Ruộng đất phân cấp.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng, quản lý ruộng đất làng xã ở hà tĩnh từ năm 1884 đến năm 1945 (qua hương ước) (Trang 35 - 46)

Ruộng công trong các làng xã đợc hơng ớc quy định và sử dụng vào những mục đích khác nhau. Đây chính là đặc điểm rất riêng trong việc sử dụng, quản lý ruộng đất công ở các làng xã Hà Tĩnh. Đó là các loại ruộng công đợc các làng xã phân cấp cho công việc chung của làng bao gồm các loại ruộng sau:

Ruộng khuyến học: Trong các bản hơng ớc ở Hà Tĩnh đều thể hiện ý thức

tôn trọng sự học, tôn vinh việc học hành, khoa cử. Hơng ớc làng Đan Tràng cho biết: “Phàm ngời ta có ăn học mới biết cơng thờng luân lý, liêm sĩ, có học mới có thể loại bỏ cái ác, đến với cái thiện. Cho nên, muốn đào tạo ngời có t cách

cho Quốc gia, cần phải có học vấn phổ thông, muốn nhân dân có học vấn phổ thông, không cỡng bức không đợc. Nay trong xã, phàm con trai từ 7 tuổi đến 13 tuổi, trừ những ngời nghèo khó, không thể kham nổi việc theo học ra, số còn lại, t gia hơi khá, mà không cho con cháu đi học, thì lý trởng và hơng hội, xem xét trình với bản xã, để nói rõ ngời ấy hiểu mà cho con nhập học (không kể cũ mới). Nếu đã đến nói hàng tuần rồi, ngời ấy không có trở ngại gì mà vẫn không cho con đi học, bắt phạt 5 quan sung vào công quỹ. Nếu cha mất, thì chú bác anh em, hoặc mẹ phải chịu lệ phạt ấy” [18;5].

Hơng ớc các làng quy định việc dành một phần ruộng đất cho việc khuyến khích con em trong làng chăm lo việc học hành gọi là ruộng khuyến học: “Làng đặt ruộng khuyến học 4 mẫu 10 thớc, trong đó 2 mẫu tại xứ đồng Hổ, xứ Cồn Khẩu (đồng gần ruộng khai bạ, tây là đờng đi, nam là khe núi, bắc gần ruộng tế Tuất) còn 2 mẫu nữa và 10 thớc ở xung quanh đền (đông gần ruộng tế Đinh, tây gần ruộng t, nam là hớng đi, bắc gần Cồn). Bản xã hàng năm mời thầy về dạy học (thầy là cử nhân hay tú tài) cho học trò trong xã. Số ruộng ấy giao cho các lân trởng (trởng xóm) cày cấy hàng năm chiểu thu thóc nh các ruộng xung quanh đền, chỉ thu vụ hè thu mỗi mẫu 10 phơng, vụ thu mỗi mẫu 5 phơng. Số thóc ấy dùng để nuôi thầy. Lại đặt tiền vay lãi 75 quan, giao cho các lân trởng lu giữ (nếu có kiện cáo, giao cho hơng thân giữ, mỗi vụ chiểu thu lãi 15 quan, nạp cho thầy để làm lễ thúc tu, không đợc gây chuyện phá ngang, ngời nào làm trái, cứ lân trởng bồi thờng”[50;47].

Trong các bản hơng ớc Hà Tĩnh, nhiều hơng ớc ngày nay vẫn còn duy trì ruộng học điền . Bản quy ớc về xây dựng nếp sống văn hoá và trật tự an ninh nông thôn xã Trờng Lu đến năm 1995 cho biết: “Xã có ruộng học điền gia đình nào có con thi đỗ vào đại học đợc cấp 1 sào loại ruộng tốt trong quỹ đất dự phòng của xã để gia đình có điều kiện chu cấp thêm cho con cháu học hành. Học xong ra trờng thì giao lại ruộng cho xã”[217;50].

Nh vậy để có nguồn kinh phí, làng đã dành một phần đất công để chăm lo việc học hành của con em trong làng. Ruộng khuyến học vừa phản ánh đợc mục đích sử dụng, quản lý ruộng đất làng xã, lại vừa nói lên tinh thần hiếu học của ngời dân trong các làng ở Hà Tĩnh.

Ruộng quan viên: là phần ruộng đất mà dân làng cấp (thởng) cho những ngời dân trong làng đỗ đạt làm quan. Các bản hơng ớc ngày xa có nhiều quy định thể hiện sự trân trọng, tôn vinh những ngời đỗ đạt: “Hễ khi văn sĩ, có ngời đỗ đại khoa nhất giáp mừng tiền 40 quan, một bức trớng giá tiền 25 quan (bài văn mừng vốn do quan hội trởng soạn, nếu bận công việc đi xa cũng phải cho ngời đem đến bản xã trình bản khởi thảo, không đợc thuê ngời làm thay, sẽ không tránh khỏi sự bất nhã). Ngời đỗ đại khoa nhị giáp, mừng tiền 30 quan, một bức trớng trị giá 20 quan. Ngời đỗ tam giáp, mừng tiền 20 quan, một trớng giá 15 quan. Ngời đỗ phó bảng, mừng tiền 20 quan, một câu đối trị giá tiền 3 quan, ngày vinh quy bản xã, ở kỳ đầu, sai ngời đem nghi trợng, cờ trống và đinh phu 50 tên đến bản tỉnh đón rớc để đợc long trọng. Ngời đỗ cử nhân, mừng tiền 10 quan, đôi câu đối trị giá 2 quan. Ngời đỗ tú tài, mừng tiền 6 quan, trầu rợu trị giá 6 mạch, ngày hôm sau, ngay sau khi đăng tên trên bảng, bản xã sai, ngời đem nghi trợng, cờ trống và 30 tên đinh phu đến địa giới bản huyện đón rớc, để việc ấy đợc trọng thị. Các quan viên văn võ mừng lễ, cũng chiểu y nh lệ cấp ruộng mà tiến hành sao cho thoả đáng [30;50]. Hơng ớc còn quy định ai thi đỗ, làm quan làng đi mừng: “ Phàm là ngời trong xã đợc thăng quan hàm văn võ hoặc dự trong các khoa văn bằng, bản xã nên biện một lễ mừng để biểu lộ tình làng xó, tôn trọng tục hay. Kê khai:

Quan nhất phẩm mừng đôi câu đối thêu chữ vàng, trầu rợu.

Quan từ tam phẩm đến ngũ phẩm, mừng câu đối thêu chữ đỏ, trầu rợu. Quan lục phẩm trở xuống mừng câu đối bằng lụa đỏ, trầu rợu [50;113]. Những ngời thi đậu đợc gia nhập vào hàng ngũ quan viên, chức sắc trong làng và đợc làng biếu ruộng gọi đó là ruộng quan viên: “Đặt ruộng quan viên 5

mẫu tại xứ đồng Hổ (đông gần suối nhỏ, tây gần ruộng các xóm, nam gần ruộng câu đơng, bắc gần ruộng tế Đinh) gồm 15 thửa liền nhau. Số ruộng này, chiểu cứ khoa trờng và quan viên văn võ, mà chia các hạng khác nhau cấp cho nh: Khoa trờng đệ nhất giáp 5 phần, đệ nhị giáp 4 phần, đệ tam giáp 3 phần, phó bảng cử nhân 2 phần, tú tài 1 phần; văn nhị phẩm, võ nhất phẩm đợc hởng phần nh ngời đỗ nhất giáp; văn tam phẩm, võ tứ phẩm đợc hởng phần nh ngời đỗ nhị giáp; văn tứ phẩm, võ tam phẩm đợc hởng phần nh ngời đỗ tam giáp; văn ngũ phẩm, võ tứ phẩm đợc hởng phần nh ngời đỗ phó bảng, cử nhân; văn lục phẩm, võ ngũ phẩm trở xuống đợc hởng phần nh ngời đỗ tú tài. (Các quan văn do khoa trờng xuất thân, chỉ chiểu lệ khoa trờng phân cấp, không có ruộng. Những ngời thi đỗ mới chiểu phẩm hàm phân cấp lại, quan viên bất kể tại chức hay về hu, hu dỡng, cách chức, giáng chức, đều đợc chiểu lệ phân cấp để phong tục đợc đầy đặn. Nếu ngời nào qua đời, tang ma chu tất số ruộng ấy giao lại cho bản xã, bản xã chiếu lệ cấp cho ngời khác)[13;8].

Bảng 4: Phần đất mà các quan viên trong làng đợc hởng ở xã Phù Lu Thợng

Chức danh quan viên Số phần ruộng

Khoa trờng Quan văn Quan võ

Đệ nhất giáp Nhị phẩm Nhất phẩm 5 phần

Đệ nhị giáp Tam phẩm Nhị phẩm 4 phần

Đệ tam giáp Tứ phẩm Tam phẩm 3 phần

Phó bảng, cử nhân Ngũ phẩm Tứ phẩm 2 phần

Tú tài Lục phẩm Ngũ phẩm 1 phần

[13;7] Nhìn vào cách phân chia phần ruộng đất cho thấy ngời dân trong làng coi trọng sự học hành, thi cử, những ngời đỗ đạt. Tuỳ vào phẩm hàm khác nhau mà phần ruộng đợc chia cũng khác nhau. Bên cạnh đó hơng ớc quy định thành phần đợc cấp hoặc thu hồi số đất đã đợc cấp.

Ruộng dỡng lão: là phần ruộng đất mà dân làng cấp cho những ngời nhiều tuổi trong làng. Các bản hơng ớc Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm đến những ngời nhiều tuổi trong làng. Ngời già rất đợc dân làng trân trọng, các danh từ chỉ ngời nhiều tuổi nhất trong làng xã gọi là “thủ chỉ làng”, các dòng họ thì gọi là “thủ chỉ họ”. Những ngời nhiều tuổi trong làng đợc sắp xếp chỗ ngồi trang trọng ở chốn đình trung. Tiếng nói của những ngời cao tuổi cũng hết sức quan trọng đối với cộng đồng làng xã.

Điều đó đợc thể hiện rõ nhất trong việc sắp xếp thứ tự chỗ ngồi: “Thôn dân trớc đây, phàm việc tế tự, hội đồng hơng lão có thứ tự phân minh. Thời gian sau đó phần nhiều sinh ra hỗn hào, thứ tự sai lệch.

Nay xin quy định: Phân chia hai hàng phải trái là chỗ ngồi các vị thân hào, sắc mục, lý dịch và các chức sắc trong hơng; chỗ ngồi ổn định theo thứ tự; hàng bên phải là chỗ ngồi của các vị 100 tuổi trở xuống, thứ đến là các hạng dân theo tuổi tác cao thấp, xếp thứ tự chỗ ngồi. Nếu ngời nào làm càn, làm mất thứ bậc, phạt tiền 3 quan để răn đe”[50;152].

Hơng ớc làng Phù Lu Thợng (Can Lộc) thể hiện sự trân trọng ngời già của dân làng bằng việc cấp ruộng đất cho những hơng lão trong làng: “Đặt ruộng dỡng lão tại xứ đồng Hổ (đông gần ruộng hơng mục, tây gần ruộng điếm, nam gần xứ Mộ Lan, bắc gần ruộng Thạch Lập). Tổng cộng 19 thửa gần nhau, lệ phân cấp: Ngời thọ 100 tuổi cấp 4 phần, thọ 90 tuổi trở lên cấp mỗi ngời 3 phần, thọ 80 tuổi trở lên cấp ngời 2 phần (căn cứ số ngời 90 tuổi trở lên là bao nhiêu mà chia phần phân cấp. Còn những ngời hởng ruộng quan viên, hoặc ruộng hơng thân, hơng mục, câu đơng thì thôi, không phân cấp nữa)[13;7].

Bảng 5: Số ruộng dỡng lão cấp theo tuổi ở xã Phù Lu Thợng

Số tuổi thọ Phần ruộng đợc cấp

100 tuổi 4 phần

90 tuổi 3 phần

80 tuổi 2 phần

[13;9] Việc phân cấp ruộng dỡng lão cũng là nét văn hoá của các làng quê trong việc kính trọng những ngời già trong làng. Ngoài ra số ruộng đó cũng là một phần thu nhập của ngời nhiều tuổi và đó là sự động viên mà c dân trong làng dành cho những ngời già trong làng.

Quá trình quản lý sử dụng ruộng đất dỡng lão cũng đợc các bản hơng ớc ghi khá chi tiết. Ruộng dỡng lão đợc phân chia tuỳ theo tuổi mà có phần ruộng nhiều hay ít, những ngời hởng số ruộng đất đã quy định thì không đợc hởng tiếp, tránh sự phân chia hai lần.

Ruộng binh: là loại ruộng cấp cho gia đình các võ quan và binh lính tại ngũ, các bản hơng ớc cũng dành một phần ruộng đất công để phân chia cho những đối tợng này: “Đặt ruộng binh, đinh 20 mẫu tại xứ đồng Hổ, căn cứ vào số binh, đinh đang tại ngũ mà phân cấp. Nếu nh có khuyết ngạch, ruộng ấy giao lại cho bản xã làm đất công” [50;47].

Cũng nói đến ruộng binh, Hơng ớc thôn Kim Nặc (Cẩm Xuyên) cho biết ruộng nhà binh có từ rất lâu và xã có lệ đến ngày 4 tháng giêng hàng năm kính

tế : “Các bậc tổ nhà binh, đặt ruộng tế 5 sào, chọn một ngời để cày cấy ruộng, phải mua lễ, hàng năm vào tháng giêng ngày mồng 4 kính tế”[19;5].

Việc phân chia ruộng binh cho thấy quá trình sử dụng ruộng đất trong các làng xã ở Hà Tĩnh hết sức đa dạng và cách thức quản lý ruộng đất cũng khá hợp lý trong thời kỳ này.

Ruộng cúng tế: Trong các bản hơng ớc ở Hà Tĩnh, số lợng những điều khoản nói về việc cúng tế trong các làng xã là nhiều nhất. Nó cho thấy các làng xã đều rất quan tâm đến việc cúng tế, lễ hội trong làng xã. Vì thế làng đã giành một phần ruộng đất cho việc cúng tế và lễ hội. Số ruộng đất đó giao cho ngời dân trong làng canh tác thu hoa lợi để có kinh phí lo cho việc cúng tế chung của làng.

Hơng ớc làng Phù Lu Thợng cho biết: “Bản xã hàng năm có lễ tế vào tết nguyên đán và 2 tiết xuân thu, nên chọn trong văn hội một ngời giàu có, sạch sẽ, thành kính làm câu đơng, chuẩn bị đủ đồ tế cho các lễ tế đã định…Lệ có đặt 2 sào ruộng tại xứ đồng Hổ, giao cho viên ấy canh tác chi phí”[13;6].

Các bản hơng ớc đặt ra những quy định bắt mọi ngời phải tuân thủ rất nghiêm ngặt trong các dịp lễ hội, cúng tế. “Hằng năm đầu xuân, có làm lễ khai hạ, quy định các năm Sửu, Mão, Mùi, Tỵ, Dậu, Hợi, hợp tế tại thôn Kim Lũ. Các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất hợp tế tại đình thôn Vân Thai. Văn viên từ tứ phẩm trở lên, võ từ tam phẩm trở lên đến yết lễ bất kể to nhỏ, đều đợc thờ theo tại đình. Ngoài ra , những ngời tình nguyện nộp vọng đợc gọi là hậu thần, lệ nộp tiền 100 quan, ruộng tốt 6 sào, giao cho hai thôn chia nhau cày cấy, dùng vào việc thờ cúng” [13;9].

Việc dùng phần ruộng đất công của làng xã chia cho các thôn cày cấy thu hoa lợi để phục vụ cho việc cúng tế chung của dân làng đợc các làng xã ngày xa thực hiện hết sức nghiêm túc. Bên cạnh ruộng công làng xã dùng cho việc cúng tế hơng ớc ở Hà Tĩnh thời kỳ này cũng cho biết các làng có lệ cúng ruộng đất mong cho thời tiết ma thuận, gió hoà để dân làng có một vụ mùa bội thu.

Cũng là việc để có kinh phí cho cúng tế , lễ hội thôn Phù Lu Thợng giao phần ruộng đó cho câu đơng canh tác: “Tại đền, hàng năm có lễ Nguyên đán, đặt một thửa ruộng ở xứ đồng Thoá (đông cạnh ruộng Thị Đức, tây giáp đờng nhỏ, nam giáp ruộng nhiêu Đồ, bắc gần đờng cái) giao cho câu đơng canh tác. Mỗi năm chiểu thu tiền văn 2 quan 5 mạch, để mua sắm hơng đăng, quả phẩm, trầu rợu cúng tế”[13;10].

Những khoản thu từ ruộng đất trở thành nguồn kinh phí quan trọng để duy trì các lễ hội của dân làng, bên cạnh đó làng còn có khoản thu nhập khác là cho vay tiền, thu tiền cheo trong cả năm để có kinh phí cho việc cúng tế, lễ hội của làng. “ở đình, đầu xuân có lễ Khai hạ, đặt ruộng 1 mẫu tại xứ đồng Hổ, gần 3 thửa (nam gần ruộng Thạch Đê, bắc gần ruộng tế Năm Tuất và ruộng cự Hơng Lân, đông gần đờng Lai Thôi Trung, tây gần học điền), 1 khoảng ruộng mạ ở xứ đồng Hội Thợng (đông gần đờng, tây gần ruộng nhà Vách, nam gần ruộng mạ tế đinh, bắc gần ruộng lão Kiệm). Hàng năm chiểu thu xôi nếp 4 cân (mỗi cân nặng 40 bát). Số ruộng ấy giao cho quan viên thủ chỉ bản xã coi giữ, chiểu nộp xôi để cúng tế. Lại đặt tiền cho vay 40 quan, gộp với tiền nộp cheo trong cả năm đợc bao nhiêu dùng để mua đồ lễ.

Ruộng lễ khai hạ giao cho câu đơng canh tác thì lễ tế Xuân, Thu lại giao cho viên thứ hai Văn hội coi giữ, mỗi vụ chiểu thu bằng tiền 6 quan để mua sắm lễ vật. Lại đặt ruộng ở 3 xứ Hoàn Bi (trong đó một thửa đông nam gần đờng đi, tây gần ruộng lão Học, bắc gần ruộng Thị Cẩm; thửa thứ hai gần ruộng lão Công, tây gần ruộng lão Vinh, nam gần ruộng Hiệp Tham, bắc gần ruộng Cụ Quan). Số ruộng đó giao cho viên thứ ba Văn hội trông giữ, mỗi vụ chiểu thu tiền 3 quan, mua sắm lễ vật. Lại đặt ruộng 3 thửa tại xứ Cửa Xâm (trong đó, một thửa phía đông nam gần đờng; tây gần ruộng nhiêu Phụng; thửa thứ hai liền nhau, đông bắc gần đờng, tây gần ruộng Thị Đức, nam gần ruộng lão Ký). Số ruộng ấy giao cho viên thứ 4 của Văn hội coi giữ, mỗi vụ chiểu thu xôi nếp 1 cân (nặng 30 bát) [13;15].

Hơng ớc xa của làng cũng cho biết ngoài việc quy định các thửa ruộng giành cho việc cúng tế của dân làng, tại các làng còn quy định việc thu xôi nếp, các mẫu chiểu biện lệ hàng năm của dân.

Ruộng đất giành cho việc cúng tế đợc dân làng quan tâm đặc biệt và quy định việc thu hoa lợi từ ruộng đất là một phần không thể thiếu trong việc có nguồn kinh phí cho các lễ tế.

Hơng ớc Vĩnh Lại (Cẩm Xuyên) rất quan tâm đến các lễ tế thần linh trớc khi bắt đầu một vụ mùa mới: “Lễ vào mùa thì lý trởng trình trớc với thủ chỉ, h- ơng thân, chọn ngày sai ngời đến lễ các thần linh (ngày xuống ruộng thì trớc và sau tiết hàn lộ). Đến ngày đó tuân theo hành lễ không đợc bỏ qua.” [14;5]. Điều

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng, quản lý ruộng đất làng xã ở hà tĩnh từ năm 1884 đến năm 1945 (qua hương ước) (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w