Khoá luận tốt nghiệp
2.3.1. Khái quát quá trình phát triển
Nói đến các ngành nghề thủ công truyền thống của tỉnh Thanh Hoá thì ngời ta không thể không nói tới nghề gốm. Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm nó cũng gắn bó mật thiết với cuộc sống con ngời từ cái bát, cái đĩa ăn uống, đến cái chum, cai vại đựng, thậm chí cả đến lúc chết đồ gốm vẫn theo sát con ngời. Đồng thời nó cũng thể hiện sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của ngời thợ thủ công. Cho đến nay gốm cổ
Khoá luận tốt nghiệp
Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian và dân tộc sâu sắc.
C dân Thanh Hoá đã biết đến nghề làm đồ gốm cách đây khoảng 5000- 6000 năm với di tích khảo cổ học khai quật đợc ở Đa Bút (thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hoá ) đã phát hiện một số đồ gốm tối cổ. Nhng lúc bấy giờ (buổi đầu) con ngời ch- a nặn đợc đồ gốm bằng tay, cũng cha biết dùng bàn xoay mà sử dụng thành tựu của nghề đan lát tre, nứa, theo hình dáng mong muốn và trát đất vào bên trong các khuôn nan, đem phơi khô rồi đem nung qua lửa. Khi những khuôn nan cháy hết và khối đất trát trong “khuôn” cũng trơ ra đổi màu và rắn chắc. Thế là đã ra đời sản phẩm gốm đầu tiên của dân tộc.
Sở dĩ đồ gốm phát triển sớm nh vậy vì theo truyền thuyết, sự xuất hiện đồ gốm, nh một điều bí hiểm, linh thiêng. “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỉ canh giữ. Muốn khai thác đợc phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ có ánh sáng chói lọi của mặt trời soi rọi chất bột đó mới biến thành đồ gốm sứ…”
Phải nói rằng, thời kỳ cực thịnh của gốm sứ là thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ XI-XIV). Đó là những năm đất nớc phồn thịnh của thời kỳ phong kiến, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, quân sự vững mạnh văn hoá phát triển, đất nớc an bình, mọi kỹ nghệ đợc khuyến khích phát đạt. Nghề gốm phát triển rải rác khắp nớc. ở tỉnh nào cũng có những vùng làm nghề gốm, đặc biệt là ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn vơng sót lại. Những trung tâm gốm sứ ở nớc ta thời kỳ này thịnh đạt là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Lò Chum (Thanh Hoá). Trong suốt nhiều thế kỷ, đồ gốm Việt Nam đã xuất khẩu sang các nớc không chỉ ở khu vực châu á, châu Đại Dơng mà sang cả châu âu. Điều đó góp phần cắt nghĩa rằng không phải nớc nào trên thế giới hoặc bất cứ nơi nào của một nớc thiên nhiên cũng phú cho đủ nguyên liệu, chất liệu của kỹ nghệ làm đồ sứ.
Khoá luận tốt nghiệp
Lò Chum - Thanh Hoá là một làng thủ công cổ truyền với nghề sản xuất gốm sành quan trọng nhất của xứ Thanh và của cả nớc từng nổi tiếng bởi sản phẩm gốm sành độc đáo. Làng nghề này thuộc địa phận thành phố Thanh Hoá, cách trung tâm khoảng 2 km về phía Đông Bắc nằm dọc theo ven bờ tả ngạn con sông đào Bến Ngự.
Quá trình ra đời của nghề sản xuất gốm sành ở Lò Chum khá độc đáo. Làng Lò Chum bao gồm toàn bộ phần đất của thôn Đức Thọ Vạn, xã Bố Vệ, tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá [1, 13]. Nh vậy Lò Chum là tên nghề tự đặt cho, nó chỉ một trong những cơ sở sản xuất gốm quan trọng nhất của xứ Thanh. Sản phẩm của nó khá độc đáo và nổi tiếng nên dần dần đợc địa danh hoá. ở đây c dân làm chum dựa theo địa phận của làng, lấy bờ sông đào làm trục, tạo dựng nên một dãy phố khang trang, bề thế, trên bến dới thuyền nhà cửa san sát. Đây là những yếu tố cần thiết để nghề làm đồ gốm ở Đức Thọ Vạn phát triển. Do đó tìm hiểu sự hình thành phát triển của nghề gốm Lò Chum không thể không liên quan tới lịch sử làng Đức Thọ Vạn, làng Cốc Hạ và con sông đào Bến Ngự.
Làng Cốc Hạ theo văn bản sớm nhất của làng mà ngời ta còn giữ đợc là cuốn gia phả dòng họ Nguyễn soạn năm Khải Định thứ 8 (1924) cho biết từ khởi tố cho đến những năm biên soạn phả là 12 đời, ớc tính dòng họ này sinh sống ở Cốc Hạ ít nhất 300 năm về trớc. Điều đó chứng tỏ Cốc Hạ là một làng đã có từ rất sớm, sớm hơn cả làng Đức Thọ Vạn (Lò Chum).
Sông Đào Bến Ngự: sông bến Ngự còn gọi là con sông Mới, hay sông Thọ (sông đào trên đất Thọ Hạc). Theo một số tài liệu và truyện truyền miệng thì thời điểm ra đời sông Bến Ngự vào khoảng trớc năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) “Bia dựng tại đền Thuỷ Linh tự”
Hiện nay không có tài liệu nào hoặc ngời nào nhớ chính xác năm tháng đào con sông này. Chỉ biết rằng sau khi có lỵ sở Thọ Hạc thì mới đào sông. Do nhu cầu mở mang tỉnh lỵ, thuận tiện giao thông và theo thuyết phong thuỷ, chủ
Khoá luận tốt nghiệp
yếu để “cắt long mạch nhà Lê”, nhà Nguyễn mới cho đào con sông này từ cầu Bốn Voi nối với sông nhà Lê rồi thông ra sông Mã. Liên quan đến sông bến Ngự còn có “Thuỷ linh tự”. Có thuyết cho rằng “Thuỷ linh tự” đợc dựng khi dòng sông có nớc, gắn liền với sự việc vua Minh Mệnh lý ra Bắc. Gặp lúc việc đào sông gặp khó khăn, đào mãi mà không thấy nớc, cứ thấy cát đùn lên, nhà vua bèn cho lập đàn cầu đảo, quả nhiên sau đó nớc từ lòng sông chảy ra. Chỗ Vua xem sông nớc linh thiêng ấy đợc gọi là Bến Ngự - đó cũng là tên đợc đặt cho dòng sông.
Làng Đức Thọ Vạn, tơng truyền do ông Mai Xuân Hoàng lập ra. Ông là tri huyện Đông Sơn, quê ở Nga Sơn có quyền lực lớn đã cho cắt đất ba làng Cốc Hạ, Cẩm Bào Nội, và Thọ Hạc để lập ra Đức Thọ Vạn. Ông đợc dân làng lập thành Thành Hoàng thờ ở đình Giáp Trung. Theo tài liệu cho biết làng Đức Thọ Vạn ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XIX, muộn hơn sông bến Ngự.
Chính ba yếu tố này (Làng Cốc Hạ, sông Bến Ngự, Đức Thọ Vạn) là điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của làng nghề Gốm Lò Chum.
Thợ gốm Lò Chum không phải gốc tại đây mà chủ yếu di c từ nơi khác tới nh ở Thổ Hà (Hà Bắc), Đan Xá (Quảng Nam), Hơng Canh (Vĩnh Phú), hay Bát Tràng (Hà Nội). Những ngời thợ này dờng nh cùng đồng thời dừng chân lại hai bên bờ sông Bến Ngự sau một thời gian thăm dò, thử nghiệm ở nhiều nơi để tìm đất lập nghiệp. Sản phẩm của nghề đồ gốm rất đa dạng, phong phú bao gồm: nồi, bình, bát, chum, vại, … nhng ở Đức Thơ (Lò Chum) chuyên sản xuất chum, vại, đồ đựng… còn ở Cốc Hạ chuyên sản xuất tiểu sành nh một chuyên môn hoá tuy ở trình độ thấp nhng đã chứng tỏ sự phát triển với một qui mô lớn của nghề thủ công lúc bấy giờ.