở Đông Dơng (1903-1918)

Khu vực Số tiền(triệu Fr) Tỷ lệ (%)

Công nghiệp

Nông nghiệp và khai thác rừng Thơng nghiệp 177 27 34 74 11 15 Cộng 238 100 [38;29 ]

Qua bảng thống kê trên ta thấy khối lợng vốn đầu t vào lĩnh vực Công nghiệp, thơng nghiệp (chiếm 89% tổng số vốn đầu t). Trong khi đó, nông nghiệp là nghành kinh tế truyền thống và cơ bản của Việt Nam không đợc chú ý đầu t và phát triển đúng mức.

Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ này, nền nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Trong nông nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng phát triển những ngành có sản phẩm xuất khẩu. Theo báo cáo chính thức của chính quyền các địa phơng thì năm 1939, diện tích trồng lúa trên toàn lãnh thổ Đông Dơng là 5,5 triệu ha, trong đó riêng Việt Nam là 4,5 triệu ha [38;81].

Tuy vậy, tình trạng thiếu ruộng đất canh tác trong các làng xã ở Việt nam vẫn phổ biến.

Bảng 2: Tơng quan dân số và ruộng đất ở Việt Nam 1913 đến 1943 Năm Dân số (ngời) Diện tích ruộng đất

(ha)

Bình quân ruộng đất/ khẩu (ha) 1913 1930 1943 14.165.000 17.400.000 22.234.000 3.417.000 4.108.260 4.736.000 0,284 0,262 0,241 [38;83] Nh vậy sau 30 năm (từ 1913 đến 1943) dân số nớc ta tăng 8 triệu ngời (tăng 57%), diện tích đất canh tác tăng 1.319.000ha (tức 38%), bình quân diện

tích ruộng đất/ khẩu giảm 0,043% (480 m2). Làng xã Hà Tĩnh cũng nằm trong tình trạng thiếu ruộng chung của cả nớc.

Trong nông nghiệp, t bản Pháp tập trung vào hai lĩnh vực là vơ vét xuất khẩu lúa gạo và kinh doanh đồn điền. Số lợng diện tích đồn điền, do đó, tăng lên nhanh chóng đầu thế kỷ XX. Trong khi ruộng đất trong các làng xã không đợc thực dân Pháp đầu t khai thác, mà chỉ quản lý số ruộng này thông qua chính sách thuế ruộng đất, qua bộ máy chính quyền làng xã. Vì thế ruộng đất làng xã Việt Nam thời kỳ này không có sự thay đổi đáng kể.

Năm 1885, thực dân Pháp chiếm Hà Tĩnh. Bấy giờ Hà Tĩnh có 5 phủ, 14 huyện. Đến năm 1896, thực hiện âm mu xâm chiếm nớc Lào, thực dân Pháp cắt ba phủ Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên nhập vào đất Lào. Tỉnh Hà Tĩnh từ đó chỉ còn 2 phủ Đức Thọ, Hà Thành và 6 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Kỳ Anh, Hơng Sơn, Hơng Khê, Nghi Xuân. Tổ chức hành chính này duy trì nguyên vẹn suốt thời kỳ Pháp thống trị đến tận Cách mạng tháng Tám thành công [1;46].

Hà Tĩnh không phải là một trọng điểm trong quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở Trung Kỳ, song trong điều kiện lịch sử mới kinh tế Hà Tĩnh thời kỳ này cũng có những sự biến chuyển đáng kể. Đó là sự tăng lên về diện tích đất canh tác và chính sách thuế tăng nhanh.

Bảng 3. Diện tích ruộng đất chịu thuế ở Hà Tĩnh từ năm 1899 đến năm 1917

Năm Diện tích (mẫu) Số thuế phải đóng

1899 77.964

1916 112.730 62.721 đồng 8 hào

1917 191.173 123.968 đồng 6 hào

[1;50] Nh vậy ruộng đất ở Hà Tĩnh thời kỳ này đã tăng về diện tích, chủ yếu là khai hoang và việc mở rộng đồn điền của thực dân Pháp. Số thuế ruộng đất tăng

nhanh, từ năm 1916 đến năm 1917 số diện tích ruộng chỉ tăng 78.443 mà số thuế phải tăng gấp đôi. Năm 1925 thuế ruộng đất tăng thêm 30%[50;1].

Trong điều kiện lịch sử mới cơ cấu kinh tế-xã hội từ năm 1884 đến năm 1945 ở Việt Nam có những chuyển biến. Nhng trong các làng xã Việt Nam nói chung và các làng xã ở nông thôn Hà Tĩnh nói riêng không có nhiều thay đổi. Những quy định về sử dụng, quản lý ruộng đất làng xã trong các bản hơng ớc vẫn đợc thực thi. Các bản hơng ớc có một sức sống bền bỉ, lâu dài, tồn tại song song với luật nớc và giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng dân c, cũng nh quá trình sử dụng, quản lý ruộng đất trong các làng xã. Tình trạng phân hoá ruộng đất diễn ra chậm chạp, tô thuế ngày càng nặng nề.

Sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn mang tính chất độc canh, tuyệt đại bộ phận diện tích trồng lúa. Do kỷ thuật canh tác lạc hậu, nên năng suất lúa đạt mức thấp . Đến những năm cuối thế kỷ XIX, bên cạnh cây lúa đã xuất hiện một số cây trồng mới nh thuốc lá, thầu dầu, và đặc biệt là cây cao su. Tuy vậy, những cây trồng mới du nhập chỉ bắt đầu đựơc thí điểm, cha mở rộng đại trà nh các loại cây trồng truyền thống.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng, quản lý ruộng đất làng xã ở hà tĩnh từ năm 1884 đến năm 1945 (qua hương ước) (Trang 28 - 32)