Ruộng đất công làng xã hình thành từ sớm. Phần lớn ruộng đất công làng xã, nhà nớc trung ơng giao cho các làng xã quản lý và lo việc phân chia, cày cấy, thu thuế tô theo đúng lệ, đủ số để nộp cho nhà nớc. Ruộng đất công làng xã là “loại ruộng đất thuộc sở hữu hoặc coi nh sở hữu của nhà nớc, trao cho xã thôn để quân cấp cho xã dân cùng cày cấy theo đúng định lệ chung”[7;184].
Dới thời nhà Nguyễn, triều đình chỉ quản lý đến phủ huyện, còn từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân làng. Dân tự chọn lấy ngời làng mình ra trông coi việc chung cho cả dân làng, triều đình không can thiệp đến. Vì vậy
tình hình sử dụng và quản lý ruộng đất không thống nhất giữa các làng xã, mỗi làng lại có những quy định khác nhau về việc sử dụng và quản lý ruộng đất trong làng mình. Ngoài phần ruộng đất công làng xã trong các làng còn tồn tại các loại ruộng khác nh:
- Ruộng làng
- Ruộng hậu: là ruộng của một số chủ đất cúng làng để ngời ta thời phụng họ sau khi chết.
- Ruộng t văn: là ruộng những ngời làm quan thờ cúng Khổng Tử và các môn sinh của Khổng Tử.
- Ruộng chùa, đình: là ruộng giành cho đình, chùa thần hoàng làng. - Ruộng họ: là ruộng của các gia đình giành để thờ cúng tổ tiên. - Ruộng môn sinh: là ruộng của các học trò dành để thờ cúng thầy. - Ruộng xóm: là ruộng của xóm [38; 85].
Nh vậy trên thực tế trong các làng xã Việt Nam nói chung và các làng xã ở Hà Tĩnh nói riêng tồn tại nhiều loại ruộng. Mỗi loại ruộng có các mục đích sử dụng và quản lý khác nhau.
Trong các bản hơng ớc ở Hà Tĩnh cho biết ruộng đất công làng xã đã có từ lâu. “Thời cổ, làm ruộng để làm chi phí cúng tế và chi việc công. Nay ruộng công của xã xứ đồng Hổ, trong đó có ruộng tế, ruộng biếu quan viên, ruộng khuyến học, ruộng dỡng lão, ruộng binh đinh và ruộng hơng thân, lý trởng, h- ơng mục, câu đơng, tất cả số ruộng đó đều đợc miễn thuế. Còn lại, chia đều cho dân cày cấy nộp thuế công”[50;44].
Ngoài các loại ruộng trên ruộng trên. ở Hà Tĩnh còn có các loại ruộng khác nh: Ruộng khuyến học, ruộng quan viên, ruộng dỡng lão, ruộng binh đinh…Những loại ruộng đó cho thấy sự đa dạng trong mục đích sử dụng ruộng công làng xã ở Hà Tĩnh.
Bản hơng ớc thôn Phù Lu Thợng cho biết ở làng tồn tai một loại ruộng gọi là ruộng sinh điền: “Lại đặt mua ruộng làm cỗ mặn (sinh điền) 2 mẫu 3 sào” [50; 45].
Nh vậy thời kỳ này đã diễn ra sự mua bán ruộng đất, giữ dân làng với những ngời chủ ruộng đất. Bên cạnh sự tồn tại của ruộng công làng xã thì ruộng t đã rất phát triển. Trong các bản hơng ớc việc sử dụng, quản lý ruộng đất công do các làng xã tự phân chia và mặc nhiên các làng xã có quyền đợc quân cấp ruộng đất cho những đối tợng khác nhau. Bên cạnh đó làng xã có quyền miễn thuế cho các loại ruộng công (ruộng làng). Làng xã thời kỳ này có một quyền uy rất lớn trong việc sở hữu và quyết định thu thuế, miễn thuế của ruộng đất công trong địa bàn của làng xã quản lý.
Hơng ớc còn cho biết việc quản lý, sử dụng ruộng đất, cách phân chia ruộng công trong làng xã cứ ba năm thì có sự thay đổi: “Ruộng công, trừ ruộng tế, ngoài ra còn bao nhiêu, chiểu theo sổ đinh đều cấp, ba năm một thì thay đổi (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi)”[19;2].
Ruộng đất nhà nớc giao cho làng xã quản lý nhng việc thu thuế cũng phải tuân theo lệ chung do nhà nớc đặt ra: “Nay, chiểu lệ theo quốc gia, đặt quy định mới; Ruộng hạng một, mỗi mẫu hai đồng, hạng hai, mỗi mẫu một đồng sáu hào, hạng ba mỗi mẫu một đồng hai hào. Nhng nghĩ dân đinh nghèo khó, ruộng vờn thì ít ỏi và bị sỏi cằn; trong một năm, hơng lý thừa hành công vụ, lẽ nào không tốn kém, có việc gì, nếu không kiểm kê cộng thêm vào số tiền đinh và điền thì thật là quá nặng”[10;1].
Để sử dụng, quản lý ruộng đất có hiệu quả hơn các bản hơng ớc cũng đã có quy định về việc đấu giá quyền sử dụng ruộng đất: “Phàm công điền,t thổ trong xã, chiểu theo điền bạ năm Gia Long có ghi rõ xứ đồng, số thửa, sửa lại thành một bản. Cứ 3 năm một lần (tháng ba), hội đồng bản xã, chức sắc, nhân dân họp tại đình đấu giá lĩnh canh giới hạn trong 3 năm, ngời đặt giá cao đợc lĩnh canh. Giá ấy hàng năm đợc ghi chú minh bạch trong sách, giao cho lý tr-
ởng hoặc hơng hội, viên th ký giữ lại làm bằng. Nếu ngời đấu giá thắng là những ngời nghèo khốn, cần có ngời trong họ bảo đảm mới đợc lĩnh canh. Hàng năm vào ngày 15 tháng 5, sau khi thu hoạch lúa xong, ngời lĩnh canh chiểu số tiền phải nộp hàng năm, đem tiền nộp cho thủ quỹ rồi cầm lấy biên lai làm bằng chứng. Nếu chẳng may gặp phải năm mất mùa, ngời nghèo không có lực để nạp, thì trách cứ ngời bảo đảm và thu hồi số ruộng đó. Nếu hết kỳ hạn, ngời lĩnh canh không chịu nộp thì thu hồi tài sản sung công”[18;3].
Ruộng đất công trong các làng xã đợc các bản hơng ớc thể hiện rất chi tiết, cẩn thận. Thời kỳ này chính quyền các làng đã dùng sổ địa bạ để quản lý loại ruộng đất: “Ruộng trong thôn đã vào sổ tất cả số mẫu, sào, xứ sở, họ tên, số tiền, tiếp giáp 4 bên đều đã có định ngạch. Nếu có ngời nào chuyển dịch, thay đổi, viết lại thì ngời mua, ngời bán phải nộp 1 hào (trừ khoản chứng thực ra) rồi giao cho lý trởng chứng thực một bản, đợi đến mùa đông năm thứ ba, viết một lần để tiện cho việc làm trớc bạ”[50;98].
Nhìn chung cơ cấu ruộng đất ở các làng Hà Tĩnh khá phức tạp, tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đa dạng về mục đích sử dụng. Mặc dù vậy ruộng công làng xã đợc quản lý khá chặt chẽ. Trên thực tế các bản hơng ớc cũng dựa vào lệ chung của nhà nớc để từ đó đa ra những quy định cụ thể chi tiết để phù hợp với thực tế quản lý, sử dụng ruộng đất tại địa phơng.