Tổ chức lễ hội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu thờ lý nhật quang trên đất nghệ an (Trang 33 - 36)

Nhằm tiếp tục công việc đền ơn đáp nghĩa, ngoài việc xây dựng đền thờ để ngàn năm hơng khói, nhân dân xứ Nghệ hàng năm lại tổ chức các lễ hội khác nhau tại các đình chùa để tỏ lòng tri ân với Lý Nhật Quang và qua đó thực hiện các hoạt động văn hoá nhằm thỏa mãn các nhu cầu đời sống tinh thần của mình.

Trên mảnh đất xứ Nghệ này, có bao nhiêu nơi thờ Lý Nhật Quang thì ở đó có bấy nhiêu nơi thực hiện việc tế tự, cúng lễ ông. Hàng năm, nhân dân ở các địa phơng nơi đặt các cơ sở thờ tự đều chú ý đến việc hơng khói, tế tự ở các đền vào các ngày sóc, ngày vọng, ngày tết… Đặc biệt, vào ngày giỗ kỵ của Lý Nhật Quang tất cả các đền thờ đều lập bàn thờ lộ thiên, hớng về đền Quả Sơn, bày biện lễ vật, cúng vọng ngoài trời.

Về phần hội, trớc đây ở các đình Hoành Sơn, Đền Vu … đều tổ chức các kỳ lễ hội, nhng hiện nay không còn mà chỉ còn lại lễ hội chính tại đền Quả Sơn.

Hàng năm, tại đền Quả Sơn có hai kỳ lễ hội chính. Lễ hội thứ nhất đợc tổ chức vào ngày 16,17 tháng chạp hàng năm và ký lễ thứ hai đợc tổ chức vào ngày 20,21 tháng giêng hàng năm.

Vào ngày 16,17 tháng chạp, nhân dân xã Bạch Đờng tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất của Lý Nhật Quang. Trong kỳ này, chủ yếu nặng nề về phần lễ, tổ chức cúng tế theo nghi thức cổ truyền. Đây là dịp để nhân dân tỏ lòng biết ơn với ngời có công với đất nớc. Ngày 16 tháng giêng, ban nội tự trực suốt đêm để chuẩn bị lễ vật dâng cúng gồm có cỗ tam sinh (bò, lợn, dê) và làm rất nhiều bánh đợc làm từ nếp, ngoài ra còn có hơng hoa. Phần hội của kỳ lễ hội này chủ yếu là hát hội do phờng hát hội Thanh Chơng đợc mời về tổ chức hát xớng suốt đêm ở ngoài nhà ca vũ của đền Quả Sơn.

Kỳ lễ hội thứ hai đợc tổ chức vào ngày 20,21 tháng giêng hàng năm, tục truyền gọi là lễ Hạ Linh hay thờng gọi là lễ tạ ơn Bà Bụt – ngời có công giúp đỡ Lý Nhật Quang trong lúc làm tri châu Nghệ An, cái chết của ông cũng có sự nâng đỡ của Bà Bụt. Đây cũng là dịp để nhân dân xã Bạch Đờng thay mặt nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng dựng nớc, vị thành hoàng của cả xứ. Đồng thời, là dịp đón xuân bằng tinh thần th- ợng võ và trò chơi dân gian truyền thống, sinh hoạt văn hoá cổ truyền.

Với tính chất là lễ tạ ơn Bà Bụt, vì vậy lễ hội diễn ra ở hai di tích là đền Quả Sơn và chùa Bà Bụt gồm các hình thức sinh hoạt phong phú nh: Lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ xuất thần (lễ chính tế), lễ rớc thần, lễ tạ ơn Bà Bụt, lễ tạ tại đền Quả Sơn.

Lễ khai quang tẩy uế đợc tổ chức vào sáng 19 tháng giêng. Lễ này mang ý nghĩa dọn dẹp vệ sinh trong ngoài di tích, lau chùi đồ tế khí, làm lễ mộc dục tắm cho di tợng Lý Nhật Quang và tổ chức lễ “trai áo” (thay áo cho di tợng).

Lễ yết cáo đợc tổ chức vào đêm 19 mang ý nghĩa báo cáo với các vị thần linh – kính thỉnh các vị thần linh về dự lễ hội.

Lễ chính tế đợc tổ chức vào giờ chính tý đêm 19, rạng ngày 20, là lế tế thần Uy Minh Vơng Lý Nhật Quang, nhân dân Nghệ An gọi đây là lễ xuất thần. Lễ rớc ngợc đợc tổ chức vào ngày 20 sau khi đã tổ chức lễ đại tế xong, dân đa di tợng Lý Nhật Quang ra kiệu rồng, hai đội quân thủy bộ có cờ, xe, ngựa, thuyền đón rớc tợng đức thánh lên kiệu, có trống lệnh nổi lên kiệu, sống dậy khí thế hào hùng thuở nào của Lý Nhật Quang thắng trận.

Trong lúc đoàn quân tiến về chùa Bà Bụt, dân làng hai bên đờng ra nghênh đón. Khoảng 12 giờ, hai đoàn thủy bộ cùng một lúc đến chùa Bà Bụt, kiệu Đức thánh đợc rớc vào trong sân chùa. Chiều hôm đó, đội quân thủy và quân bộ cùng nhân dân trong vùng làm lễ tạ ơn bà Bụt. Sau khi lễ xong kiệu Đức Thánh đợc rớc về nghỉ đêm tại hành cung đợc chuẩn bị sẵn nằm trớc ngài khu vực chùa, trên một vùng đất rộng lớn, đợc trang hoàng lộng lẫy. Đêm đó trong chùa tổ chức tụng kinh hành lễ Phật, còn tại hành cung Đức Thánh tổ chức hát chầu văn, biểu diễn văn nghệ.

Lễ rớc xuôi đợc tổ chức vào sáng 21 tháng giêng âm lịch, sau khi đã làm lễ bái tạ xong tại chùa Bà Bụt, đoàn quân thủy bộ chuẩn bị rớc về xuôi h- ớng về đền Quả Sơn. Đến gần tra, cả đoàn quân thủy và quân bộ cùng tiến về đền Quả Sơn. Đội thị vệ rớc tợng đức thánh vào đền. Sau khi tợng đức thánh đợc yên vị, toàn dân tổ chức lễ yên vị cho Đức Thánh.

Phần hội của lễ hội này diễn ra qua các trò chơi đánh đu, cờ ngời, chọi gà, bơi chải … các sinh hoạt văn hoá nh hát chầu văn, ca trù, diễn tuồng, hát chèo với các tích truyện dân gian, đề tài lao động, sản xuất, tình yêu nam nữ, sinh hoạt đời thờng …

Việc tổ chức lễ hội thời Lý Nhật Quang nói chung và lễ hội đền Quả Sơn nói riêng là một sự thể hiện sinh động truyền thống “uống nớc nhớ nguồn”, nhằm tôn vinh những ngời có công với dân, với nớc, chứng tỏ rằng chủ trơng phục hồi các lễ hội truyền thống của Đảng và Nhà nớc hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của quần chúng nhân dân. Đây là một hoạt động văn hoá giàu bản sắc dân tộc cần đợc phát huy.

Chơng 2:

Khảo tả một số không gian linh thiêng tiêu biểu thờ Lý Nhật Quang trên đất Nghệ An

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu thờ lý nhật quang trên đất nghệ an (Trang 33 - 36)