Kết cấu mang đậm tính kịch của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 67 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.Kết cấu mang đậm tính kịch của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Trong lời giới thiệu cuốn sách Nguyễn Công Hoan truyện ngắn chọn lọc, tác giả Lê Minh có nhận xét: “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất ngắn, cấu trúc ngắn gọn, đầy tính hài hớc. Mỗi truyện chỉ có một cảnh ngộ, một lỗi lòng, có truyện không thể kể lại đợc vì không có truyện. Nhng các truyện đều mang tính điển hình và khái quát bộc lộ rõ những mâu thuẫn xã hội, giữa bản chất và hiện tợng, giữa nội dung và hình thức đi đến một kết thúc bất ngờ làm bật lên tiếng cời giễu cợt. Nhân vật đợc phóng đại

trong tính cách và hoàn cảnh điển hình khiến ngời đọc phải mỉm cời thích thú và không quên đợc” [40].

Đây là một nhận xét đúng đắn. Trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan nhân vật và cốt truyện giữ một ví trí khá quan trọng. Nhân vật nh quay cuồng, nhào lộn, diễn trò trên sân khấu làm nổi bật nội dung cốt truyện. Nh- ng cái chinh phục ngời đọc là kết cấu chặt chẽ, lôgíc với những tình tiết, sự kiện làm bật lên tiếng cời.

Mỗi câu chuyện rất ngắn gọn, chỉ khoảng 3 - 4 trang với những kết thúc bất ngờ tạo nên tiếng cời đa thanh: lúc dí dỏm hài hớc, lúc mỉa mai châm biếm sâu cay, lúc ngậm ngùi, xót xa, lạnh lùng, phũ phàng, tàn nhẫn,... Tiếng cời bật lên theo một kết cấu lôgíc, nhng rõ ràng, rành mạch không theo một trật tự thời gian, diễn ra theo mạch thẳng làm nổi bật chủ đề mà nhà văn phản ánh.

3.1.1. Kết cấu theo mạch thẳng, đến cao trào

3.1.1.1. Tăng cấp mâu thuẫn

Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, mỗi câu chuyện đều ngắn gọn nhng lại chứa đựng, phản ánh những mâu thuẫn xã hội rộng lớn. Những mâu thuẫn đợc phát triển theo chiều hớng tăng cấp lên đến đỉnh điểm. Đây chính là nơi để nhân vật bộc lộ tính cách và bản chất một cách rõ nét.

Chẳng hạn ở truyện ngắn Oẳn tà rroằn, câu chuyện đơn thuần chỉ là sự “gió trăng” của nhng kẻ sống buông thả. Nhng mâu thuẫn bắt đầu khi cô Nguyệt có mang và cần tìm cho đứa bé trong bụng cô một ngời cha. Truyện cứ diễn biến theo toan tính của Nguyệt, và mâu thuẫn cứ tăng cấp dần lên đến khi cô gặp gỡ với những chàng trai mà cô từng ân ái. Với Phong, mâu thuẫn đỉnh điểm là Nguyệt thì muốn giữ đứa con mà Phong thì muốn phá. Với Bắc, mâu thuẫn lại ngợc lại, Bắc thì bằng mọi giá muốn giữ đứa con, còn Nguyệt thì lại muốn phá nó đi để bảo toàn danh dự? Nh vậy, mâu thuẫn đợc xuất phát bắt đầu từ khi cái thai hình thành và đỉnh điểm của mâu thuẫn là việc giữ nó hay là bỏ nó. Bởi vậy mới diễn ra sự căng thẳng chờ đợi đứa con ra đời của các chàng trai thuộc loại ăn chơi trác táng. Tiếng cời bật lên trớc hết là ở

những lời thề thốt, sự gian dối, lẳng lơ của một cô gái buông thả, h hỏng. Ng- ời đọc cũng nực cời cho những chàng trai “nạn nhân” trong sự ăn chơi sa đọa của chính bản thân mình, đến mức có phải con mình hay không cũng không dám khẳng định. ở đây, mâu thuẫn tăng cấp đã làm bật ra tiếng cời đối với những hạng ngời đua đòi, h hỏng, chạy theo mốt văn minh “Âu hóa”, nhng thực chất là cặn bã của xã hội đánh mất nhân phẩm, danh dự, một cách trắng trợn và trơ tráo.

Còn truyện Ngựa ngời và ngời ngựa lại kể về hai kiếp ngời cùng cảnh ngộ, bị xã hội đè dí xuống đáy, gặp nhau trong hoàn cảnh thật bi đát, éo le. Một cô gái giang hồ làm kiếp ngời ngựa và một anh phu xe làm kiếp ngựa ngời. Một kẻ kiếm tiền vì hoàn cảnh nghèo khó dù sắp đến giao thừa, vẫn bằng lòng kéo xe theo thỏa thuận của khách, thì gặp một cô gái giang hồ cũng đang lặn lội gió rét, đêm sơng đi kiếm khách nên “mặt dạn mày dày”. Họ thỏa thuận giá cả rồi cô gái bớc lên xe để anh phu kéo đi. Câu chuyện cứ thế tiếp diễn trên cái nền mở đầu ấy.

Mâu thuẫn bắt đầu khi hết thỏa thuận về thời gian mà cô gái không có tiền trả cho anh phu xe, và cứ vòng vo lừa anh xe đi tiếp. Anh phu xe kéo vẫn vui vẻ kéo xe và còn thật thà cho cô gái vay hai hào để mua thuốc lá với hạt da. Mâu thuẫn cứ tăng cấp dần theo thời gian sau mỗi lần “hợp đồng” hết mà cô gái vẫn không có tiền trả. Đến phút giao thừa thì mâu thuẫn ấy lên đến đỉnh điểm của nỗi lòng anh phu xe và cô gái điếm. Hiểu ra sự thật, anh phu xe vô cùng tức giận không tiếc lời xỉ vả cô gái. Còn cô gái biết mình sai nên đành im lặng “rạn mặt” lắng nghe. Cực chẳng đã, cô gái gạ gán tất cả mọi thứ cho anh xe, kể cả thân mình nhng anh xe cũng không thiết mà một mực đòi tiền sòng phẳng. Một bên không có tiền để trả còn một bên nằng nặc đòi tiền cho bằng đợc. Tình huống ấy đã tạo ra mâu thuẫn hết sức căng thẳng, cuối cùng, không còn cách nào khác cô gái phải tính bài “chuồn” mà kết thúc vở kịch, để lại cho anh phu xe sự đau đớn oán giận ê chề.

Nguyễn Công Hoan đã xây dựng các câu chuyện dựa trên những mâu thuẫn, xung đột theo chiều hớng tăng cấp. Đây là một thủ pháp nghệ thuật

độc đáo, thu hút sự chú ý của độc giả. Ngời đọc bị cuốn hút bởi sự tò mò, không biết câu chuyện sẽ đi đến đâu. Cách tăng cấp mâu thuẫn làm cho các biến cố, sự kiện, tình tiết trở nên căng thẳng. Từ đó nhà văn nêu ra những vấn đề khái quát, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Kết cấu tác phẩm theo kiểu tăng cấp mâu thuẫn còn đợc thể hiện rõ nét và sâu sắc trong truyện ngắn Kép T Bền. Đây là một truyện ngắn giàu tính kịch. Trong truyện, nhân vật chính kép T Bền rơi vào một tình huống cực kì oái oăm và ngiệt ngã mà anh không đợc quyền lựa chọn: Một bên là ngời cha thân yêu đang ốm nặng; một bên là sự thúc ép món nợ của ông chủ rạp hát. Giữa lúc ngời cha thân yêu của anh đang trong phút hấp hối thì anh phải lên sân khấu diễn trò để mua vui cho thiên hạ. Câu chuyện là một màn bi hài kịch đầy chua xót về số phận bất hạnh trớc cuộc đời đầy nghiệt ngã. Mâu thuẫn trong tác phẩm bắt đầu từ khi kép T Bền phải nghỉ diễn và vay tạm tiền của ông chủ rạp hát vì cha anh ốm nặng. Đây là sự “mở màn” cho một vở “bi - hài - kịch” đầy chua xót. Mâu thuẫn phát triển cao lên khi ông chủ rạp hát sang nhà kép T Bền chơi, ở màn kịch này ông chủ rạp hát đã vào vai khá đạt và đặc sắc, lúc thì hắn “nghiêm sắc mặt” nhắc khéo món nợ. Lúc thì dọa dẫm, lúc thì “ngọt ngào” để “gãi tình cảm”. Còn kép T Bền thì day dứt, băn khoăn không biết làm thế nào cho phải. Đến khi không còn cách nào khác, anh đành phải “vâng” thì hắn lập tức bắt anh phải kí giấy giao kèo, biến anh trở thành nô lệ, dới sự điều khiển của hắn. Xung đột và mâu thuẫn lần lợt phát triển theo diễn biến của vở diễn mà kép T Bền là ngời sắm vai chính. Mâu thuẫn ở đây tởng chừng nh đó là sự đối lập giữa một bên là lòng ngỡng mộ của khán giả, với một bên là tâm trạnh kép T Bền về tình trạng bệnh của cha mình. Mâu thuẫn bề mặt này chỉ là sự che đậy cho bản chất mâu thuẫn giữa ông chủ và ngời làm thuê. Mâu thuẫn đợc phát triển tới “đỉnh điểm” kép T Bền diễn lại đoạn cuối theo yêu cầu của khán giả. Ông chủ thì cố khuyên giải và cấm không ai đợc báo tin cho kép T Bền biết về tình hình của cha mình, rồi ông lập tức “cho kéo màn lên”. Còn kép T Bền thì tan nát cõi lòng

trong tiếng nấc “cha ơi!”. Đỉnh điểm của mâu thuẫn đó là sự dồn nén lại của hàng loạt sự mâu thuẫn, làm nên một tấn “bi - hài - kịch”, đầy nớc mắt.

Sự tăng cấp mâu thuẫn trong tác phẩm này, không chỉ nhằm vạch trần bản chất của mâu thuẫn giai cấp giàu - nghèo mà còn vạch trần bản chất của xã hội lúc bấy giờ đầy bi hài theo qui luật “tiền trao, cháo múc”, không chút tình nghĩa đã đợc thể hiện rõ trong màn kịch Kép T Bền.

Nh vậy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ta thấy sự tăng cấp mâu thuẫn là một thủ pháp nghệ thuật trong kết cấu theo một mạch thẳng. Thủ pháp nghệ thuật này cũng tạo ra những yếu tố giàu tính kịch, mà trong đó các nhân vật thể hiện mâu thuẫn nh đang diễn trò trên sân khấu và câu chuyện đi tới hồi kết bất ngờ, từ đó toát lên bản chất của hiện tợng một cách sâu sắc. Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Công Hoan thờng đa ngời đọc vào một tình thế hết sức căng thẳng, để hồi hộp dõi theo những diễn biến của câu chuyện. Song lại khó đoán biết đợc câu chuyện sẽ kết thúc nh thế nào. Đó chính là, sự tài tình của Nguyễn Công Hoan trong cách xây dựng truyện. Tất cả những tình tiết, sự kiện, diễn biến trong câu chuyện đợc kết lại đột ngột, bất ngờ làm bật lên những tiếng cời với nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Kết thúc này, tạo cho ngời đọc sự “vỡ lẽ” trớc những vấn đề xuất hiện trong hiện thực cuộc sống.

3.1.1.2. Kết thúc đột ngột bất ngờ

Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan từng nói: “Viết truyện không khác gì đánh cá bằng lờ ở chỗ nớc chảy… Chủ đề câu chuyện bao giờ tôi cũng gửi vào câu kết. Câu kết chuyện của tôi là cái lờ. Nó thờng làm cho độc giả đột ngột nh đến chỗ nớc hẹp, nớc chảy mạnh thì cá bất thình lình nhảy vào hom” [27].

Đúng nh quan niệm của nhà văn, không có kết thúc đột ngột không thể có tiếng cời. Đây chính là đặc điểm của truyện ngắn trào phúng nói chung và truyện ngắn củaNguyễn Công Hoan nói riêng. Trong các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan có nhiều điểm tơng đồng ở mặt này. Cùng diễn trò trên sân khấu chủ

yếu là bối cảnh xã hội, nhân vật diễn trò của Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan thờng thông qua cử chỉ, hành động và ngôn ngữ để phản ánh một vấn đề xã hội nào đó thông qua sự kết thúc đột ngột của tác phẩm, bản chất xã hội đợc vạch trần. Tuy vậy, sự kết thúc `đột ngột trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng lại đợc lí giải theo thuyết số mệnh. Còn kết thúc đột ngột trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan lại khác, nhà văn không hề lí giải, mà chỉ tỏ ra đó là một sự “vỡ lẽ” trớc thực tế của một màn kịch để độc giả tự phán xét. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản, là nét riêng biệt, độc đáo tronng truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

Trong các sáng tác, Nguyễn Công Hoan thờng sử dụng thủ pháp đánh đố, khiến ngời đọc thật sự khó nhận biết trớc diễn biến của câu chuyện. Đây chính là tiền đề cho kết thúc câu chuyện một cách đột ngột, bất ngờ, tạo nên tiếng cời với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.

Chẳng hạn, trong truyện Mất cái ví, kết thúc đột ngột của tác phẩm đã tạo ra tiếng cời mỉa mai, châm biếm hết sức sâu cay. Câu chuyện bắt đầu khi ông cậu từ quê ra thăm cháu là ông Tham. Thật tội nghiệp, khốn khổ cho ông già quê mùa, thật thà chất phác, vì trọng nghĩa tình mà lên thăm cháu. Nhng không may, cụ vừa lên chơi đợc một đêm thì sớm hôm sau nhà ông Tham xảy ra mất trộm (mất cái ví đựng tiền). Sau đó, là màn tra hỏi tất cả ngời trong nhà, từ thằng bếp, thằng xe, đến con sen, trừ ông cậu. Màn kịch đợc đạo diễn rất khéo léo, mà ở đó ông Tham là ngời sắm vai chính. Vì thơng cậu, không muốn nghi cho cậu ông đã cố nói nhỏ căn dặn đầy tớ đừng để cậu nghe thấy sẽ mếch lòng mà giận dữ. Nhng, những lời nói của ông Tham cứ lọt đến tai ông cậu một cách “vô tình”. Khiến ông cụ đùng đùng nổi giận, tự khám mình trớc mặt ông bà Tham để minh oan, vì ông thấy cháu ông nó cứ nói cạnh khóe mình. Rồi giận dữ bỏ về, lại còn thề độc không thèm họ hàng gì với nhà ông Tham nữa và không bao giờ thèm đến nhà, sau khi đã sỉ vả thằng cháu mất dạy của mình hết lời. Thật buồn cời trớc hành động của ông già “lẩm cẩm”. Bởi vì, mất trộm thì việc điều tra xét hỏi, tìm kiếm là lẽ tất nhiên. Vậy mà, ông đã sỉ nhục ngời cháu vì lo cho ông, sợ ông giận mà đã

căn dặn đầy tớ nói khẽ kẻo ông biết. Nhất là ngời cháu dâu, vợ ông Tham, khi cậu bỏ về thì còn thở vắn than dài và trách móc chồng không khéo léo để ông giận. Nhng thật bất ngờ, ông Tham, ngời cháu hiếu nghĩa kia giờ đây thản nhiên rút ví ra vứt bẹt xuống bàn trong sự ngơ ngác của vợ và cùng với hành động đó là lời nói hết sức trắng trợn: “Tôi vờ thế, chứ ví đây này, có mất đếch đâu!” . Lời nói của ông đã làm cho bà Tham “trố mắt nhìn chồng”. Vẫn thản nhiên ông lí giải cho vợ hiểu: “Tôi chỉ cốt làm thế để bận sau ông đừng ra chơi nữa. Tốn kém lắm!..”. Nguyễn Công Hoan kết thúc câu chuyện ở đó, lời nói của ông Tham đã lộn trái với tất cả cái vỏ đạo đức mà vợ chồng ông che đậy từ đầu tác phẩm đến giờ. Đây là màn kịch ông Tham vừa là đạo diễn vừa sắm vai chính nhằm xua đuổi một ngời họ hàng luôn làm ông phiền toái vì sợ tốn tiền. Đọc xong tác phẩm ta thấy đáng khinh bỉ thay bộ mặt giả dối, đê tiện của loại t sản coi đồng tiền trên cả đạo lý, nghĩa tình. Kết thúc đột ngột đối lập với sự giả tạo mà chúng đóng kịch từ đầu tới giờ. Tiếng cời bật lên thật chua chát, mỉa mai trớc một thực tế phũ phàng có trong xã hội. Có thể nói thủ pháp nghệ thuật này đã đợc Nguyễn Công Hoan sử dụng thành công trong hầu hết các truyện ngắn của mình. Truyện ngắn Đồng hào có ma là một minh chứng tiêu biểu. Qua tác phẩm này, nhà văn đã vạch trần bản chất bẩn thỉu, đê tiện của một viên quan phụ mẫu. Câu chuyện xảy ra khi con mẹ Nuôi đến công đờng trình quan việc mất trộm. Ngời đàn bà tội nghiệp , chẳng may, vì run quá, sợ quan nên đã đánh rơi tiền xuống đất. Nó vội cúi xuống nhặt, song có một đồng hào đôi mà nó mất bao nhiêu công sức tìm kiếm khắp phòng quan mà không thấy, nó nghĩ “không lẽ đồng hào ấy có ma?”. Vì sợ tìm lâu sẽ bị quan chửi nên nó đành phải cúi lạy quan rồi lủi thủi ra về. Trớc hành động đó ông huyện vẫn thản nhiên nhìn con mẹ khốn nạn, khi nó đi khuất rồi ông cúi xuống dịch gót giày ra nhặt đồng hào đôi sáng bóng, phủi bụi, bình tĩnh bỏ vào túi. Câu chuyện đợc Nguyễn Công Hoan kết thúc bằng hành động hết sức bỉ ổi, đê tiện của huyện Hinh. Màn kịch diễn ra ở đây đã bóc trần nh “lộn trái” bản chất của một xã hội suy đồi. Chốn công đờng là nơi uy nghiêm để chỉ ra sự gian dối, trừng phạt tội ác, nhằm mang lại

công bằng cho xã hội, vậy mà nay, ở đó lại diễn ra hành động “ăn cắp” hết sức xấu xa, bỉ ổi. Kẻ xử kiện (quan phụ mẫu) đờng bệ, uy nghiêm là ngời đợc giao nhiệm vụ thực thi công lý, lại chính là một kẻ trộm tàn nhẫn, trắng trợn. Sự thật hiển hiện nh vậy thì hỏi còn chăng đâu là công lý ở chốn công đờng?

Một phần của tài liệu Tính kịch trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 1945 (Trang 67 - 75)