Tình huống kịch

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Tình huống kịch

2.1.1. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn trớc Cách mạng tháng 8 - 1945 của Nguyễn Công Hoan

Trong trào lu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, việc xây dựng tình huống và xung đột mang tính kịch trong truyện ngắn là điều hết sức mới mẻ. Điều này đã quyết định sự thành công của một tác phẩm trào phúng. Bởi vì trong tác phẩm trào phúng nói chung thì mâu thuẫn trào phúng giữ vai trò hết sức quan trọng. Không có mâu thuẫn thì không thể có tiếng cời. Tiếng cời chỉ đợc bộc lộ khi mâu thuẫn đợc giải quyết.

Tình huống thể hiện sự sáng tạo và tài nghệ của tác giả. Tình huống là cách thức tổ chức tình tiết làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng.

Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều dựa trên những câu chuyện có thực ở ngoài đời. Đo là hiện thực nhốn nháo trong chốn quan trờng, sự băng hoại suy đồi các giá trị đạo đức trong lối sống của nhà t sản, sự lố bịch, kệch cỡm học đòi theo lối sống Phơng Tây trong cái gọi là phong trào “Âu hoá” làm mất đi nét đẹp cổ truyền văn hoá trong lối sống của dân tộc, và cuộc sống lam lũ cơ cực, khốn khổ của tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội thời bấy giờ. Tất cả những hiện tợng xã hội ấy đều đợc Nguyễn Công Hoan tái hiện và phản ánh một cách sâu sắc, đậm nét qua những tác phẩm của mình.

Mỗi câu chuyện mà Nguyễn Công Hoan kể thờng ngắn gọn nhng lại là một sân khấu hài kịch mang đậm chất trào phúng. Có thể coi ông là ngời đầu tiên sáng tạo và vận dụng chất hài vào truyện ngắn Viêt Nam hiện đại, tạo ra một ấn tợng khó phai mờ trong lòng độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan giống nh một vở kịch mà ở đó có cái bi và cái hài tạo nên tiếng cời đa thanh. Có lúc tiếng cời mang ý nghĩa hài hớc, dí dỏm, có lúc châm biếm sâu cay, có lúc ngậm ngùi chua xót, cời ra nớc mắt. Đó chính là kết quả từ sự đúc rút trong chính tính cách hài hớc của nhà văn và hiện thực xã hội đợc nhìn nhận thông qua con mắt tinh tờng của tác giả.

Tiếng cời trong các sáng tác cuả Nguyễn Công Hoan thể hiện ở nhiều cung bậc, có lúc giòn giã, thoải mái, lúc sâu cay, phũ phàng. Qua bút pháp c- ờng điệu, phóng đại, tình huống truyện trở nên trớ trêu, ly kỳ hấp dẫn ngời đọc bởi kết thúc đột ngột, bất ngờ. Điều này khác với nhà văn cùng thời Ngô Tất Tố. Tiếng cời trong sáng tác của Ngô Tất Tố thờng dí dỏm, sâu sắc qua lối tỉ dụ. Ông thờng dùng những điển tích xa để nói chuyện ngày nay, bởi xuất thân Hán học nên luôn thể hiện sự tế nhị, kín đáo. Hay các sáng tác của Vũ Trọng Phụng- một nhà văn trào phúng, thì tiếng cời lại thể hiện một sự chua chát, đắng cay nh phỉ nhổ vào cái xã hội mà ông cho rằng là “khốn nạn và chó đểu” để bóc trần sự trắng trợn của hiện thực xã hội trong mối hoài nghi, bi quan đến gai góc. Thì tiếng cời của Nguyễn Công Hoan lại đợc bật lên từ những tình huống khi mà mâu thuẫn lên đến cao trào nhằm vạch trần sự giả dối của bộ mặt xã hội ấy.

Truyện ngắn Thịt ngời chết vừa khắc họa nỗi đau của ngời cha, ngời mẹ mất con, lại vừa vẽ lại thủ đoạn, lơng tâm, nét mặt của quan huyện t pháp lạnh lùng tàn nhẫn. Tình huống độc đáo nhất của câu chuyện là sự mặc cả của ngời cha với quan huyện ngay ở bên xác đứa con xấu số. Cuối cùng ngời cha bằng lòng với giá 70 đồng để đợc đem con đi chôn khiến cho “lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ. Chúng có biết đâu rằng quan huyện t pháp tranh mất món mồi ngon của chúng”. Trong truyện này, đỉnh điểm của mâu thuẫn là sự đối lập giữa một bên là nỗi đau vô bờ của bậc cha mẹ mất con, với một bên là sự lạnh lùng, tàn nhẫn của quan huyện t pháp. Mâu thuẫn đợc đẩy lên cao độ trong cuộc mặc cả của đôi bên và cuối cùng đợc giải quyết trong sự thoả thuận với giá 70 đồng. Ngời đọc bật lên tiếng cời khi kết thúc truyện, song đó là cái cời chua chát, mỉa mai khinh bỉ. Cùng nói về sự tàn ác, bất nhẫn của lòng ngời, tác giả Vũ Trọng Phụng trong truyện ngắn Bộ răng vàng lại có cách tiếp cận vấn đề khá thú vị. Không ai có thể tởng tợng đợc chỉ vì một bộ răng vàng mà con dám cậy mồm bố để lấy đi khi bố vừa nằm xuống “Để một tay giữ trên đôi mắt ngời đã qua đời, còn một tay nó bóp lấy hàm, cố vành cho đợc. Thấy hơi răn rắn, nó liền dùng hết sức, cố vành

mồm kẻ chết móc ra đợc bộ răng vàng,… một cái mồm không răng sâu hoăm hoẳm mà tối om om. Sau khi đã bị vành ra thì thôi, nhất định không thèm ngậm lại”. Rõ ràng hiện thc ở đây đã đợc đẩy lên cao độ, đồng tiền đã làm cho con ngời mất hết nhân tính.

Còn ở tác phẩm Xuất giá tòng phu, tình huống truyện độc đáo lại chính là s phỉ nhổ vào đạo “tòng phu”. Chồng dạy vợ đạo tòng phu bằng cách cỡng bức vợ đi “làm đĩ” (dâng vợ đi ngủ với quan trên để lấy lòng mong chóng đ- ợc thăng chức), nghe lời chồng mà làm thì mới là gái ngoan làm trọn bổn phận “tam tòng”. Mâu thuẫn đợc đẩy lên đỉnh điểm giữa một bên là sự cơng quyết “dạy vợ” của ông chồng với một bên là sự ơng ngạnh của ngời vợ. Cuối cùng, mâu thuẫn đợc giải quyết bằng một trận đòn và sự chấp nhận của ngời vợ. “Việc gì cũng vậy, đánh đau thì phải chừa. Cho nên chẳng mấy chốc, bà kêu cuống quýt: Vâng! Vâng! Tôi lạy cậu ! Tôi xin đi”. Xây dựng tình huống truyện ở đây Nguyễn Công Hoan không chỉ lên án sự băng hoại, xuống cấp, suy đồi trong đạo lý vợ chồng của thế giới nhà quan mà đồng thời ông còn bộc lộ sự chua xót, đắng cay trong quan niệm: “Xuất giá tòng phu” của một thời kì lịch sử.

Nhìn chung, sự thành công trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chính là ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Trong nhiều tình huống độc đáo, ta thấy có hai tình huống cơ bản xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là tình huống hài kịch và tình huống bi hài kịch.

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 43 - 45)