Tình huống hài kịch

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 45 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Tình huống hài kịch

Theo quan niệm của nhà mỹ học Nga Tsecnsepxki, thì bản chất của hài kịch là: “Sự trống rỗng , hèn kém bên trong đợc che đậy bằng một vẻ bề ngoài có tham vọng làm thành cái có nội dung và ý nghĩa thực tế” [17].

Quả có thế thật! Trong mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, các vấn đề đạo đức xã hội đều đợc phản ánh rõ rệt dới nhiều hình thức, nhiều góc độ khác nhau. Trong truyện ngắn Đồng hào có ma, hình thức của huyện Hinh là một ông quan đầy uy quyền, nhng bản chất lại là một thằng ăn cắp vặt. Hành động của huyện Hinh thật đáng khinh và đáng buồn cời khi hắn cúi

xuống “nhặt đồng hào đôi sáng loáng,… bỏ tọt vào túi”. Đó là hành động hết sức đê tiện, lố bịch và bởi vì hắn ăn chặn cả của những kẻ khốn cùng có việc phải đến cửa quan. Dới ngòi bút châm biếm của Nguyễn Công Hoan, ngời đọc không khỏi bật lên một tiếng cời khinh bỉ.

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan còn rất nhiều sự đối lập trong sân khấu hài kịch mà nhà văn dựng lên. Hẳn chúng ta không thể quên đợc trong truyện ngắn Đào kép mới, về hình thức quảng cáo thì mới, nhng nội dung lại là cái đã cũ rồi. Đây là một trò giả dối, bịp bợm đáng khinh trên sân khấu cuộc đời, truyện này khiến ta nhớ đến truyện ngắn. Bệnh lao chữa bằng mồm hay là,… Thầy lang bất hủ của Vũ Trọng Phụng, câu truyện cũng xoay quanh vấn đề bịp bợm, giả dối của bọn lang băm lợi dụng quảng cáo mà lừa tiền. Nhng cái đáng tởm hơn, đáng bỉ hơn cả là sự giả dối trong đạo đức, trong lối sống của những hạng ngời coi đồng tiền là tất cả. Trong hai truyện ngắn liên hoàn Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Nguyễn Công Hoan đã ghi lại một cách chân thực, chi tiết sự xuống cấp băng hoại, suy đồi đạo đức của những đứa con, bề ngoài là đại hiếu khi làm giỗ, làm ma cho cha mẹ thật to tát, nhng ẩn bên trong lại là những kẻ đại bất hiếu. Chúng đã diễn rất thành công nh những vai hài xuất sắc trên sân khấu cuộc đời. Nguyễn Công Hoan là nhà văn có sở trờng xây dựng những tình huống rồi đẩy mâu thuẫn lên đến cao trào và có những kết thúc hết sức bất ngờ. Ông tạo ra nhiều tình huống khác nhau, nhng có thể xét tình huống hài kịch trên hai phơng diện cơ bản là: Hài hớc và châm biếm đả kích.

2.1.2.1. Tình huống hài hớc

Tình huống đầu tiên xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan bao giờ cũng mang ý nghĩa hài hớc. Trong đó, các nhân vật chính tự diễn trò và phơi bày bản chất xã hội ra ánh sáng. Qua thủ pháp cờng điệu, phóng đại của nhà văn, các nhân vật hiện lên thật lố bịch, kì quặc và hết sức buồn cời. Chẳng hạn, hành động của cô Kếu trong truyện ngắn Cô Kếu, gái tân thời rất hài hớc. Chỉ vì sợ mẹ mà cô phải vụng trộm đến nhà bạn để thử các “mốt thời trang”. Cô khoác lên mình tất cả những đồ trang sức, quần áo và đi

lại trớc gơng ngắm nghiá mà không biết chán. Hành động đó lặp đi, lặp lại không biết bao nhiêu lần và “Nhng những hôm trời ma lớt sớt cả ngày, thì cô nóng ruột quá. Mà cứ đến cái giờ ấy, quái lạ, cô nằm bẹp gí, chẳng thiết làm cái phải gió gì cả”. Hình ảnh Cô Kếu trong tác phẩm giống nh vai hề trên sân khấu, đang tự biểu diễn những trò nhố nhăng, hớ hênh nhất.

Trong truyện ngắn Phành phạch, nhà văn lại khắc họa cái béo của bà chủ quá mức bình thờng, điều đó đã trở thành khôi hài: “Vậy thì bà nằm đó. Nhng thoạt trông đố ai dám bảo là một ngời. Nếu ngời ta cha nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi”. Đó là một cái béo rất “khủng khiếp”. Nhng nực cời hơn là, vì béo mà bà ngại ra ngoài, vì sợ trời nắng nên bà chỉ ở nhà. Đặc biệt vì muốn khoe cái béo cho nên bà suốt ngày phải quạt. Cái buồn cời ấy cũng xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa cái béo đến phát phì thể hiện một sự thừa thãi với cái nghèo khổ, thiếu thốn, xơ xác của ngời đời. Cái đáng cời đậm tính kịch còn mang ý nghĩa đáng khinh, đáng mỉa mai. Dới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, chân dung bà chủ nh một bức tranh biếm họa.

Vẫn ở chủ đề khắc hoạ sự đối lập giữa giàu và nghèo, Nguyễn Công Hoan rất thành công khi miêu tả những hình ảnh đối nghịch trong tác phẩm

Hai cái bụng. Một bên là thằng bé nghèo xác xơ, một bên là bà chủ giàu có đến phát phì. Sự đối lập còn thể hiện giữa cái bụng lép kẹp và cái bụng “bình bịch” vì quá no. Cái đáng cời là cái bụng “bình bịch” kia, vì ăn quá nhiều nên không thể nào tiêu hoá hết đợc. Bởi vậy, nó hành hạ bà chủ đến khổ sở và bà không biết tìm cách nào mà giải thoát khỏi nó, bởi bà “chỉ thèm ăn”. Sự phóng đại đã làm nổi bật tính tham ăn và hậu quả của nó tạo cho ngời đọc một tiếng cời sảng khoái hả hê.

Có những tình huống tạo tiếng cời thật đặc sắc nh trong truyện ngắn

Chiếc đèn pin. Trong tác phẩm này hình ảnh ông huyện Văn Giang quyền uy là vậy mà vẫn thua cái má lúm đồng tiền của cô Khuê. Ông lặn lội đi tìm nh- ng cuối cùng “xôi hỏng bỏng không”, ông thất vọng ra về vì không tìm thấy

“ngời đẹp”. Tiếng cời bật lên trớc hình ảnh một ông quan đã già mà còn muốn “chơi trống bỏi”. Ông huyện Văn Giang chính là đại diện tiêu biểu cho những hạng quan dâm đãng trong xã hội thời bấy giờ.

2.1.2.2. Tình huống châm biếm đả kích

Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trớc Cách mạng tháng 8- 1945 đều mang ý nghĩa châm biếm đả kích những mặt trái của xã hội. Thông qua đó nhà văn đã phản ánh lại một thực trạng rối ren của một thời kì lịch sử đầy nhố nhăng phức tạp cần lên án, phê phán.

Với Nguyễn Công Hoan ông không từ bất cứ một đối tợng nào trong xã hội mà không đả kích, châm biếm. Chính vì vậy, thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông rất đa dạng và phong phú. Cuộc sống hiện lên muôn màu, muôn vẻ mà ở trong đó các nhân vật nh đang quay cuồng, nhào lộn, diễn trò trên sân khấu. Từ vua quan, cờng hào, địa chủ, đến bọn có quyên, có tiền, bọn quan bà đầy mu mô xảo trá, bọn thanh niên nam nữ tân thời nhố nhăng, kệch cỡm,… tất cả, hiện lên hết sức nhốn nháo, lố bịch. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Công Hoan chủ yếu tập trung, chĩa mũi nhọn đả kích vào ba loại nhân vật chính.

* Những kẻ đua đòi h hỏng

Đây là hạng ngời mới xuất hiện, là quái thai, sản phẩm của chế độ thực dân phong kiến trong buổi giao thời đầy biến động và phức tạp. Sự du nhập những sản phẩm suy đồi của văn hoá phơng Tây đã tạo nên những lối sống hài hớc. Thực trạng xã hội này đã đợc Nguyễn Công Hoan phơi bày dới ngòi bút phóng đại khiến cho bộ mặt xã hội thực dân phong kiến hiện lên hết sức sinh động, muôn màu muôn vẻ.

Những kẻ h hỏng đua đòi xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan với đủ các lối sống truỵ lạc khác nhau, nào là buông thả, trăng hoa, nào là học đòi theo mốt. Đây là biểu hiện của một lối sống lai căng không lành mạnh, cần phải đả kích, lên án để loại bỏ chúng khỏi cuộc sống. Dới ngòi bút hài hớc, cộng với một chút cờng điệu Nguyễn Công Hoan

không những không làm mất đi chất hiện thực cuộc sống mà trái lại nó càng làm tô đậm thêm cho sắc nét.

Truyện ngắn Oẳn tà rroằn là một bức tranh biếm hoạ hết sức hấp dẫn về cuộc đời. Cô Nguyệt, gái tân thời có tính lẳng lơ, chơi bời, sống buông thả đến mức có mang. Gặp Phong, cô thề thốt đòi tự tử nếu Phong bắt phá thai khiến cho Phong phải tin đứa con trong bụng Nguyệt chính là con mình. Còn với Bắc ngời “rất khát” mong có con thì Nguyệt lại doạ phá thai nếu Bắc không chu toàn, cô cũng doạ tự tử khiến cho Bắc phải van xin mãi cô mới chịu. Nhng kết cục thật bi hài khi Nguyệt sinh, đứa bé ra đời chẳng giống ai cả mà lại là một thằng bé da đen. Câu chuyện là sự châm biếm đả kích cô gái tân thời sống thác loạn, buông thả đến mức đứa bé trong bụng mình mà cũng không biết bố nó là ai, đồng thời truyện cũng đả kích cả những anh chàng chơi bời lang chạ, trác táng. ý nghĩa châm biếm sâu cay bật lên một tiếng cời trớ trêu, nhất là khi đứa trẻ ra đời, đó là một kết thúc hết sức đột ngột, bất ngờ. “Té ra thằng bé con chàng mà nớc da lại đen nh cái cột nhà cháy! Vậy nó không phải con Rồng cháu Tiên. Nó là giống Oẳn tà rroằn không biết chống gậy”. Chỉ đến đây những kẻ ăn chơi kia mới biết nó là con ai.

Trong một tác phẩm khác, Nguyễn Công Hoan lại đề cập đến một đối tợng mới đợc coi là “mốt” thời bấy giờ. Truyện ngắn Thế là mợ nó đi Tây là câu chuyện khá li kì, hấp dẫn. Đọc tác phẩm ngời đọc nh chìm đắm vào những lá th nồng ấm ân tình của ngời vợ gửi cho chồng, qua những lá th, câu chuyện dần dần đợc hé lộ, và chỉ đến cuối câu chuyện khi lá th tạ lỗi của cô vợ chốt lại trong câu nói : “Nhng mà… tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng nh tôi h mà cậu bỏ tôi từ trớc,… thì từ nay cậu coi nh tôi không còn nữa mà thôi”.Thì ta mới vỡ lẽ và hiểu đợc ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện. Ngời đọc không khỏi bật cời trớc sự mu mô, xảo quyệt, đểu cáng, bạc bẽo của cô vợ cùng với đó là sự nhẹ dạ cả tin của ngời chồng. Ta thông cảm, thơng xót một ngời chồng vì vợ mà làm đến “ho lao” ra, thế mà lại bị bội bạc, nhng ta cũng cời cái khờ khạo của kẻ: “Uổng công bắt tép nuôi cò - Cò ăn cho lớn cò dò cò bay”. Trong truyện này Nguyễn Công Hoan không

chỉ có đả kích thói a dua, đua đòi “du học” của một lớp ngời trong xã hội thời bấy giờ, mà qua đó ông còn đả kích lối sống quen hởng lạc. Cô Tuyết Anh đi Tây không phải là để du học mà với cô đi Tây là để hấp thụ tất cả những thú vui của cuộc sống hởng lạc. Đi Tây cũng còn mang ý nghĩa khác nữa, đó là sự cắt đứt vĩnh viễn quan hệ với ngời thân, với đất nớc, là nơi chôn rau căt rốn của mình, ý nghĩa châm biếm toát lên sâu sắc vạch chần bản chất của một lớp ngời trong xã hội.

* Những bọn quan lại tham lam, đê tiện

Trong nhiều truyện ngắn trớc cách mạng, Nguyễn Công Hoan tập trung nhiều vào việc phản ánh, đả kích một cách sâu cay thế giới đời sống của tầng lớp quan lại. Bởi vì đây là tầng lớp đặc trng nhất, tiêu biểu hơn cả cho sự mục ruỗng, thối nát của xã hội đơng thời. Điều này đợc thể hiện hết sức sinh động qua lời của nhân vật bác thông phiên Giốc trong truyện ngắn

Nạn râu: “Ngày xa, độ ba mơi năm trớc, thời buổi nhốn nháo, ra làm quan dễ lắm kia. Những hạng lính tập, bồi bếp, phu kíp, đợc lòng ông chủ nào có thế lực một tí, là xuất chính dễ nh bỡn”. Chính thực trạng xã hội nh thế đã làm nảy sinh những tên quan đê tiện.

Trong truyện ngắn Đồng hào có ma, Nguyễn Công Hoan ghi lại một cách chi tiết thủ đoạn tham lam, bẩn thỉu của huyện Hinh. Một vị quan phụ mẫu đầy quyền uy mà còn đi ăn cắp. Mà số tiền có nhiều nhặn gì cho cam, đó chỉ là hai đồng hào đôi của con mẹ Nuôi đang khốn khổ vì gặp bớc hoạn nạn. Hành động cúi xuống nhặt đồng hào đôi của hắn thật vô liêm sỉ: “Và vẫn tự nhiên nh không, ông cúi xuống, thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Nó thể hiện sự đê tiện của một kẻ mất hết tính ngời, không còn một chút lơng tâm với đồng loại. Sự bẩn thỉu của hắn đợc phơi bày đến mức thớ lợ, trắng trợn.

Cách ăn bẩn ấy còn đợc phản ánh sâu sắc trong truyện Thịt ngời chết.

ở truyện ngắn này, bộ mặt của quan huyện t pháp hiện lên trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn và đê tiện, kiếm ăn trên sự đau khổ tột cùng của dân nghèo. Quan huyện t pháp đã dùng mọi thủ đoạn để ép buộc gia đình ngời bị nạn

trong cảnh khốn cùng để có tiền bỏ túi, ở đây nhà văn không lên án trực tiếp quan huyện t pháp, nhng với kết thúc câu chuyện một cách hài hớc, Nguyễn Công Hoan đã châm biếm một cách sâu cay, độc địa bọn quan lại và ông khẳng định: “Quan huyện t pháp nói riêng và tầng lớp quan trờng nói chung thời bấy giờ cũng chỉ là một lũ ruồi nhặng, sâu bọ không hơn”.

Có nhiều sáng tác của Nguyễn Công Hoan rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, nó giống nh những bài ca dao mang đậm chất trào phúng, châm biếm sâu cay. Trong truyện ngắn Thằng ăn cớp, ông đã dựng lên một màn kịch giống nh lời của một bài ca dao xa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con ơi nhớ lấy câu này, Cớp đêm là giặc cớp ngày là quan.

Trong tác phẩm này, Nguyễn Công Hoan đã tạc lại, dựng lại bộ mặt của bọn cớp ngày hết sức đê tiện. Chúng lợi dụng uy quyền để sẵn sàng tớc đoạt trấn lột kẻ dới một cách trắng trợn, bỉ ổi. Câu chuyện xuất hiện nhân vật thằng ăn cớp, là kẻ chuyên làm nghề bất chính ở trong vùng nhng đợc sự che chở của quan trên nên ra sức lộng hành. Tất nhiên là sau mỗi vụ cớp, quan cũng đợc hởng một phần xứng đáng với công ơn của ngài. Nhng rồi, thằng ăn cớp, có một bận trễ nải không chịu cống nộp, điều này làm cho ngài hết sức giận dữ. Chính vì vậy sau một vụ cớp lớn, quan đã dùng thủ đoạn tra tấn “lộn mề gà” với hắn để truy tìm nơi giấu của. Khi tên cớp khai, quan đã tha mạng cho nó và còn tuyên bố hết sức trắng trợn : “Mày có thù đứa nào giầu có trong vùng này không? Tao cứ cho phép khai ra. Có thế tao mới gỡ tội cho mày đợc”. Tác giả đã để cho tên cớp nói lên suy nghĩ của mình thay cho lời kết: “Thành ra vất vả khó nhọc bao nhiêu, mình không ăn thua gì, rút cục chỉ béo họ ngồi mát ăn bát vàng. ấy thế mà chỉ riêng có mình bị mang tiếng là thằng ăn cớp, lúc nào cũng chỉ nơm nớp sợ pháp luật, có tức không? ”. Nh vậy, câu chuyện chỉ nói về một thằng ăn cớp, nhng thực chất lại xuất hiện hai thằng cớp trong xã hội. Một tên cớp vì hoàn cảnh, đói ăn vụng, túng làm liều. Còn một tên không túng thiếu mà ăn cớp để thỏa mãn lòng tham. Cái đáng khinh bỉ ở đây là tên cớp thứ hai, nguy hiểm nhất lại chính là quan phụ mẫu,

ngời thay mặt pháp luật để trừng trị những kẻ phạm pháp, thì bản thân mình lại phạm pháp một cách trắng trợn và đê tiện. Hình ảnh vị quan phụ mẫu này là đại diện tiêu biểu cho hàng ngũ quan trờng với những thủ đoạn và âm mu thâm độc nhất.

Đến truyện ngắn Hé!Hé!Hé! Nguyễn Công Hoan lại khắc họa rất thành công hình tợng quan bà Tuần phủ. Dù chồng bà làm đến chức Tuần phủ tiền có đến ức vạn mà quan bà vẫn cha hết lòng tham. Chính lòng tham

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 45 - 55)