Thực trạng nhận thức và vận dụng tinh thần PBL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 57 - 58)

C. Thang điểm đánh giá

2.5.Thực trạng nhận thức và vận dụng tinh thần PBL

b. Độ bội giác

2.5.Thực trạng nhận thức và vận dụng tinh thần PBL

Việc tìm hiểu thực trạng nhận thức cũng như vận dụng PBL ở các trường THPT nhằm giúp chúng ta có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất phương án dạy học PBL trong dạy học một cách hợp lý, mang tính khả thi, nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông.

* Phương pháp điều tra khảo sát: Dùng phiếu điều tra cho GV và HS (phụ lục 1a, 1b).

* Kết quả tìm hiểu:

Tháng 4/2009 chúng tôi tiến hành điều tra về nhận thức và vận dụng PBL của 60 GV trường THPT Ba Đình Nga Sơn, THPT Trần Phú, THPT Mai Anh Tuấn trên địa bàn huyện Nga Sơn kết quả tìm hiểu như sau:

- Nhận thức của giáo viên về PBL:

Thấu kính Lăng kính Lăng kính Định luật khúc xạ ánh sáng Thấu kính TKHT TKPK ; Mắt, các tật của mắt Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn

+ 100% giáo viên tiếp cận về PBL thông qua những buổi bồi dưỡng chuyên đề thay sách cải cách lớp 10, 11, 12 hè 2006, 2007, 2008.

+ 80% giáo viên nhận thức đúng về PBL.

+ 20% giáo viên cho rằng PBL là một kiểu dạy khác của học theo nhóm, đàm thoại.

- Vận dụng PBL trong thực tiễn:

Trong các tiết dạy GV đa số các giáo viên (>95%) khi được hỏi về việc sử dụng PBL trong dạy học như thế nào, đều cho rằng chưa bao giờ sử dụng PBL có chăng cũng chỉ mới ở mức độ dạy học theo nhóm, đàm thoại... Trong dạy học chủ yếu (90%) đều dùng PP thuyết trình, diễn giải, minh hoạ để thông báo kiến thức là chủ yếu còn HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉ nghe GV giảng bài và trả lời một số câu hỏi theo yêu cầu tái hiện kiến thức. QTDH chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều "thầy đọc - trò chép".

- Qua trao đổi và tìm hiểu các em HS, nhiều em đã có máy tính tại nhà nhưng chưa có mục đích sử dụng cụ thể, một số HS đã có trình độ Tin học nhất định nhưng cũng chỉ sử dụng MVT để giải các bài toán mang nặng tính tư duy. Hiện nay, đa số HS đã biết truy cập Internet để tìm kiếm thông tin nhưng đa phần các em chỉ mới dừng lại ở mức độ giải trí.

Như vậy qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trong thực tế nhiều giáo viên đã nhận thức đúng về PBL nhưng PBL rất ít được sử dụng đến trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu: Do thời gian mỗi bài học hạn chế, cần có sự đầu tư nhiều công sức và thời gian của GV, nhiều trường thiếu phương tiện thiết bị cần thiết, HS chưa quen với lối học chủ động tích cực, việc kiểm tra thi cử vẫn là một gánh nặng tâm lý chưa khuyến khích HS học sáng tạo, trình độ HS cũng như GV ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ học có sử dụng PBL...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 57 - 58)