Tình huống bi hài kịch

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 55 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tình huống bi hài kịch

Các câu chuyện kể của Nguyễn Công Hoan thờng đậm chất trào phúng. Nhng trào phúng không chỉ toát lên từ những tình huống hài kịch với những chi tiết oái oăm, quái gở, bất ngờ, thú vị. Sức hấp dẫn trong tính kịch của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn ở tình huống bi hài kịch. Tiếng cời phát ra không chỉ hả hê, hài hớc mà còn đầy chua xót, nhức nhối trớc những bi kịch đang diễn ra cời trong nớc mắt.

Truyện ngắn Kép T Bền, là một tấn bi hài kịch đặc sắc. Ngời nghệ sĩ tài ba đợc nhiều khán giả hâm mộ lại đang ở trong một tình huống đầy bi kịch, cha đang hấp hối. Đây là đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa một bộ mặt tơi cời và những trò hài hớc anh đang diễn trên sân khấu, với nội tâm là một tấm

lòng tan nát, day dứt trớc cơn hấp hối nguy kịch của ngời cha đang ở nhà, rất cần có anh ở bên săn sóc. Cái hài trong hành động diễn kịch đợc sự tán thởng nồng nhiệt của khán giả không đủ làm nỗi bất hạnh của anh vơi bớt. Kết cục, khi hết buổi diễn anh nhận nắm tiền trong tiếng nấc nghẹn ngào vì ngời cha thân yêu đã qua đời.

Câu chuyện là tấn bi kịch của một con ngời, để từ đó phơi bày bản chất xã hội mất hết tính ngời (không có lơng tâm và sự cảm thông). Mỗi bức màn mà tác giả vén lên trên sân khấu là một nỗi bất hạnh. Đầu tiên nó xuất hiện trong cảnh ông chủ rạp hát đến nhờ anh nhập vai khi cha anh đang ốm nặng. Hắn vừa dụ dỗ, vừa dọa nạt để buộc anh phải nhận vai đi diễn. Độc ác và đê tiện hơn, là cảnh diễn của Kép T Bền trên sân khấu khi nghe tin cha anh hấp hối. Ông chủ không những cấm anh khóc mà còn cấm mọi ngời báo tin cho anh. Nỗi đau của Kép T Bền lên đến cùng cực, đó là nỗi bất hạnh của kẻ đang đau đớn trong lòng mà phải cố làm trò để mua vui cho thiên hạ. Câu chuyện làm bật lên tiếng cời đầy nớc mắt, xót thơng trớc một sự thực phũ phàng trong xã hội.

Trong những tình huống bi hài kịch, nhân vật chính diện thờng là nạn nhân của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Nguyễn Công Hoan đã xây dựng một số truyện khác trên hai sự việc tởng nh bình thờng của hai ngời cùng cảnh ngộ, nhng qua cảnh ngộ éo le ấy làm nảy sinh tiếng cời thật chua xót.

Trong truyện ngắn Ngựa ngời và ngời ngựa, anh phu xe thật khốn khổ khi phải đón thêm chuyến khách lúc sắp giao thừa để về nhà còn lo sửa soạn tết, thì lại vớ ngay phải vị khách là cô gái giang hồ đang đi kiếm khách làng chơi. Anh phu xe đã phải cố gắng kéo chuyến xe ấy chờ cô gái gặp khách thì mới có tiền trả. Cô gái thì lừa anh phu xe vay tạm tiền để mua thuốc lá hút làm hiệu cho khách, nhng đi mãi mà chẳng thấy khách đâu. Cuối cùng, cô tính gán thân mình cho anh phu xe nhng anh phu xe một mực chối từ và đòi tiền sòng phẳng. Cô gái đành phải tính kế chuồn, mặc cho anh xe tức giận và cay đắng bớc đi trong tiếng pháo chào xuân.

Cốt truyện bình thờng, đơn giản nhng dới ngòi bút nhạy cảm của Nguyễn Công Hoan, cảnh ngộ càng xót xa hơn. Dờng nh, nụ cời lắng sâu trong tiếng thở dài não nuột của hai lớp ngời ở dới đáy của xã hội. Nguyễn Khắc Hiếu từng thốt lên “Đụng đến chỗ đau đớn của đời ngời, truyện nh bịa chơi mà trò đời thờng có” để cùng muốn “thêm một giọt nớc mắt, khóc chung cho cả ngựa ngời và ngời ngựa…”. ở đây, các nhân vật đang tham gia vào vai diễn những tấn bi kịch của cuộc đời đầy thơng cảm và chua xót.

Nguyễn Công Hoan thờng xây dựng những tình huống bi hài kịch dựa trên những nhân vật là nạn nhân của xã hội. Đó là những nhân vật thuộc tầng lớp dới đáy và bị xã hội khinh rẻ. Số phận của những anh phu, những cô gái giang hồ, những đứa trẻ lang thang không nhà, không nơi nơng tựa… tạo nên những vở kịch vừa mang tính hài vừa đậm chất bi. Qua đó nhà văn phản ánh một thực trạng nhức nhối của xã hội lúc bấy giờ.

Truyện ngắn Bữa no… đòn, Thằng ăn cắp viết về hai số phận, hai mảnh đời là nạn nhân của sự cùng khổ, bơ vơ không nơi nơng tựa. Vì đói quá mà chúng phải ăn cắp, làm những việc xấu xa. Nhng điều chua xót ở đây không phải là hành động ăn cắp của những đứa trẻ khốn khổ mà là ở chính thái độ của ngời đời ngang nhiên, thờ ơ, lạnh nhạt, tàn nhẫn, độc ác với chúng. Bằng chứng là những trận đòn khủng khiếp mà ngời ta dành cho chúng.

Dới hính thức nghệ thuật phóng đại, Nguyễn Công Hoan đã cực tả cái tàn nhẫn dã man của ngời đời đối với những đứa trẻ. Giọng văn của tác giả lạnh lùng “cho nó chết”, nhng ẩn sâu trong đó là sự chua xót, nhức nhối trớc thực tế phũ phàng nghiệt ngã của xã hội.

Mỗi cảnh, mỗi ngời, mỗi việc mà Nguyễn Công Hoan dựng nên với những tình huống éo le khác nhau gây nên tiếng cời phẫn nộ và chua chát. Ngời đời không thể không cảm thông sâu sắc trớc những kiếp ngời bất hạnh hoặc phải chịu sự đối xử tàn nhẫn, bất công của những kẻ có tiền d dật. (Quyền chủ, Phành Phạch, Thằng Quýt I, Thằng Quýt II, Mua bánh,…).

Có những nhân vật chính không phải là nạn nhân của xã hội, mà lại chính là nạn nhân của những ngời thân của chúng. Nỗi vui sớng của thằng

bé khốn nạn đã khắc họa rõ tình huống này. Thằng bé vui sớng trong sự ngây thơ mà không biết rằng nó đang là nạn nhân của sự trăng hoa, đú đởn, dâm đãng của mẹ nó. Thằng bé ngây thơ vui sớng trong giấc ngủ êm đềm vì sự dọa nạt, dỗ dành của mẹ nó. Còn ngời đời thì bật lên một tiếng cời chua xót và cảm thông.

Khác với Vũ Trọng Phụng, tính trào phúng thể hiện ở sự hài hớc đến mức gai góc, cũng khác với nhà văn Nam Cao chất bi làm nên những màn kịch đầy nớc mắt, với Nguyễn Công Hoan chất trào phúng là cái cời đa sắc điệu, đa thanh qua mọi cung bậc. Tiếng cời trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan lúc dí dỏm, hài hớc, lúc tinh quái, châm biếm sâu cay, lúc cay đắng xót xa, cời ra nớc mắt. Đó là chỗ độc đáo, là sự thành công của Nguyễn Công Hoan khi xây dựng những vở kịch vừa bi, vừa hài. Thêm vào đó là sự kết hợp hài hòa giữa cái bi và cái hài đã tạo nên nội dung phản ánh sâu sắc qua mỗi tác phẩm của ông.

Nguyễn Công Hoan thể hiện linh hoạt những tình huống bi hài lẫn lộn nên đằng sau tiếng cời thờng là những giọt nớc mắt. Đúng nh lời nhà phê bình Nga Bêlinxki đã từng nói “kết hợp giữa cái bi với cái hài là biết thể hiện cuộc sống theo bản chất của nó” [37].

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 55 - 58)

w