Kế hoạch dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 25 - 28)

Các đề mục cần thiết khi thiết kế kế hoạch dạy học PBL 1. Tên dự án

- Phải ngắn gọn, thu hút

- Bao quát được vấn đề dự án muốn nói

2. Đặt vấn đề

Những vấn đề cần lưu ý khi đặt vấn đề mở đầu dự án

- Có thể dùng câu hỏi để đặt vấn đề. Trong trường hợp này phải là câu hỏi khái quát

3. Mục tiêu dự án

Những mục tiêu học tập cụ thể được thể hiện rõ trong dự án này cho phép GV xem xét những cấp học tương ứng với khả năng của HS để tạo ra những điều chỉnh cần thiết.

Những mục tiêu mà HS cần đạt được trong dự án gồm có: - Về kiến thức

- Về kĩ năng:

+ Kĩ năng môn học + Kĩ năng CNTT

+ Kĩ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp... + Kĩ năng sống: Giao tiếp, tổ chức... - Thái độ

+ Trong lớp học

+ Của HS trước vấn đề trong dự án có liên quan đến thực tiễn

4. Bài tập dành cho HS

Phần này nhằm tạo động lực cho HS. HS có nhiệm vụ gì trong dự án này? Nhóm của các em được tạo lập như thế nào? Vai trò của các em là gì? Mỗi dự án đưa ra một vấn đề cần được giải quyết để đưa đến một kết quả hoặc một bài thuyết trình. GV có thể đọc phần này hoặc phát cho HS.

Khi xây dựng bài tập dành cho HS, GV cần lưu ý đến những vấn đề:

- Chủ thể trong dự án (các bạn hãy đóng vai là tổ chức nào?) và khách thể trong dự án (thực hiện mục đích gì?).

- Nhiệm vụ các nhóm phải hoàn thành. - Sản phẩm các nhóm phải đạt được.

5. Chi tiết dự án

Phần này sẽ đưa ra những thông tin chung về dự án, bao gồm những chi tiết giúp tạo ra các bước liên kết với kết quả học tập của HS.

- Chia lớp thành nhóm nhỏ: đảm bảo công bằng cho tất cả các nhóm. - Phân vai cho mỗi nhóm: mỗi nhóm phải có một nhóm trưởng và một thư kí.

6. Nguồn công nghệ

Phần này liệt kê tên những phần mềm cụ thể và xác định xem thông tin từ Internet có cần thiết cho dự án không. Phần này cũng sẽ giúp cho GV chuẩn bị máy tính cho lớp học, cài đặt phòng máy với một số phần mềm và tài liệu phù hợp và tạo ra những điều chỉnh nếu cần thiết.

7. Tài liệu tham khảo

Danh sách này bao gồm những tài liệu sẵn có khi thực hiện dự án. Bản miêu tả các sách giáo khoa, tạp chí, báo, băng hình… được dùng làm cơ sở giúp GV tập hợp những tài liệu cần thiết khi GV chuẩn bị cho dự án. Tài liệu bao gồm cả những nguồn mà HS sẽ phải tiếp cận thông qua các bài giảng cũng như những nguồn mà GV có thể tìm hiểu thêm trong quá trình chuẩn bị. Tài liệu tham khảo phải đáp ứng được việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

8. Các bước thực hiện

Phần này nêu chi tiết hoạt động của dự án bắt đầu với bài giảng mở đầu, những phương hướng đề xuất và trình tự tạo nhóm và những phương hướng gợi ý để dẫn dắt HS trong suốt dự án. Bên cạnh đó còn có bản miêu tả sản phẩm cuối cùng mà HS huớng tới.

- Công tác chuẩn bị của GV

- Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án + Bước 1: Giới thiệu thời gian dự án

+ Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS các tài liệu có liên quan đến dự án.

+ Bước 3: Thực hiện dự án

+ Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV

+ Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án

GV có thể đã biết tính linh hoạt và khả năng thích nghi là những yếu tố chính tạo nên những giờ học hiệu quả. Với mỗi dự án GV sẽ nhận được những gợi ý để xác định những bài tập tiềm năng, cũng như đưa ra những sự lựa chọn bổ sung cho nhóm làm việc và các hoạt động bài tập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w