Khoá luận tốt nghiệp
3.2.3. Thực trạng của nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hoá
Dới chế độ phong kiến, nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hoá phát triển rất rực rỡ. Tuy nhiên theo thời gian một số nghề ngày càng bị mai một đi và đang mất dần vai trò, vị trí của nó trong nền kinh tế. Chẳng hạn nghề chạm khắc đá núi Nhồi hiện nay không còn vang lên tiếng đục đẽo chí chát nữa hay không còn nghe tiếng lách cách đa thoi trong từng làng dệt nữa, thay vào đó là tiếng ầm ầm của mìn phá đá, nghiền đá làm đá ốp lát, đá rải, đá xây dựng hoặc đá để nung vôi. Đồng thời những sản phẩm dệt thủ công phục vụ nhu cầu mặc của ngời dân cũng không còn quan trọng nữa mà hàng loạt những quần áo may
Khoá luận tốt nghiệp
sẵn vừa đẹp, rẻ lại rất tiện lợi tràn ngập thị trờng… Vậy nguyên nhân sa sút của nghề thủ công truyền thống là gì?
Trớc hết ta thấy, nghề thủ công truyền thống phát triển cầm chừng, không ổn định trong khi tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao và nhu cầu của con ngời ngày càng lớn, trong khi sản phẩm thủ công truyền thống lại chậm cải tiến, đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi công nghệ, những sản phẩm làm ra, chủng loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng còn hạn chế và không tiện lợi cho nên không kích thích đợc sản xuất phát triển. Sản phẩm từ nghề thủ công mang giá trị cao, hoàn mỹ nhng số lợng hàng tiêu thụ ít và chậm do giá thành lại rẻ nh đồ nhựa thay thế hàng mây, tre truyền thống, sợi tổng hợp thay thế hàng dệt bằng bông, đay… bởi vậy hàng làm ra không bán đợc hoặc bán đợc rất ít, nguyên liệu đầu vào cũng khan hiếm dần, khiến ngời thợ thủ công làm ăn thua lỗ buộc phải ngừng sản xuất, nhiều ngời thợ bỏ làng đi tìm sinh kế mới.
Mặt khác càng ngày yếu tố kinh tế hàng hoá càng du nhập vào nông thôn nên những ngời thủ công muốn tồn tại đòi hỏi phải tìm ra đợc những sản phẩm độc đáo để du nhập vào thị trờng thế giới. Bởi vậy nghề thủ công truyền thống có cơ hội, điều kiện khôi phục sản xuất và trở nên có tơng lai hơn.
Tuy nhiên đến trớc Cách mạng tháng Tám nghề thủ công đang đứng trớc những khó khăn thách thức do nhu cầu thị trờng luôn biến động đã tác động trực tiếp đến nghề thủ công truyền thống, nó đòi hỏi sự thích ứng của nền sản xuất, kinh doanh và chấp nhận sự cạnh tranh theo qui luật thị trờng. Bởi vậy nó đòi hỏi các ngành nghề thủ công phải đa dạng hoá sản phẩm và đổi mới mẫu mã theo nhu cầu của thị trờng… đó là điều rất quan trọng, đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại, phát triển của từng nghề.
Thực tế sự biến động của thị trờng đã tạo ra hai thái cực đối với sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống. Có một số ngành nghề do bắt kịp đợc xu thế của thời đại, thay đổi phơng thức sản xuất, mở rộng, đầu t kỹ thuật nên vẫn duy trì đợc nghề và đem lại thu nhập cao cho ngời thợ. Bên cạnh đó
Khoá luận tốt nghiệp
cũng có một số ngành nghề do không đủ sức cạnh tranh, không chịu đầu t đổi mới, cải tiến công cụ sản xuất, cũng nh thay đổi mẫu mã hàng hoá cho phù hợp với thị hiếu ngời tiêu dùng nên đang bị sa sút nghiêm trọng, không duy trì đợc nghề nghiệp của mình. Trớc những thách thức nh vậy muốn nghề thủ công tiếp tục phát triển, buộc Nhà nớc phải có những chính sách phù hợp đối với các ngành nghề.
Tuy nhiên lúc bấy giờ do chính sách kìm hãm kinh tế nớc ta của thực dân Pháp nên các ngành nghề thủ công không có điều kiện mở mang và phát triển tự do. Mặt khác chúng còn tìm cách bóp chết nhiều ngành nghề có khả năng hoạt động mạnh nhằm buộc chặt kinh tế nớc ta nói chung, Thanh Hoá nói riêng lệ thuộc vào kinh tế của Pháp. Bởi vậy, nghề thủ công truyền thống hoạt động liên tiêp gặp phải khó khăn cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Cụ thể:
1. Các chính sách của Nhà nớc phong kiến cha kích thích đợc sản xuất khiến cho ngời sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm giàu chất trí tuệ và nghệ thuật còn gặp phải những khó khăn.
2. Thu nhập của ngời thợ thủ công cha cao, bởi những ngời thợ thủ công gần nh hầu hết là nông dân, hay xuất thân từ nông nghiệp nên thiếu tác phong công nghiệp và duy trì sức ỳ của ngời nông dân nên làm ăn và tổ chức sản xuất cha có hiệu quả cao, giá trị kinh tế đem lại ít.
3. Ngoài những khó khăn trên, hầu hết những nghề thủ công truyền thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ kỹ thuật – công nghệ thô sơ hoặc có cải tiến công cụ nhng không đáng kể. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nghề thủ công truyền thống không thể mở rộng sản xuất. Nh chúng ta đã biết kết cấu hạ tầng quan trọng nhất đối với nghề thủ công truyền thống đó là hệ thống đờng xá giao thông và mặt hàng để xây dựng lô, xởng sản xuất… Nhận thức đợc vị trí của đờng giao thông thuỷ bộ rất quan trọng đối với việc làm đ- ờng, nâng cấp các đờng giao thông nông thôn. Nhng do chi phí cho giao thông vận tải khá cao nên một số địa phơng mới chỉ làm đờng đất. Nhu cầu vận
Khoá luận tốt nghiệp
chuyển vật liệu, sản phẩm của nghề thủ công nh: gốm, đá… thờng khá lớn mà đ- ờng đất có tuổi thọ thấp nên không đảm bảo cho việc lu thông, đi lại, đặc biệt đối với những loại xe cơ giới… Do vậy đờng xá cần phải đợc tu sửa, nâng cấp để đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế. Đồng thời cần phải đầu t đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mua sắm máy móc hiện đại để tăng năng suất và giảm bớt sức lực của ngời lao động. Nh trong nghề gốm (Lò Chum) trớc đây chủ yếu sử dụng lò cóc ngồi nên sức chứa của lò đợc rất ít. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của máy móc, kỹ thuật vào sản xuất cha nhiều nên chủ yếu dựa vào đôi tay và công sức của ngời lao động. Cho nên những thành tựu đạt đợc của nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hoá thật đáng kính phục và tự hào.
Nh vậy, nghề thủ công truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống con ngời, là một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc. Ngày nay, nó càng có ý nghĩa hơn khi trở thành mục tiêu của chiến lợc phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nớc, đồng thời sản phẩm của nghề thủ công truyền thống những mặt hàng xuất khẩu có giá trị và nó trở thành thứ hàng hoá của sự giao lu, hội nhập kinh tế, văn hoá của Việt Nam với các nớc trong khu vực và trên thế giới.
Khoá luận tốt nghiệp
C. Kết luận
Có thể nói quá trình ra đời và phát triển của nghề thủ công gắn liền với quá trình phát triển của con ngời. Từ khi con ngời xuất hiện thì đồng thời cũng nảy sinh nhu cầu ăn, mặc và những vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy nghề thủ công xuất hiện và gắn bó với con ngời từ xa tới nay.
Cha ông ta quan niệm rằng, ngời ta sống ở trên đời phải có nghề nghiệp “Nhân sinh thế thợng thuỳ vô nghệ” [22, 339]. Nghề thủ công ngày càng phát triển là do nhu cầu sống, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu chiến đấu của con ngời. Bởi vậy nghề thủ công truyền thống nó gắn liền với những làng nghề, phố nghề. Và đợc biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Có đợc nghề tinh xảo ấy, ngời thợ thủ công có cơ hội để “vinh thân, phì gia”. Ngời xa cũng thờng nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” phải chăng là để khích lệ mọi ngời trau dồi nghề nghiệp cho tinh xảo.
Thanh Hoá dới chế độ phong kiến nghề thủ công rất phát triển. Sở dĩ nghề thủ công truyền thống Thanh Hoá phát triển rực rỡ và đa dạng nh vậy vì nó có những điều kiện hết sức thuận lợi: khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo ra những thảm thực vật phong phú, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào và rất quí hiếm đó là rừng lim, lát, gụ, sến, táu… những rừng luồng, tre, trúc, hay những ngọn núi đá xanh rất quí hiếm… Đó là những vật liệu phục vụ cho nghề mộc, nghề đan lát, nghề chạm khắc đá phát triển, … Chính vì vậy đã thu hút nhiều thợ giỏi ở các nơi khác đến làm việc và sinh sống, tạo nên những làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng trên mảnh đất xứ Thanh. Không những thế trên mảnh đất này vốn đã xuất hiện rất nhiều ngành nghề và làng nghề thủ công nhằm tận dụng những thời gian rảnh rỗi của ngời dân mỗi khi mùa màng xong xuôi. Đấy là một cách kiếm thêm để bổ sung vào nguồn thu nhập từ nền kinh tế nông nghiệp vốn thuần nhất ở đây.
Khoá luận tốt nghiệp
Chính vì vậy nghề thủ công nó đi sâu vào tiềm thức của mỗi ngời dân nh miếng cơm manh áo thờng ngày. Do đó khi nói về nghề thủ công cổ truyền của dân tộc, Đại tớng Võ Nguyên Giáp nói “Khoa học kỹ thuật đã đi vào trí óc của con ngời Việt Nam ngay trong thực tiễn sản xuất và chiến đấu một cách thiết thực tự nhiên tựa nh ăn cơm uống nớc hàng ngày”.
Dới chế độ phong kiến, khoa học kỹ thuật không đợc khuyến khích phát triển nhng những ngời dân đã tự nghiên cứu, sáng tạo ra những kỹ thuật, tuy rất thô sơ nhng góp phần vào công cuộc sản xuất, phát triển kinh tế của mình. Từ những chiếc bàn xoay, chiếc cuốc, thuổng, những con sa quay sợi bằng gỗ, hay những chiếc đục, tràng, … rất đơn giản, nhng đã tạo ra đợc những mặt hàng rất tinh xảo, rất riêng của những ngời thợ thủ công xứ Thanh đó là những chiếc chum, vại, gốm sứ, những bức tợng ngời, tợng thú từ đá, hay những mảnh vải dệt của các tộc ngời rất tinh xảo và đặc sắc đã từng bớc lu hành rộng rãi và nổi tiếng trên khắp cả nớc và thậm chí vợt ra khỏi biên giới nớc ta tham gia vào các cuộc đấu xảo ở Đông Dơng. Đó là phần thởng xứng đáng cho những nghệ nhân tài hoa xứ Thanh cần cù, chịu khó, kiên trì học hỏi, sáng tạo và trau dồi kỹ thuật nghề nghiệp, vì thế có những mặt hàng đợc các thế hệ vua chúa phong kiến a chuộng và thờng mời những thợ giỏi của Thanh Hoá vào trong triều đình để phục vụ xây dựng các công trình của nhà vua, đặc biệt dới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX).
Nói đến nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hoá thời kỳ phong kiến có thể nói là thời kỳ hoàng kim nhất, nó đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội. Vừa giải quyết nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, vừa có hàng hoá để trao đổi buôn bán, vừa bảo lu đợc những nét truyền thỗng của nghề. Qua nghiên cứu nghề thủ công truyền thống chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:
1. Nghề thủ công truyền thống của nớc ta nói chung, Thanh Hoá nói riêng thời kỳ phong kiến vẫn nằm trong khuôn khổ của nền kinh tế tự cấp tự túc và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp [11, 229-231]. Mỗi gia đình nông dân có
Khoá luận tốt nghiệp
thể sản xuất đợc hầu hết các dụng cụ cần thiết kể cả nông cụ và chế biến thực phẩm. Họ tận dụng những tháng mãn kỳ gặt hái hay những lúc nhàn rỗi, sử dụng mọi vật liệu có sẵn tre, mây, bông, cói… để tạo ra những vật dụng mà dùng, nếu còn thừa sẽ đổi cho nơi khác để lấy những thứ mình không thể làm ra đợc. Nh vậy sản xuất thủ công lúc bấy giờ cha tạo ra những sản phẩm hàng hoá thực sự bởi lẽ trong các làng xã tính tự cấp tự túc cao nên không cần một nền đại sản xuất.
2. Mặt khác, sản xuất thủ công nghiệp lúc bấy giờ ở Thanh Hoá cha có cạnh tranh và phân hóa sâu sắc. Tuy trong làng có nhiều gia đình sản xuất nhng không có một gia đình nào trội hẳn lên nắm độc quyền điều khiển sản xuất, buộc các gia đình khác phụ thuộc vào mình. Giữa làng này với làng khác cũng vậy, đều không có sự gay gắt của cạnh tranh. Trong sản xuất không có cạnh tranh, không có sự phân hoá thì sản xuất không phát triển lên đợc.
3. Do đặc trng của sản xuất thủ công nghiệp truyền thống lúc bấy giờ là tự cấp, tự túc nên năng suất thấp. Công cụ sản xuất cũ kỹ, thô sơ, lạc hậu. Hơn nữa vốn tích luỹ cho sản xuất mở rộng với quy mô nhỏ theo nền kinh tế tiểu nông phong kiến. Những ngời thợ giỏi họ cũng chỉ muốn làm việc tại làng mà thôi nên không thể tạo nên đợc những trung tâm kinh tế, nên hàng hoá làm ra chỉ cung cấp cho làng xã chứ không sản xuất cho thị trờng. Những mầm mống kinh tế mới - kinh tế t bản chủ nghĩa đây đó đã có sự nảy sinh nhng cha có đủ sức phá vỡ thành luỹ của nền kinh tế tự cấp tự túc "Dĩ nông vi bản". Vì vậy có thể coi thủ công nghiệp Thanh Hoá thời kỳ phong kiến, đúng với ý nghĩa của nó chỉ là một nghề bổ trợ cho kinh tế nông nghiệp.
Tóm lại, nghề thủ công truyền thống Thanh Hoá thời kỳ phong kiến tuy có phát triển rực rỡ nhng cũng không nằm ngoài qui luật phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Các mặt hàng thủ công phong phú, đa dạng và nhiều chủng loại nhng vẫn nằm trong khuôn khổ của nền kinh tế tự cấp, tự túc, yếu tố kinh tế hàng hoá không có điều kiện phát triển, bởi chính sách “trọng nông, ức
Khoá luận tốt nghiệp
thơng “và sau này là chính sách ”bế quan toả cảng” (thời Nguyễn) của nhà nớc phong kiến. Chính vì vậy có một số ngành nghề có giá trị cao nhng ngày càng mai một đi và cho đến trớc cách mạng tháng tám (1945) hầu nh không còn hoạt động nữa. Tuy nhiên vẫn còn một số nghề vơn lên thích nghi với môi trờng mới và đã khẳng định đợc vị trí của mình trong nền kinh tế - xã hội nớc ta.
Khoá luận tốt nghiệp