Gốc trông vật và năng suất phân li của mắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 49 - 51)

C. Thang điểm đánh giá

d.Gốc trông vật và năng suất phân li của mắt

- Gốc trông vật AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt, là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu A và B của vật qua quang tâm O của mắt.

- Muốn phân biệt được hai điểm A và B thì không những hai điểm đó phải nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt, mà góc trông đoạn AB phải đủ lớn. Thực vậy, khi đoạn AB ngắn lại, góc trông đoạn AB giảm đi, hai ảnh A’ và B’ của chúng trên võng mạc sẽ tiến lại gần nhau. Khi hai ảnh A’, B’ nằm trên cùng một đầu tế bào nhạy ánh sáng thì ta không còn phân biệt được hai điểm A và B nữa.

Do đó, người ta gọi năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất

min

α giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó. Lúc

đó hai ảnh A’ và B’ của chúng nằm tại hai tế bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc.

Năng suất phân li của mắt phụ thuộc vào từng con mắt Phép đo đạc

thống kê cho ta kết quả: rad

35001 1 1' min ≈ ≈ α e. Sự lưu ảnh trên võng mạc

Sau khi tắt ánh sáng kích thích trên võng mạc, phải mất một khoảng thời gian cỡ 0,1s, võng mạc mới hồi phục lại như cũ. Trong khoảng thời gian đó, cảm giác sáng chưa bị mất và người quan sát vẫn còn thấy hình ảnh của vật. Đó là sự lưu ảnh trên võng mạc.

Hiện tượng này được sử dụng trong chiếu bóng. Người ta không cho phim chạy liên tục trước vật kính khoảng 0,04s. Sau đó, có một cánh quay quạt đến che vật kính và phim được thay thế rất nhanh bằng chiếc khác... cứ như thế tiếp tục. Nhờ vậy, hình ảnh mà ta nhìn thấy trên màn ảnh hình như cử động liên tục (không giật cục). Một kỹ thuật tương tự cũng được sử dụng trong vô tuyến truyền hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 chương trình nâng cao theo tình thần dạy học dự án (Trang 49 - 51)