Ưu điểm và khó khăn của PBL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 32 - 34)

C. Thang điểm đánh giá

1.4.2.Ưu điểm và khó khăn của PBL

Trong dạy học không có một PP nào là vạn năng. Bởi vậy PBL cũng có những ưu điểm và khó khăn của nó.

a. Ưu điểm

Các đặc điểm của PBL đã thể hiện những ưu điểm của PP dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của PBL trong việc thực hiện các nhiệm vụ của dạy học Vật lý:

- Về giáo dưỡng:

+ Bằng PBL, HS thu nhận được nguồn tri thức đa dạng hơn, phong phú hơn, gắn liền nhu cầu của người học đối với đời sống xã hội.

- Về giáo dục nhân cách:

+ Nhân cách HS được phát triển một cách toàn diện qua hoạt động. Những hoạt động đó thể hiện dưới các hình thức tự định hướng, tự lập kế hoạch, tự thực hiện, tự kiểm tra đánh giá... điều này hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học cho rằng: con người phát triển trong hoạt động và học tập.

+ HS có được động cơ và hứng thú học tập thông qua việc tham gia và tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình học tập.

- Về phát triển tư duy, năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề:

+ Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. + Phát triển năng lực cộng tác làm việc.

+ Phát triển năng lực đánh giá.

+ Phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

- Về giáo dục kỹ thuật tổng hợp:

+ Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường và xã hội.

Như vậy PBL mang lại rất nhiều lợi ích cho cả GV và HS. Ngày càng nhiều các nghiên cứu lý luận ủng hộ việc áp dụng PBL trong trường học để khuyến khích HS, giảm thiểu hiện tượng bỏ học thúc đẩy các kỹ năng học tập hợp tác và nâng cao hiệu quả học tập.

- PBL không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.

- PBL đòi hỏi vấn đề nêu ra phải có cấu trúc mở. Điều đó yêu cầu khi giải quyết vấn đề phải sử dụng đến kiến thức liên ngành. Vì vậy không phải môn nào, nội dung gì cũng có thể áp dụng PBL.

- PBL đòi hỏi nhiều thời gian vì vậy PBL không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. Thời gian kéo dài khó áp dụng cho một tiết học bình thường.

- Để sử dụng PBL GV phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kiến thức liên ngành và các kĩ năng cơ bản về CNTT.

- PBL đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. Do có ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng không phải ở trường học nào cũng trang bị các phòng máy tính và được nối mạng Internet.

- Về phía HS do còn quen với việc học thụ động nên các em sẽ gặp những lúng túng khi GV đưa ra các bài tập đòi hỏi HS phải tự lực khám phá, tìm hiểu và giải quyết vấn đề. HS cũng có thể gặp khó khăn khi sử dụng các kĩ năng về CNTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 32 - 34)