Quy trình cụ thể

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa môn khoa học cho học sinh lớp 5 (Trang 50 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Quy trình cụ thể

* Giai đoạn 1: Cung cấp hệ thống thao tác. - Công việc của GV:

+ Giới thiệu hệ thống thao tác. - Công việc của HS:

+ Tiếp nhận; lắng nghe. * Giai đoạn 2: Đa ví dụ mẫu. - Công việc của GV:

+ Thuyết trình cùng với chỉ dẫn trên SGK. + Giảng giải.

- Công việc của HS:

+ Quan sát theo SGK. + Lắng nghe GV.

* Giai đoạn 3: Tổ chức rèn luyện. - Công việc của GV:

+ Quan sát, theo dõi quá trình học tập của HS. + Hớng dẫn, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Công việc của HS:

+ Vận dụng hệ thống thao tác đã đợc GV cung cấp để khai thác, chiếm lĩnh nội dung bài học.

* Giai đoạn 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của HS dựa vào trình tự thao tác đã cung cấp.

- Công việc của GV:

+ Kiểm tra chất lợng tri thức của HS tự lĩnh hội. + Đánh giá quá trình thực hiện trình tự thao tác. - Công việc của HS:

+ Trình bày kết quả tri thức đã lĩnh hội đợc theo dàn bài đợc cung cấp.

2.3.1. Hệ thống thao tác của kỹ năng làm việc với kênh hình trong SGK môn Khoa học

Trong hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với kênh hình, chúng tôi chia ra hệ thống thao tác của các kĩ năng thành phần là: Hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với các kí hiệu chỉ dẫn hoạt đông học tập trong SGK môn Khoa học và hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với các hình trong SGK môn Khoa học 5.

2.3.1.1. Hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập:

Trình tự các thao tác tạo thành hành động cho phép HS thực hiện đúng các nhiệm vụ học tập theo chỉ dẫn trong SGK môn Khoa học 5 đợc tiến hành theo các bớc sau:

- Bớc 1: Xác định nội dung yêu cầu của kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập.

- Bớc 2: Xác định đối tợng kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập hớng tới. - Bớc 3: Thực hiện hoạt động học tập theo yêu cầu chỉ dẫn.

- Bớc 4: Đa ra kết quả đáp ứng yêu cầu chỉ dẫn để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chỉ dẫn mà kí hiệu trong SGK môn Khoa học đặt ra.

* áp dụng: Kĩ năng này đợc áp dụng để giúp HS nhận diện các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập trong SGK môn Khoa học 5. Đó là hệ thống các kí hiệu: "Kính lúp", "Dấu chấm hỏi", "Cái kéo và quả đấm", "Bút chì", "ống nhòm", "Bóng đèn tỏa sáng".

Trình tự thao tác của kĩ năng làm việc với các kí hiệu chỉ dẫn có thể khái quát thành sơ đồ sau đây:

Xác định nội dung yêu cầu của kí hiệu

Xác định đối tượng kí hiệu hướng tới

Thực hiện hoạt động học tập theo yêu cầu kí hiệu

Sơ đồ 2: Hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập trong SGK môn Khoa học 5

Ví dụ: Bài 1 - Sự sinh sản

Trong quá trình tiến hành làm việc với SGK môn Khoa học, khi nhìn thấy kí hiệu "Kính lúp" ở trang 1 thì HS phải nhận diện ngay đó là kí hiệu yêu cầu các em "Quan sát và trả lời". Nh vậy, HS sẽ phải thực hiện trình tự các thao tác tạo thành hành động cho phép HS thực hiện đúng nhiệm vụ học tập theo chỉ dẫn đó nh sau:

- Bớc 1: Xác định nội dung yêu cầu của kí hiệu, đó là: yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi.

- Bớc 2: Xác định đối tợng mà kí hiệu hớng tới, đó là: Quan sát các hình ở trang 1 và 2 của SGK môn Khoa học 5.

- Bớc 3: Thực hiện hoạt động học tập theo yêu cầu chỉ dẫn đó là: Quan sát và trả lời các câu hỏi mà SGK đa ra.

- Bớc 4: Đa ra kết quả đó là: Đa ra câu trả lời cho câu hỏi mà SGK môn Khoa học nêu ra sau khi đã tiến hành quan sát các hình mà kí hiệu chỉ dẫn muốn đề cập tới.

2.3.1.2. Hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với các hình trong SGK môn Khoa học 5

* Trình tự các thao tác tạo thành hành động cho phép HS rút ra đợc nội dung thông báo trong các tranh ảnh, hình vẽ của SGK môn Khoa học 5 đợc thực hiện theo các bớc sau:

- Bớc 1: + Đọc nội dung “câu lệnh” yêu cầu quan sát. - Bớc 2: + Xác định hình cần quan sát: quan sát hình nào ?

+ Xác định đối tợng, mục đích quan sát: quan sát cái gì trong hình đó ? quan sát hình đó để làm gì ?

- Bớc 3: + Tiến hành quan sát theo đối tợng, mục đích đã xác định. + Phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin đã thu thập đợc.

Bớc 4: + Thông báo kết quả đã quan sát đợc theo yêu cầu của “câu lệnh”.

* áp dụng: Kỹ năng này đợc áp dụng đối với những yêu cầu quan sát tranh để trả lời câu hỏi; quan sát tranh để tìm ra nội dung học tập...

Trình tự thao tác của kĩ năng làm việc với các hình trong SGK môn Khoa học 5 có thể khái quát thành sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 3: Hệ thống thao tác của kỹ năng làm việc với các hình trong SGK môn Khoa học lớp 5

Ví dụ 1: Bài 27 - Gốm xây dựng: gạch, ngói

Quan sát hình nào ? Quan sát cái gì trong hình đó ? Quan sát hình đó để làm gì ? Đọc nội dung

yêu cầu quan sát

Phân tích tổng hợp

Kết quả quan sát

* Tình huống giả định: GV đang sử dụng phơng pháp quan sát để dạy bài này. Sau khi cho HS quan sát vật mẫu, vật thật (nếu có) xong, tiếp đến GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK. Đây là lúc GV có thể đa quy trình rèn kỹ năng làm việc với các hình trong SGK môn Khoa học vào sử dụng để vừa kết hợp rèn luyện kỹ năng vừa thực hiện quá trình hớng dẫn HS tìm ra tri thức (nội dung học tập).

* Cách thực hiện quy trình rèn luyện nh sau: - Giai đoạn 1: Cung cấp hệ thống thao tác. GV giới thiệu trình tự các thao tác cho HS:

+ Bớc 1: Các em hãy đọc nội dung câu hỏi của mục “Quan sát trả lời” trong SGK.

+ Bớc 2: Các em hãy đặt ra các câu hỏi: Quan sát hình nào ? Quan sát cái gì trong đó ? Quan sát hình đó để làm gì ?... và tự trả lời.

+ Bớc 3: Tiếp đến, các em hãy tiến hành quan sát hình mà các em đã xác định đợc và suy nghĩ để tìm ra nội dung cần trả lời cho câu hỏi ở mục “quan sát”.

+ Bớc 4: Cuối cùng, các em có thể đa ra câu trả lời của mình bằng cách thông báo kết quả đã quan sát đợc.

- Giai đoạn 2: Đa ví dụ mẫu.

GV thông qua ví dụ mẫu để HS biết cách thực hiện các thao tác đã nêu ở trên. GV có thể:

+ Gọi 1 HS đọc nội dung câu hỏi: “Trong 3 loại ngói ở hình 4, loại nào đ- ợc dùng để lợp mái nhà ở hình 5 và hình 6?”.

+ Đặt ra câu hỏi “Em sẽ quan sát hình nào?”; “Em sẽ quan sát cái gì trong hình đó?”; “Em quan sát hình đó để làm gì?”. Em sẽ quan sát hình 4, 5 và 6, em quan sát các viên ngói để tìm ra loại nào giống với loại ngói trong hình 4.

+ Yêu cầu HS suy nghĩ một lúc để tìm ra câu trả lời. + Gọi 1 HS thông báo kết quả đã quan sát đợc là:

Trong 3 loại ngói ở hình 4, loại ngói ở hình 4c đợc dùng để lợp mái nhà ở hình 5, loại ngói ở hình 4a đợc dùng để lợp mái nhà ở hình 6.

+ GV nhận xét, đánh giá câu trả lời.

+ GV đa ra câu trả lời đúng là 4c-5 và 4a-6. - Giai đoạn 3: Tổ chức rèn luyện.

GV tổ chức cho HS rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình đồng thời với việc tổ chức cho HS quá trình tìm ra nội dung tri thức cần học tập. Mục đích là giúp HS lĩnh hội tri thức mới của bài học, nhng cách thức, phơng tiện để thực hiện đợc mục đích đó lại đợc sử dụng để rèn kỹ năng làm việc với kênh hình cho HS.

- Giai đoạn 4: Kiểm tra, đánh giá.

+ GV kiểm tra trình tự thực hiện các thao tác làm việc với kênh hình của HS bằng cách gợi ý, dẫn dắt để HS tự nêu ra: “Trớc hết, em đọc câu hỏi, sau đó em xác định hình cần quan sát, quan sát cái gì và quan sát để làm gì ? Cuối cùng em đã tìm ra đợc nội dung cần phải trả lời”...

+ GV đánh giá chất lợng quá trình quan sát của HS bằng cách yêu cầu HS đa ra câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu câu trả lời là đúng thì hiệu quả của việc thực hiện các thao tác là tốt, nếu câu trả lời là sai thì cần yêu cầu HS thực hiện lại trình tự các thao tác đó một lần nữa để rút ra câu trả lời đúng.

2.3.2. Hệ thống thao tác của kỹ năng làm việc với kênh chữ trong SGK môn Khoa học

Trong hệ thống thao tác của kĩ năng làm việc với kênh chữ, chúng tôi chia ra hệ thống thao tác của các kĩ năng thành phần nh sau: Hệ thống thao tác của kĩ năng hiểu lời trình bày trong SGK môn Khoa học, hệ thống thao tác của kĩ năng tìm câu trả lời cho câu hỏi trong SGK môn Khoa học và hệ thống thao tác của kĩ năng rút ra nội dung chủ yếu của bài học trong SGK môn Khoa học 5.

2.3.2.1. Hệ thống thao tác của kỹ năng hiểu lời trình bày trong SGK môn Khoa học

* Trình tự thao tác tạo thành hành động cho phép HS hiểu lời trình bày trong SGK môn Khoa học đợc thực hiện theo các bớc sau:

- Bớc 1: + Xác định đoạn văn bản cần tìm hiểu.

- Bớc 2: + Đọc từng câu, xác định những từ cung cấp thông tin chủ yếu. - Bớc 3: + Xác định câu đó nói về nội dung gì ?

+ Nếu có hình minh họa thì cần dựa vào hình minh họa để dễ xác định nội dung của câu hơn.

- Bớc 4: + Tổng hợp ý của các câu và xác định ý của cả đoạn: đoạn đó nói về nội dung gì ?

* áp dụng: Kỹ năng này đợc áp dụng để đọc hiểu lời trình bày trong mục “Bạn cần biết”; trong những đoạn văn bản cung cấp thông tin để làm bài tập hay những đoạn văn bản hớng dẫn cách tiến hành các thí nghiệm trong SGK.

Trình tự các thao tác của quá trình thực hiện kỹ năng tìm hiểu lời trình bày trong SGK môn Khoa học có thể khái quát thành sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 4: Hệ thống thao tác của kỹ năng hiểu lời trình bày trong SGK môn Khoa học lớp 5

Tìm hiểu đoạn nào ? Xác định đoạn

Từ nào cung cấp

thông tin chủ yếu Xác định từ

Câu đó nói về cái gì ? Xác định nội dung của câu

Đoạn đó nói về cái gì ? Rút ra nội dung của đoạn

Ví dụ 2: Bài 2.2 - Tre, mây, song

* Tình huống giả định: GV đang sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm để dạy bài này. Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm (giả sử đó là nhiệm vụ tìm hiểu đặc điểm của tre, mây, song đợc trình bày trong SGK và so sánh các đặc điểm của chúng); lúc này từng HS phải làm việc độc lập theo sự phân công của nhóm. Đây chính là lúc GV có thể “lợi dụng” để lồng quá trình rèn luyện kỹ năng hiểu lời trình bày trong SGK môn Khoa học cho HS.

* Cách thực hiện quy trình rèn luyện nh sau: - Giai đoạn 1: Cung cấp hệ thống thao tác. GV giới thiệu trình tự các thao tác cho HS:

+ Bớc 1: Các em hãy xác định đoạn văn bản cần tìm hiểu ?

+ Bớc 2: Các em hãy đọc từng câu, xác định những từ các em cha hiểu (nếu có) và tìm hiểu nghĩa của nó.

+ Bớc 3: Các em hãy tìm hiểu xem câu đó nói về nội dung gì ? Nếu có hình minh họa kèm theo thì các em nên nhìn vào hình minh họa để dễ hiểu nội dung của câu hơn.

+ Bớc 4: Khi đã hiểu đợc nội dung của từng câu, các em hãy tổng hợp ý của các câu đó lại và xác định xem nội dung của cả đoạn đó nói về cái gì ?

- Giai đoạn 2: Đa ví dụ mẫu.

GV thông qua ví dụ mẫu để HS biết cách thực hiện các thao tác đã nêu ở trên. GV có thể:

+ Chọn ra một đoạn văn bản [Tre].

+ Gọi một HS đọc câu thứ nhất [“Cây mọc đứng, cao khoảng 10 - 15m”]. + Hỏi xem HS thấy có từ nào cha hiểu không ?

+ Nếu có từ nào HS cha hiểu thì GV gợi ý để HS tìm hiểu.

+ Hỏi HS: “Câu đó nói về cái gì ?” [Câu đó nói về đặc điểm của cây tre là: cây mọc đứng, cao khoảng 10 - 15 mét].

+ GV nhắc HS nhìn vào hình minh họa cây tre để hiểu rõ hơn về đặc điểm nói trên của cây tre.

+ yêu cầu một HS khác đọc câu tiếp theo [“Thân cây tre rỗng ở bên trong và gồm nhiều đốt thẳng”].

+ Tiếp tục yêu cầu HS thực hiện nh đối với câu thứ nhất.

+ Sau cùng, GV yêu cầu HS tổng hợp ý của các câu đã đọc để rút ra ý của cả đoạn đó là: Đoạn chúng ta vừa đọc nói về cây mọc đứng, cao khoảng 10 - 15m. Thân cây tre rỗng ở bên trong và gồm nhiều đốt thẳng. Tre vừa cứng lại vừa có tính đàn hồi, vì vậy tre đợc sử dụng rộng rãi: làm nhà và các đồ dùng trong gia đình...

- Giai đoạn 3: Tổ chức rèn luyện.

+ GV hớng dẫn: Với các bớc nh cô và các em vừa làm xong các em hãy vận dụng để tìm hiểu nội dung của đoạn văn bản thứ hai [Mây, song]...

+ GV giúp đỡ HS giải đáp những thắc mắc về những từ các em cha hiểu, nhắc nhở các em nhớ trình tự thực hiện các thao tác...

- Giai đoạn 4: Kiểm tra, đánh giá.

+ GV kiểm tra tình tự thực hiện các thao tác cho phép HS hiểu lời trình bày của văn bản trong SGK môn Khoa học bằng cách gợi ý dẫn dắt để các em tự nêu ra các bớc.

+ GV đánh giá chất lợng quá trình đọc hiểu lời trình bày trong đoạn văn bản đó bằng cách yêu cầu HS nêu ra nội dung chính của đoạn văn bản em vừa tìm hiểu. Nếu HS nêu đúng ý của đoạn đó thì chứng tỏ hiệu quả của quá trình thực hiện các thao tác hiểu lời trình bày của văn bản là tốt, nếu HS cha đa ra đợc câu trả lời đúng thì yêu cầu HS đọc lại đoạn văn bản và thực hiện theo đúng trình tự thao tác GV đã hớng dẫn để rút ra đúng nội dung của đoạn văn bản HS đang tìm hiểu.

2.3.2.2. Hệ thống thao tác của kỹ năng tìm câu trả lời cho câu hỏi trong SGK môn Khoa học

* Trình tự các thao tác tạo thành hành động cho phép HS tìm đợc câu trả lời cho câu hỏi trong SGK môn Khoa học đợc thực hiện theo các bớc sau:

+ Chia câu hỏi đó thành những ý nhỏ (nếu câu hỏi dài và gồm nhiều ý).

- Bớc 2: + Đọc đoạn văn bản mà câu hỏi hớng tới và xác định những câu có nội dung liên quan trực tiếp với yêu cầu của câu hỏi.

+ Xác định những hình có liên quan đến nội dung câu hỏi (nếu có).

- Bớc 3: + Xác định rõ câu trả lời nếu câu trả lời đã có sẵn trong

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa môn khoa học cho học sinh lớp 5 (Trang 50 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w