Khoá luận tốt nghiệp
2.2. Nghề đan lát
Đan lát là loại nghề thủ công truyền thống phổ biến nhất và không kém phần quan trọng trong đời sống, kinh tế của nhân dân Thanh Hoá. Bất cứ ở đâu, bất cứ làng bản nào hễ có ngời sinh sống là có nghề đan lát, không những biến thành một nghề, một làng nghề truyền thống, mà còn để tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có và thời gian nhàn rỗi để làm ra những vật dụng cần thiết cho đời sống thờng nhật.
Sở dĩ nghề đan lát phổ biến đối với dân c Thanh Hoá từ xa xa bởi ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều rừng rậm thích hợp cho các loại cây tre, trúc, luồng, nứa, song, mây phát triển. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú để phục vụ cho nghề đan lát. Hơn nữa c dân Thanh Hoá chủ yếu làm nông nghiệp,thời gian rảnh rỗi nhiều nên gia đình nào cũng hành nghề đan lát làm ra những vật dụng phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt thờng ngày. Đặc biệt nghề này thích hợp với cả đàn ông, phụ nữ, thậm chí cả trẻ em đều có thể làm đợc. Những sản phẩm của nghề đan lát cho đến ngày nay công nghiệp hiện đại châu âu cũng cha tìm ra đợc những sản phẩm để thay thế công hiệu của nó, vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng nh: thúng, mủng, nong, nia, rổ, rá, cót, dắng, thừng, … mà trong suốt thời kỳ phong kiến nó gắn liền với sản xuất và sinh hoạt của ngời nông dân.
Nghề đan lát phổ biến rộng rãi nhng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu và phơng tiện vận chuyển. Trong hầu khắp các làng, xã, chỗ nào cũng có những bờ tre, khóm trúc, nhng tập trung nhiều nhất là ở vùng thợng du nơi có nhiều cánh rừng già rậm rạp, là nơi luồng, tre, nứa, song mây mọc um tùm, nh Lang Chánh, Yên Lâm, Thờng Xuân, Nh Xuân, Quan Hoá, Mờng Lát, … Thời kỳ này đờng xá, phơng tiện đi lại hết sức khó khăn, những ngời dân họ lên rừng đẵn những cây tre, luồng, nứa, chặt thành từng đoạn ngắn, sau đó bổ nhỏ ra hoặc chẻ thành nan bó lại gánh đem về. Nhng bằng đờng bộ này vừa mất thời gian vì đờng sá xa xôi, lại đem đợc rất ít nguyên liệu nên thu nhập không đợc là
Khoá luận tốt nghiệp
bao. Bởi vậy họ đã lợi dụng đờng sông, đóng thành từng bè nhỏ thả xuống dòng sông Mã cho về xuôi, bằng đờng này vừa mang đợc nhiều nguyên liệu mà lại đỡ tốn công sức.
Sản phẩm từ nghề thủ công đan lát rất phong phú, đa dạng và phổ biến khắp nơi, có một số sản phẩm đợc coi nh “đặc sản riêng” của từng làng nh làng đan bồ ở Yên Thôn (Hà Trung), Lơng Định (Nông Cống), làng đan cót ở Dơng Xá (Thiệu Hoá), Bát Căng (Thọ Xuân ) và Yên Thôn (Hà Trung); đan dắng ở Thử Cốc (Thọ Xuân), dắng nứa ở Hữu Định (Nông Cống); đan thừng nứa ở Mỹ Lý ( Thọ Xuân), Kẻ Rỵ (Thiệu Hoá), bện thừng đay ở Bút Sơn, Xuân Vi (Hoằng Hoá), … Tuy nhiên trong mỗi làng lại tồn tại nhiều nghề đan khác nhau nên, nghề đan lát chủ yếu mang tính chất tự phục vụ là chính. Cũng có những sản phẩm đem ra trao đổi, buôn bán trên thị trờng nhng cha bao giờ ngời thợ đan ở các làng coi đây là nghề kiếm sống chính cả, mà chỉ là tận dụng những lúc nông nhàn mới tiến hành làm việc, nếu sản phẩm có thừa thì mới đem ra chợ bán.
Nghề đan cót sản xuất ra những sản phẩm cồng kềnh nên những ngời làm nghề đan lát thờng nằm trong các địa phơng ngay gần những nguồn nguyên liệu hoặc ít ra cách một đờng giao thông nhất là đờng giao thông thuỷ, bởi số tre luồng ở gia đình hoặc các luỹ tre quanh làng không nhiều một mặt phải để làm nhà chứ không phải để bán nên các làng làm nghề đan phải dựa vào rừng. Trong suốt thời trung đại cha ông ta đã biết phát huy công dụng những vật phẩm của thiên nhiên để phục vụ đời sống con ngời. Biết bao nhiêu sản phẩm đồ đựng (rổ, rá, thúng,…) đồ dùng trong sản xuất và chiến đấu (mũi chông, mũi tên) đều có nguồn gốc từ tre, luồng. Cho đến ngày nay hầu hết sản phẩm từ nghề đan lát vẫn trờng tồn trong các làng xã và giá trị của nó vẫn không hề thay đổi đối với con ngời. Xin kể ra một nghề phổ biến lúc bấy giờ và cho đến ngày nay nó vẫn còn tồn tại, phát triển đó là nghề đan lát ở Bát Căng (Thọ Xuân) và ở Dơng Xá (Thiệu Hoá).
Khoá luận tốt nghiệp
Nghề đát cót ở Bát Căng, Dơng Xá có tự bao giờ cha ai xác định đợc, chỉ biết rằng vào thế kỷ XVII-XVIII, nghề Cót ở Bát Căng đã phát triển. Lúc này họ đan cót chủ yếu là để đựng thóc lúa và đựng các hoa màu khác cho gọn gàng. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch ngời ta phơi khô, làm sạch thóc lúa, hoa màu khác rồi bỏ vào trong cót, trong bồ để tránh ẩm ớt và tránh cho chuột, bọ khỏi vào ăn. Đối với c dân của một tỉnh thuần nông nh Thanh Hoá thì dù cót là một vật dụng không thể không có đối với mỗi gia đình.
Làng Bát Căng vào thế kỷ XIX thuộc tổng Nam Cai (sau đó đổi thành tổng Nam Dơng) huyện Côi Dơng cách thành phố Thanh Hoá gần 30 km về phía Tây. Từ Bát Căng xuôi theo bờ Nam sông Chu khoảng gần 20 km về phía Hạ lu làng Giàng (làng Dơng Xá) cũng là làng có nghề đan cót lâu đời và nổi tiếng, chỉ cách trung tâm thành phố Thanh Hoá hơn 7 km về phía Bắc Tây Bắc, từng là thủ phủ Thanh Hoá trong nhiều thế kỷ dới thời phong kiến. Cũng nh bao nhiêu làng quê khác, nghề chính của ngời dân nơi đây vẫn là nghề làm ruộng trồng lúa, ngoài ra họ tập trung vào nghề đan cót để kiếm tiền thu nhập cho gia đình. Bởi vậy dân gian có câu “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”. Ngời dân nơi đây luôn năng động, tháo vát, biết sử dụng thời gian nông nhàn vào những công việc có ích, nhằm góp phần cải thiện đời sống của mình.Những sản phẩm của họ làm ra đã có mặt ở khắp nơi trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cót đợc làm từ cây nứa, một loại cây thờng mọc ở vùng miền núi. Các làng làm cót cách xa vùng nguyên liệu nứa (Thờng Xuân, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ,…) nhng vẫn nằm trên các đầu mối giao thông thuỷ bộ thuận tiện nhất là đờng sông. Sông Chu là nơi vận chuyển chính trong việc giao lu giữa các miền trong tỉnh. Từ Bát Căng hoặc Làng Giàng (Dơng Xá) ngợc sông Chu có thể đến đợc hầu hết các vùng nguyên liệu nứa. Cây nứa đợc đóng thành bè xuôi sông Chu rồi cập bến các bãi sông ở Bát Căng, Dơng Xá cũng thuận tiện.
Khoá luận tốt nghiệp
Nứa để đan cót tốt nhất là loại nứa bánh tẻ độ một năm tuổi. Nứa non đan cót không tốt vì dễ bị mọt nên không ai mua nứa vào tháng 2, 3 , 4 âm lịch, vì vào thời gian này nứa “lại măng” nên non, vỏ xanh rì. Nứa già vỏ vàng sậm thì khó chẻ, khó đan. Nứa tốt còn phải là loại nứa tha mắt, độ dài của một ống phải đợc trên 50 – 60 con. Nứa càng to, càng tốt vì loại nứa này nhiều lạc, ít cật và bụng, dễ chẻ.
Ngoài nứa ra đôi khi còn dùng cây vầu làm nguyên liệu để đan cót. Cót làm từ vầu mịn hơn, đẹp hơn nhng giá bán cũng chỉ bằng nứa cót vì chất lợng của cót vầu kém không chịu nớc bằng cót nứa.
Khi đã chọn đợc nứa, ngời ta cắt nứa thành từng đoạn theo độ dài của ống nứa (từ mắt nọ đến mắt kia). Mỗi đoạn chẻ ra thành nhiều thanh mỏng. Sau khi loại ra phần vỏ ( còn gọi là cật) và phần bụng, phần thịt của thanh nứa đợc chẻ bóc thành nan. Dụng cụ để chặt và chẻ nan rất đơn giản, chỉ gồm hai loại dao: loại dao rựa dài khoảng 40 cm để chặt nứa thành ống và chẻ ra từng thanh, loại dao cau dài khoảng 20 cm dùng để chẻ nan. Trong đó việc chẻ nan là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hởng tới chất lợng sản phẩm sau này. Nan tốt phải có bề rộng, độ dày, mỏng, rộng hẹp đều nhau. Những ngời thành thạo thì dễ dàng chẻ đợc loại nan tốt, đảm bảo đều nan thậm chí họ có thể chẻ nan vào ban đêm không cần ánh sáng vẫn có thể chẻ nhanh và đều tay. Công việc này phần lớn do đàn ông và ngời lớn đảm nhiệm. Sau khi chẻ nan xong, phải chặt đầu nan cho đều và phải phơi hoặc sấy khô rồi đan thành nhiều loại vật dụng khác. Mặt hàng chủ yếu là cót dùng để bảo quản thóc lúa. Ngoài ra cót còn đan nhiều loại khác nh các loại bồ đựng thóc, bồ đựng chè xanh, bồ đựng muối, gầu tát nớc, … Bởi vậy phơng ngôn Thanh Hoá có câu “Bồ Bát Căng, măng Kẻ Chè” nhằm ca ngợi những sản phẩm do bàn tay khéo léo của con ngời làm ra đã trở nên nổi tiếng ở địa phơng.
Có thể nói lợng cót tiêu thụ nhiều nhất vào thời gian chuẩn bị thu hoạch mùa màng, hoặc vào giữa ngày mùa. Những ngời thợ đan tiến hành vào lúc
Khoá luận tốt nghiệp
nông nhàn, vì thế hầu nh công việc diễn ra quanh năm. Mặt hàng cót theo chân ngời làng cót đã có mặt ở khắp các chợ miền quê trong tỉnh nh chợ Thọ Xuân, chợ Yên Định, chợ Quăng (Hoằng Hoá)… Tuy không phổ biến lắm nhng nó cũng đủ cung cấp cho ngời dân trong vùng.
Nh vậy có thể nói nghề đan lát tồn tại song song đồng thời với nghề nông. Ngời nông dân làm nông nghiệp bao giờ cũng có những đồ dùng từ nghề đan lát và trong mỗi gia đình Việt Nam nói chung, ngời dân Thanh Hoá nói riêng từ xa đến nay không gia đình nào lại không sử dụng sản phẩm của nghề đan. Đặc biệt dới các triều đại phong kiến khi khoa học kỹ thuật cha phát triển, những sản phẩm của nền công nghệ mới cha thâm nhập vào đời sống con ngời thì những sản phẩm của nghề đan lát nó trở nên vô cùng quan trọng, là một phần thiết yếu của cuộc sống, nó trở nên gần gũi, thân thiết với mọi ngời. Tuy sản phẩm của nó phong phú nh vậy, nhng hoàn toàn chỉ là nghề phụ với đúng nghĩa của nó. Thu nhập của ngời thợ đan lát chỉ rất ít ỏi, phụ giúp thêm cho kinh tế nông nghiệp mà thôi. Chúng ta thấy rằng cha có một làng nào chỉ sống bằng nghề đan lát, và cũng cha có nghề nào chiếm tới nửa thời gian của nghề nông. Song những sản phẩm của nghề đan lát có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với ngời dân và những sản phẩm ấy cho đến ngày nay vẫn cần thiết đối với mỗi gia đình.