C. Thang điểm đánh giá
a. Cấu tạo và cách sử dụng
Kính hiển vi tiện lợi khi quan sát các vật rất nhỏ và ở gần. Muốn quan sát các vật ở rất xa, người ta dùng ống kính viễn. Ống kính viễn dùng để quan sát các thiên thể gọi là kính thiên văn.
Một kính thiên văn đơn giản gồm hai bộ phận: Vật kính O1 và thị kính
O2. Vật kính có tiêu sự càng lớn càng tốt, còn thị kính thường có độ bội giác
lớn. Nếu dùng thị kính Ramxđen (hệ quang học dương) thì qua kính ta sẽ quan sát được ảnh ngược chiều với vật, và hệ quang học gồm vật kính và thị kính này được gọi là hệ Kêple. Nếu thị kính là một hệ quang học âm thì hệ quang học gồm vật kính và thị kính này được gọi là hệ Galile ta sẽ quan sát được ảnh cùng chiều với vật. Ống nhòm xem kịch là một hệ Galile.
Vật kính và thị kính đựơc lắp vào ống kính. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được bằng cách dịch chuyển thị kính.
Vật AB ở xa vô cực qua vật kính O1 cho ta ảnh thật A'B' ngược chiều
phóng đại lên nhiều lần. Mắt đặt sau thị kính muốn nhìn rõ được ảnh ảo A''B''
tức là nhìn rõ vật AB qua kính thì phải điều chỉnh sao cho ảnh ảo nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt từ điểm cực viễn đến điểm cực cận. Muốn vậy ta không phải điều chỉnh toàn bộ ống kính đối với vật vì khoảng cách từ ống kính tới vật quá lớn, mà chỉ cần dịch chuyển thị kính để cho ảnh ảo nằm tại tiêu điểm chính thứ nhất của thị kính hay gần và ở phía trong tiêu điểm này một ít. Thường thì người ta ngắm chừng ở vô cực để quan sát khỏi mỏi mắt.
Khi đó tiêu điểm F2 của thị kính trùng với tiêu điểm chính thứ nhất của vật
kính. Hệ này được gọi là hệ vô tiêu.